Gửi câu hỏi>>

Táo bón ở trẻ em, cách chữa táo bón ở trẻ tốt nhất

cho tôi hỏi: con trai tôi 5 tuổi nặng 16kg cao 102cm, cháu ăn kém và rất biếng ăn cơm với thức ăn, cháu rất táo bón 4 dến 7 ngày mới đi một lần, mỗi lần đi ngoài cháu rất sợ . các bác cho tôi biết chế độ dinh dưỡng cho cháu và cách chữa táo bón cho cháu tốt nhất bây giơ và chữa ở đâu . Cảm ơn các bác sĩ.
Táo bón ở trẻ em, cách chữa táo bón ở trẻ tốt nhất
Trả lời:
Táo bón ở trẻ em là một triệu chứng khá phổ biến trong số những rối loạn tiêu hóa thường gặp trên lâm sàng, tuy hiện nay chưa có số liệu dịch tễ về tần suất táo bón mạn tính trên dân số trẻ em. Ðể định nghĩa "táo bón" không chỉ đơn thuần dựa vào số lần đi tiêu trong tuần (dưới 3 lần/tuần) mà còn phải xem xét tính chất của phân (khô, cứng) và những triệu chứng chủ quan của trẻ khi đại tiện (khó đi tiêu, phải rặn nhiều, đau vùng hậu môn.). 

Vậy thế nào gọi là táo bón ở trẻ? 

Táo bón là tình trạng phân di chuyển chậm, bị hấp thu lại một phần nước nên phân trở nên cứng rắn, khô nứt nẻ hoặc tròn nhỏ như phân dê. Đi đại tiện rất khó khăn, bé phải ngồi lâu, rặn nhiều gây đau rát, tình trạng nặng hơn phân có thể dính máu khiến bé sợ hãi, không chịu đại tiện. 

Có mấy loại táo bón:

Có 2 loại táo bón cơ năng và táo bón thực thể. 

- Táo bón cơ năng: chủ yếu là do chế độ ăn, chế độ sinh hoạt gây ra như uống ít nước, ăn ít chất xơ, mải chơi không chịu đi vệ sinh, sợ bẩn…  

- Táo bón thực thể: là do một số bệnh gây nên như: Phình đại tràng bẩm sinh, nứt kẽ hậu môn, suy giáp trạng, đại tràng dài…

Một số biện pháp trị táo bón cho trẻ

Cho trẻ uống nhiều nước

trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 – 200ml nước/ngày. Với trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 – 12 tháng uống 200 – 300ml nước/ngày. Trẻ 1 – 3 tuổi uống 500 – 600ml nước/ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi uống 1000ml nước/ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 – 2000ml nước/ngày. 

- Với trẻ đã ăn dặm nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh và quả chín: Chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng: rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi. Nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau, quả chín từ nhỏ. Với trẻ lớn không nên cho bé ăn các loại hoa quả có vị chát như ổi, hồng xiêm, ăn nhiều bánh kẹo ngọt, uống nước có gas, cà phê...

- Nếu trẻ đang bú mẹ mà mẹ cũng bị táo bón thì cần điều trị táo bón cho mẹ bằng cách: lúc này, mẹ cần uống nhiều nước khoảng 2,5 đến 3lít nước một ngày. Ngoài ra mẹ nên ăn nhiều rau xanh và quả chín có tính chất nhận tràng như trên, có thể ăn thêm sữa chua hàng ngày.

Massage bụng

Massage bụng là phương pháp giúp bé bớt đau và giảm các triệu chứng táo bón hiệu quả. Mẹ hãy đặt bé nằm ngửa trên giường rồi dùng hai bàn tay massage nhẹ nhàng vùng bụng theo chiều kim đồng hồ.

Mẹ massage bụng cho bé theo hình kim đồng hồ. Ảnh minh họa.

Mỗi lần massage 10 phút, 1 ngày khoảng 2 đến 3 lần. Mẹ thực hiện quy trình này hàng ngày cho đến khi bé có thể đi đại tiện bình thường.

Phương pháp massage có thể áp dụng với trẻ 1 tháng tuổi trở nên. Thời gian massage thích hợp  tối thiểu là sau bữa ăn 2 giờ.

Ngâm nước ấm

Nước ấm có khả năng làm giảm táo bón và khiến bé dễ chịu hơn. Hãy chuẩn bị cho con một bồn nước ấm rồi cho bé ngâm mình 5 đến 10 phút. Trong lúc đó mẹ hãy massage nhẹ nhàng cho bé.

Uống nước ép hoa quả

Nước ép quả có tác dụng nhuận tràng tự nhiên, đặc biệt nước ép quả lê hoặc quả táo còn có tác dụng làm giảm táo bón.

Ăn bơ

Bơ là loại quả cực kỳ nhiều chất xơ nên rất tốt với những trẻ bị táo bón. Mẹ hãy băm nhuyễn phần thịt bơ và trộn với sữa chua để cho bé ăn. Món ăn này sẽ giúp cho bé tiêu hóa tốt hơn và nhanh chóng khỏi táo bón.

Sử dụng vừng đen

Vừng đen là một trong những loại thực phẩm có khả năng tăng cường sự hoạt động của hệ tiêu hóa. Để điều trị táo bón ở trẻ, mẹ chỉ cần rang vừng đen rồi xay nhuyễn. Sau đó trộn vừng đen nấu cháo hoặc bột cho bé ăn dặm. Chỉ sau vài lần ăn bé có thể đi vệ sinh như bình thường.

Bột sắn

Đối với các bé đã ăn dặm mẹ có thể cho con ăn bột sắn để giúp giải nhiệt, hết nóng trong. Khi nấu cháo cho bé mẹ hãy trộn thêm một ít bột sắn và thêm vào một ít vừng đen. Sau một vài bữa tình trạng táo bón sẽ được cải thiện đáng kể.

Dầu oliu

Dầu oliu cũng có tác dụng rất tốt trong việc giảm các triệu chứng của táo bón. Mẹ hãy thêm một vài giọt dầu oliu vào đồ ăn cho bé. Điều này sẽ giúp bé đi vệ sinh dễ dàng hơn.

Thay đổi chế độ ăn

Các bé thường bị táo bón khi bắt đầu ăn dặm. Mẹ nên tránh các loại thực phẩm dễ gây táo bón như ngũ cốc, cà rốt, pho mát. Thay vào đó các loại quả tốt cho hệ tiêu hóa của bé như mơ, lê, đào, mận, khoai lang nên được bổ sung.

Đổi loại sữa

Nếu bé đang bú sữa công thức thì một số loại cũng có khả năng gây ra táo bón. Bởi vậy mẹ hãy thay
đổi sang loại sữa khác khi bé bị táo bón để tìm ra loại sữa tốt nhất. Các loại sữa có hàm lượng lactose thấp sẽ ít gây táo bón hơn.

Các loại thuốc chống táo bón có trên thị trường

Nhóm thuốc tạo khối (bổ sung chất xơ)

Nhóm thuốc này chứa các chất xơ (từ vỏ, hạt, củ). Khi uống vào thuốc sẽ hút nước từ ruột, làm cho phân mềm và lớn hơn, tạo nhu động ruột bình thường để đẩy phân.

Ví dụ Methylcellulose (biệt dược – Citrucel). Thuốc này thường phát huy tác dụng sau 1-3 ngày. Vì thuốc hút nhiều nước nên phải đảm bảo cho trẻ uống đủ nước như chỉ dẫn.

Nhóm thuốc làm mềm phân

Loại thuốc này không thúc đẩy nhu động ruột nhưng giúp nước thấm vào khối phân, làm phân mềm hơn và có thể tống ra ngoài mà không cần rặn, nhờ đó trẻ đi tiêu dễ dàng hơn.

Ví dụ parafin lỏng, docusate (Nogarlax). Parafin lỏng có thể để lại vết dầu trên quần lót, nhất là nếu dùng lâu với liều cao.

Nhóm thuốc nhuận tràng thẩm thấu

Thuốc có tác dụng giảm hấp thu nước ở thành ruột, tăng lượng nước trong lòng ruột, giúp phân mềm hơn và dễ tống ra ngoài.

Ví dụ: – Lactulose (Duphalac), sorbitol (Sorbitol, Microlax).

– Macrogol /Polyethylene glycol (Forlax), glycerin (Rectiofar bơm hậu môn).

Polyethylene glycol thường phát huy tác dụng sau 24 giờ nhưng đôi khi phải mất vài ngày.

Nhóm thuốc nhuận tràng kích thích

Nhóm này có tác dụng kích thích để cơ đại tràng co bóp, làm tăng nhu động ruột, khiến phân được đẩy ra ngoài nhanh hơn. Thuốc cần 8-12 giờ để phát huy tác dụng, có thể dùng đường uống hoặc đường hậu môn vì thuốc tác dụng trực tiếp lên thành ruột.

Ví dụ:  Bisacodyl (Dulcolax). Nhóm này thường chỉ được chỉ định khi các nhóm ở trên không có hiệu quả.


Thế nào là táo bón mạn tính ở trẻ

Táo bón được xem là mạn tính khi kéo dài trên ba tháng. Nhiều trường hợp táo bón mạn tính ở trẻ em không tìm thấy những nguyên nhân thực thể ở đại-trực tràng, mà thường là do rối loạn vận động ở ruột và hậu môn-trực tràng; và từ lâu người ta đã biết những nguyên nhân tâm lý cũng có thể dẫn đến táo bón. 

Những tổn thương thực thể ở đường ruột hoặc bệnh toàn thân gây táo bón chỉ chiếm không quá 10% các trường hợp táo bón mạn tính. 

Biến chứng do táo bón gây ra

Táo bón nếu không điều trị tốt có thể gây biến chứng phức tạp: dãn đại tràng, sa trực tràng, sa tử cung (dạ con), trĩ... Ở trẻ em, táo bón kéo dài gây chán ăn, chậm lên cân, thậm chí gây tình trạng đau bụng kéo dài hoặc nôn trớ.

Nếu trẻ thỉnh thoảng mới khó đi ngoài và tự khỏi trong vài ngày thì đó là táo bón cơ năng. Còn nếu trẻ có triệu chứng táo kéo dài 3 tháng trở lên, mỗi lần đi ngoài trẻ rất đau đớn thì đó là dấu hiệu của táo bón bệnh lý, cần phải được điều trị.

Đại tiện (hay đi ngoài) là một phản xạ bình thường của đường tiêu hóa giúp cơ thể loại bỏ chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Để hoạt động này bình thường, cần có sự tham gia của nhiều yếu tố như phản xạ thần kinh, nhu động ruột và tính chất phân. Nếu một trong các yếu tố này trục trặc, trẻ sẽ bị táo bón kinh niên. Nguyên nhân thường gặp nhất là bệnh phình đại tràng bẩm sinh.

Phình đại tràng xuất hiện do nhu động ruột ở đại tràng kém, phân ứ động lâu ngày trong lòng ruột làm đại tràng giãn rất to. Sau đó, khối phân này khô cứng và bịt chặt ngay trên lỗ hậu môn làm trẻ không thể nào đại tiện được. Các bác sĩ cảnh báo rằng, mắc phải bệnh phình đại tràng bẩm sinh, trẻ có thể bị sa trực tràng khi cố rặn để đi ngoài, hoặc bị rách hậu môn, viêm nhiễm từ vết rách. Trẻ dễ có tâm lý sợ ăn uống vì sợ phải đi vệ sinh và đây là một nguyên nhân gây suy dinh dưỡng...Do đó, khi trẻ có các triệu chứng như bị đau bụng dưới, phân cứng như sỏi, có máu khi đi ngoài... cần phải đưa bé đi khám ngay;


Trường hợp của bạn nên tiếp tục theo dõi, bạn có thể cho bé dùng sản phẩm PUBOKID GOLD để giúp trị táo bón cho trẻ; PubokidGold là hỗ trợ giải quyết dứt điểm tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ nhờ thành phần ImmuneGamma® chiết tách từ thành của tế bào vi khuẩn Lactobacillus fermentum giúp phục hồi và tái tạo các niêm mạc tổn thương.

Bạn có thể tham khảo sản phẩm tại đây: https://pubokid.com/san-pham/pubokid-gold.htm

Tuyệt đối không nên tự ý cho trẻ uống thuốc nhuận tràng vì sẽ làm rối loạn hệ tiêu hóa. 

Ngoài ra, ban nên duy trì chế độ ăn phù hợp nhiều rau xanh và ăn thêm chuối, đu đủ, sữa chua cho trẻ.

Sau 1 tháng nữa mà con bạn chưa khỏi bạn cần đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng phương pháp. Bạn có thể đưa cháu tới khám tại viện Nhi Trung Ương hoặc chuyên khoa Tiêu Hóa tại các BV Đa khoa
Bạn đọc phản hồi ( xem ở dưới phần QC ) =>

Bạn đọc phản hồi ( 7 )

Bình luận

- Thuocbietduoc.com.vn cung cấp thông tin về hơn 30.000 loại thuốc theo toa, thuốc không kê đơn. - Các thông tin về thuốc trên Thuocbietduoc.com.vn cho mục đích tham khảo, tra cứu và không dành cho tư vấn y tế, chẩn đoán hoặc điều trị. - Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Thuocbietduoc.com.vn
Thông tin Thuốc và Biệt Dược
- Giấy phép ICP số 235/GP-BC.
© Copyright Thuocbietduoc.com.vn
- Email: contact.thuocbietduoc@gmail.com