Điều trị nấm lưỡi cho trẻ
Con em đã 8 tháng tuổi,nhưng lại bị những nốt đỏ ở đầu lưỡi kèm theo những màng trắng bên phần trong của lưỡi .Cháu đã bị hiện tượng này cách đây 2,3tháng .cháu cứ ăn là chớ hết ,em đã đưa cháu đi khám và được biết cháu bị nấm lưỡi,,nhưng lại có những nốt đỏ .em đã mua thuốc bôi lưỡi nhưng không khỏi .cháu bú bình cao su liệu có việc gì không ?rất mong được sự bảo ban của các nhà chuyên môn để giup đỡ cháu .vì em lại là đàn ông nên không kinh nghiệm .em xin chân thành cảm ơn
Trả lời: Nấm lưỡi được dân gian gọi là đẹn trăng hay tưa lưỡi. Bệnh hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng cũng có thể xuất hiện ở trẻ lên 10, thậm chí 15.
Biểu hiện bệnh là những chấm trắng hình tròn, tạo thành một sợi dây tưa trên lưỡi, khiến trẻ không bú sữa, không ăn uống được vì đau đớn. Trường hợp nặng có viêm đỏ; nếu sốt ruột "cạy" những chấm trắng này ra thì sẽ gây chảy máu, dẫn đến nhiễm trùng.
Bé đã được khám và kê đơn thuốc điều trị, bạn nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có ý kiến bác sĩ và lưu ý tái khám sau mỗi đợt điều trị.
Chúc bé mau khỏi!
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ
Biểu hiện bệnh là những chấm trắng hình tròn, tạo thành một sợi dây tưa trên lưỡi, khiến trẻ không bú sữa, không ăn uống được vì đau đớn. Trường hợp nặng có viêm đỏ; nếu sốt ruột "cạy" những chấm trắng này ra thì sẽ gây chảy máu, dẫn đến nhiễm trùng.
Nếu để lâu, nấm sẽ ăn loang khắp lưỡi, làm mất vị giác, khiến trẻ biếng ăn. Có những trường hợp nặng, nấm lan xuống đường ruột, gây tiêu chảy kéo dài, rất nguy hiểm.
Nguyên nhân nấm lưỡi ở trẻ
Bệnh nấm lưỡi do nhiều loại nấm gây ra, nhưng chủ yếu vẫn là Candidas albican. Đây là loại nấm cơ hội, luôn hiện diện trong cơ thể mỗi người và "bùng lên" khi vệ sinh không tốt hoặc sức đề kháng kém. Bệnh xuất hiện nếu trẻ nhỏ không uống nước tráng miệng sau khi bú hoặc ăn bột xong. Ở trẻ lớn, nguyên nhân gây nấm lưỡi là không đánh răng sau khi ăn, hay ăn ngọt, ăn đêm.
Nguyên nhân nấm lưỡi ở trẻ
Bệnh nấm lưỡi do nhiều loại nấm gây ra, nhưng chủ yếu vẫn là Candidas albican. Đây là loại nấm cơ hội, luôn hiện diện trong cơ thể mỗi người và "bùng lên" khi vệ sinh không tốt hoặc sức đề kháng kém. Bệnh xuất hiện nếu trẻ nhỏ không uống nước tráng miệng sau khi bú hoặc ăn bột xong. Ở trẻ lớn, nguyên nhân gây nấm lưỡi là không đánh răng sau khi ăn, hay ăn ngọt, ăn đêm.
Điều trị nấm lưỡi cho trẻ
Nấm lưỡi thường xuất hiện khi sức đề kháng kém, khi cơ thể mắc một loại bệnh khác. Trong trường hợp này, phải chữa trị các loại bệnh chính trước (như ho, tiêu chảy, viêm họng...), đồng thời trị nấm lưỡi bằng cách rơ lưỡi với thuốc Daktasin.
Nấm lưỡi thường xuất hiện khi sức đề kháng kém, khi cơ thể mắc một loại bệnh khác. Trong trường hợp này, phải chữa trị các loại bệnh chính trước (như ho, tiêu chảy, viêm họng...), đồng thời trị nấm lưỡi bằng cách rơ lưỡi với thuốc Daktasin.
Ngoài ra, có thể dùng các thuốc chữa nấm như là nystatin. Đây là thuốc kháng nấm tác dụng rất tốt, hầu như không độc ở tất cả các lứa tuổi kể cả trẻ nhỏ suy yếu và ngay cả khi dùng kéo dài vì thuốc không đi vào máu.
Dùng thuốc này bằng cách rơ ở miệng cho trẻ 100.000 đơn vị/lần, 4 lần một ngày, thường điều trị trong 7 ngày. Cũng có thể dùng dạng viên bao đường nystatine 500.000 đơn vị để pha thuốc nướcđủ dùng cho 1 lần. Cách pha là lấy một phần năm viên thuốc pha với 1ml nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) hoặc nước nấu chín để nguội rồi dùng gạc sạch quấn quanh ngón tay trỏ rơ lưỡi và nơi có nấm mọc.
Nếu việc dùng thuốc rơ miệng và chống nấm bằng các thuốc trên không khỏi thì phải dùng thuốc kháng nấm toàn thân. Một số thuốc chống nấm đường uống có tác dụng ức chế sinh tổng hợp ergosterol của màng tế bào nấm. Cho trẻ uống fluconazole hoặc itraconazole khi rơ miệng cho trẻ bằng hai loại thuốc nhưng trẻ vẫn chưa hết bệnh.
Do bệnh dễ tái phát nên phải phối hợp nhịp nhàng các biện pháp khác như: vệ sinh răng miệng, tăng cường sức khỏe cho trẻ.
Để phòng ngừa nấm lưỡi, trẻ nhỏ sau khi ăn cần được uống hoặc súc miệng bằng nước lọc. Có thể dùng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để súc miệng cho trẻ.
Để phòng ngừa nấm lưỡi, trẻ nhỏ sau khi ăn cần được uống hoặc súc miệng bằng nước lọc. Có thể dùng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để súc miệng cho trẻ.
Nên hạn chế việc bú đêm với trẻ nhỏ và ăn đêm với trẻ lớn vì trẻ ăn xong thường đi ngủ luôn, quên súc miệng.
Với trẻ lớn, có thể dùng nước muối để súc miệng thay kem đánh răng nếu không có loại kem dành riêng cho trẻ em.
Bé đã được khám và kê đơn thuốc điều trị, bạn nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có ý kiến bác sĩ và lưu ý tái khám sau mỗi đợt điều trị.
Chúc bé mau khỏi!
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ