Gửi câu hỏi>>

Nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài ra máu

Các Bác sĩ làm ơn cho tôi hỏi: Con trai tôi 18 tháng tuổi, cháu ăn uống bình thường và khoẻ mạnh (cháu được 13kg) nhưng thỉnh khi đi ngoài cháu lại bị ra khá nhiều máu tươi (cháu bị đã 4 lần, vào những lần đi hơi bị táo), những lần như vây chỉ thấy cháu có vẻ hơi mệt thôi, không tháy cháu có vẻ đau đớn gì, xin Bác sĩ tư vấn cho cháu bị bệnh gì ? phương pháp điều trị trẻ đi ngoài ra máu và ăn uống thế nào cho phù hợp ? Xin cảm ơn các Bác sĩ!
Nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài ra máu
Trả lời:

Nguyên nhân trẻ đi ngoài ra máu

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài ra máu, vì vậy rất dễ nhầm lẫn khi xác định chữa trị. Cha mẹ cần quan sát kỹ màu máu trong phân của trẻ để bác sĩ chuẩn đoán chính xác và điều trị có hiệu quả.
 
Nguyên nhân chính của việc xuất huyết khi đi tiêu chính là do gan của bé con khá non nớt nên không thể tạo đầy đủ các chất đông huyết với trường hợp bé sinh thiếu tháng. 

Bên cạnh đó có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến việc bé đi tiêu ra máu: Bé bị táo bón nên phân khô cứng làm rách hậu môn, bé bị bệnh lộn ruột, bệnh sốt thương hàn, bệnh sốt xuất huyết…
 
Chính vì có nhiều nguyên nhân dẫn đến đi tiêu ra máu nên cha mẹ rất dễ nhầm lẫn! Màu của máu trong phân là yếu tố quan trọng để các bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn nên các bố mẹ cần theo dõi và quan sát kỹ càng.

Một số bệnh làm trẻ đi ngoài ra máu
 
- Bệnh lồng ruột: Bé đau bụng dữ dội, đau từng cơn, đi tiêu ra nhiều máu và đờm, thường kèm theo nôn ói. Việc như vậy xảy ra với các bé mạnh khỏe, bụ bẫm thì chính là bé bị lồng ruột chứ không phải bị bệnh khác như người ta vẫn hay nhầm nếu không được chụp X-Quang hay siêu âm kỹ càng. Trong trường hợp này, hi thấy bé đau bụng dữ dội một cách bất thường là phải đưa bé đến bác sĩ khám ngay chứ không đợi đến lúc trẻ có triệu chứng nôn ói và ra máu ở hậu môn.
 
- Táo bón: Bé đi tiêu ra phân khô, cứng, chặt nên làm rách màn hậu môn gây xuất huyết. Bé đi tiêu chảy ra máu tươi, thành từng giọt sau khi phân đã ra.

- Bệnh trĩ: Bé có thể đi tiêu ra máu vì trĩ nhưng bệnh này rất hiếm ở trẻ con. Khi bị trĩ, bé đi tiêu rất đau đớn, hậu môn sẽ bị trầy xước gây chảy máu nên khiến người chăm sóc dễ lầm là bệnh kiết.
 
- Sốt thương hàn: Biến chứng bình thường nhất của xuất huyết ở bộ tiêu hóa, sốt xuất huyết làm cho bé nôn ói, đi tiêu ra máu. Trong trường hợp này máu có màu đen và hơi xám hoặc đỏ tươi.
 
- Chảy máu cam: Có nhiều bé đi cầu ra phân đen vì ngày hôm trước đã bị chảy máu cam chứ không liên quan đến đường tiêu hóa của bé.
 
- Bệnh kiết: Bé đi tiêu khó khăn, đau bụng nhiều, bé phải rặn nhiều phân mới ra, đau bụng dưới nhiều khiến cho bé đòi đi cầu nhưng phân không thể ra hoặc ra ít, có lẫn đàm và máu.
 



- Bệnh kiết do Amibe là một loại bệnh ở ruột già, giai đoạn đầu phân đỏ tươi, có lẫn mũ do ruột tiết ra và đàm nhớt. Bệnh thường làm bệnh nhân nóng sốt nhưng không cấp tính. Kiết do Amibe thường ít xảy ra ở trẻ em nhưng có thể trở thành kinh niên khó chữa.

- Kiết do trực tràng thường gặp ở trẻ em, giai đoạn 2 – 6 tuổi bé dễ bị kiết trực tràng. Bệnh cấp tính, bé nóng sốt rất nhanh, có thể gây động kinh, nôn ói, đi tiêu nhiều lần có đờm-máu lẫn lộn, đau bụng. Nếu không chữa kịp thời bé có thể tử vong do mất nước và rối loạn các chất điện giải. Nhưng nếu chữa kịp thời và đúng cách thì bệnh kiết trực tràng là một bệnh dễ khỏi.

Chế độ ăn uống khi trẻ đi ngoài ra máu
 
Nói chung nên cho trẻ đi khám để tìm nguyên nhân gây bệnh đi ngoài ra máu; Trong sinh hoạt bạn nên lưu ý những điều sau khi điều trị và phòng ngừa bệnh đi ngoài ra máu ở trẻ:

- Duy trì sức khoẻ ổn định, cân bằng việc ăn uống cho trẻ để tránh bị táo bón. Chất xơ đặc biệt rất quan trọng trong việc ngăn chặn bệnh. Trẻ nên tăng chất xơ bằng cách ăn thật nhiều hoa quả, rau, bánh mì, ngũ cốc, đỗ… 
 
- Uồng nhiều nước và nước hoa quả nhưng tránh không uống trà hay cà phê vì chúng có thể làm trẻ mất nước. 
 
- Cho trẻ tập đi bộ thường xuyên và vận động nhẹ nhàng. Điều này sẽ kích thích ruột, giúp khả năng tiêu hoá tốt hơn. 
 
- Khi trẻ cảm thấy cần phải đi vệ sinh thì hãy đi, đừng cố gắng nín, nhịn.
 
- Cố gắng cho trẻ tránh tình trạng căng thẳng và ngồi đúng tư thế khi đi vệ sinh

Bạn nên đưa bé đi khám sớm, cần chẩn đoán chính xác nguyên nhân để có chỉ định điều trị và chế độ dinh dưỡng phù hợp.
 
Chúc bé mau khỏi!
Thuốc biệt dược
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ


TAG: trẻ đi ngoài ra máunguyên nhân khiến trẻ đi ngoài ra máutáo bónbệnh trĩ




Bạn đọc phản hồi ( xem ở dưới phần QC ) =>

Bạn đọc phản hồi ( 40 )

Bình luận

- Thuocbietduoc.com.vn cung cấp thông tin về hơn 30.000 loại thuốc theo toa, thuốc không kê đơn. - Các thông tin về thuốc trên Thuocbietduoc.com.vn cho mục đích tham khảo, tra cứu và không dành cho tư vấn y tế, chẩn đoán hoặc điều trị. - Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Thuocbietduoc.com.vn
Thông tin Thuốc và Biệt Dược
- Giấy phép ICP số 235/GP-BC.
© Copyright Thuocbietduoc.com.vn
- Email: contact.thuocbietduoc@gmail.com