Gửi câu hỏi>>

Trẻ bị chảy nước ở tai

Xin hỏi ý kiến bác sĩ Hồi con tôi khoảng 3 tháng tuổi, trong lúc tắm vệ sinh tai cho con, tôi có phát hiện tai con tôi có mùi hôi. Tôi đã thường xuyên vệ sinh và thấy cháu đã hết mùi . Đến nay, con tôi đã được 20 tháng thì tôi lại phát hiện cháu có mùi hôi. Tôi cho cháu đi khám bác sĩ thì được bác sĩ cho biết cháu bị viêm tai nhưng chỉ mới bị viêm ở ống tại . Bác sĩ đã lấy hết những mủ ở trong tai . Bây giờ tai con tôi không còn mùi hôi nữa nhưng cháu thỉnh thoảng vẫn chảy một ít nước màu vàng nhạt nhưng lại trong đặc như lòng trắng trứng gà, không có mùi . Xin hỏi bác sĩ đấy có phải là mủ không . Hiện cháu đang ở trong tình trạng bệnh như thế nào . Cách chữa trị và phòng ngừa sau này ?
Trẻ bị chảy nước ở tai
Trả lời:
Theo thư bạn mô tả, có thể bé bị viêm tai giữa. Viêm tai giữa là chứng viêm giữa tai, bộ phận nằm đằng sau vành tai và là một loại bệnh rất thường gặp ở trẻ em. Bệnh này nếu không được chữa trị kịp thời và triệt để có thể gây ra một số di chứng bất lợi cho trẻ sau này.
 
Bệnh viêm tai giữa có thể là mãn tính hoặc cấp tính. Ở bệnh viêm tai mãn tính, tai giữa bị đầy các chất nhầy. Đây có thể là chất dịch lỏng hoặc nước nhầy (thường xuất hiện ở trẻ em), các chất nhầy dính, đặc và gây nhiễm trùng. Trường hợp này được hiểu như là lỗ tai bị đặc lại hay chảy nước tai.
 
Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa
 
Bệnh viêm tai cấp tính là một bệnh nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn. Nó thường là hiện tượng theo sau các bệnh về đường hô hấp như khi bị cảm lạnh. Còn viêm tai mãn tính xuất phát từ những vấn đề về sự dẫn lưu ở tai giữa, thường là do ống tai quá nhỏ nên việc dẫn lưu từ tai vào cổ họng không thực hiện được một cách hoàn hảo.
 
Viêm tai giữa mãn tính có thể là kết quả của sùi vòm họng. Rỉ nước tai cũng thường là hậu quả của viêm tai mãn tính chưa được điều trị dứt điểm. Bệnh viêm tai giữa và bị chảy nước tai thường thấy ở trẻ nhỏ nhưng thường hiếm gặp ở trẻ ngoài 8 tuổi.
 
Triệu chứng bệnh
 
Viêm tai giữa cấp tính rất đau và gây sốt. Trẻ nhỏ
có thể ngoáy hoặc kéo lỗ tai. Chúng thường dễ cáu kỉnh, biếng ăn và khó nghe. Đôi khi, bạn sẽ thấy mủ chảy ra từ tai. Nó khiến trẻ đau nhưng đó có thể là dấu hiệu màng tai bị rách.
 
Chảy nước tai không làm đau và đôi khi người lớn không để ý lắm mặc dù chúng làm cho khó chịu và khiến trẻ hơi khó nghe khi đến lớp học.
 
Chuẩn đoán và điều trị viêm tai giữa
 
Việc chuẩn đoán nên để cho các bác sĩ chuyên khoa trực tiếp làm, họ sẽ theo dõi sự thay đổi của màng tai - nơi có thể bị sưng tấy đỏ khi bị bệnh viêm tai giữa, co lại và mờ đục khi rỉ nước tai quá nhiều.
 
Thuốc kháng sinh được dùng để điều trị viêm tai giữa cấp tính để rút ngắn thời gian đau và giảm nguy cơ biến chứng. Bạn cũng có thể sử dụng nước si-rô giảm đau và khăn thấm nước ấm đắp lên tai.
 
Rỉ nước tai có thể không thấy biểu hiện gì khác lạ nhưng trẻ con khi bị vậy thường hay phàn nàn về thính giác hoặc có vẻ lơ đễnh. Bác sĩ của bạn có thể kiểm tra khả năng nghe để xác định.
 
Trẻ bị chảy nước tai có thể ổn định sau vài tuần. Thuốc kháng sinh cũng có thể được bác sĩ chỉ định nếu có biểu hiện nhiễm trùng. Đối với những trường hợp bị chảy nước kéo dài có thể cần đến một cuộc phẫu thuật để làm khô tai và lồng vào những ống dẫn lưu nhỏ.
 
Viêm tai cấp tính thường được phát triển rất nhanh. Những biến chứng của viêm tai giữa bao gồm rỉ tai và nặng hơn nữa là nhiễm trùng lan rộng ở trong tai và đầu như chứng viêm xương chũm hoặc viêm màng não.
 
Bạn nên đưa bé đi tái khám chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
 
Chúc bé mau khỏi!
Thuốc biệt dược
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ


TAG: viêm tai giữatrẻ bị chảy nước ở taiviêm tai giữa ở trẻ




Bạn đọc phản hồi ( xem ở dưới phần QC ) =>

Bạn đọc phản hồi ( 51 )

Bình luận

- Thuocbietduoc.com.vn cung cấp thông tin về hơn 30.000 loại thuốc theo toa, thuốc không kê đơn. - Các thông tin về thuốc trên Thuocbietduoc.com.vn cho mục đích tham khảo, tra cứu và không dành cho tư vấn y tế, chẩn đoán hoặc điều trị. - Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Thuocbietduoc.com.vn
Thông tin Thuốc và Biệt Dược
- Giấy phép ICP số 235/GP-BC.
© Copyright Thuocbietduoc.com.vn
- Email: contact.thuocbietduoc@gmail.com