Điều trị bệnh viêm tai giữa
Cho em hỏi hiện nay trên thị trường có loại thuốc nào điều trị dứt khoát bệnh viêm tai giữa không?Nếu không có thì có thể làm những cách nào để làm ngừng hoặc chậm tiến trình phát triển cúa viêm tai giữa mà không phải là mô?
Trả lời: Viêm tai là một bệnh lý khá phổ biến đặc biệt là viêm tai giữa cấp (hay gặp ở trẻ em lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo). Viêm tai giữa cấp có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán chính xác và điều trị hợp lý.
Ngày nay, sự phát triển của ngành dược khoa giúp cho bệnh nhân tránh được những thủ thuật, phẫu thuật mà trước đây khi bị viêm tai giữa cấp giai đoạn ứ mủ hoặc viêm tai xương chũm cấp tính phải thực hiện. Những thành tựu khoa học đó tạo điều kiện tối ưu cho các bác sĩ và bệnh nhân có thể lựa chọn thuốc điều trị tốt nhất nhưng bên cạnh đó cũng nảy sinh ra việc sử dụng tràn lan các thuốc mà không có sự hướng dẫn của các thầy thuốc chuyên khoa gây nên tình trạng kháng thuốc tạo khó khăn cho công tác điều trị bệnh.
Tai được chia làm ba phần bao gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài ngăn cách với tai giữa bằng màng nhĩ (màng nhĩ có nhiệm vụ bảo vệ tai giữa và tai trong để phần niêm mạc của tai giữa hoạt động trong môi trường kín, bảo vệ hệ thống xương con tránh bị tổn thương do chấn thương, cũng như các tác động của các yếu tố vật lý, hóa học từ môi trường bên ngoài với tai giữa và tai trong qua thành trong của tai giữa). Tai giữa và tai trong được ngăn cách với nhau bởi lớp màng ở cửa sổ tròn rất dễ hấp thu các loại thuốc và là một trong những cơ chế ngộ độc tai trong gây điếc nặng không hồi phục.
Tùy theo bệnh lý của từng bộ phận của tai mà thầy thuốc đưa ra các thuốc sử dụng theo các phác đồ điều trị khác nhau. Bệnh viêm tai giữa phổ biến nhất trong các bệnh lý của tai, được xếp vào nhóm bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên cấp tính. Loại bệnh này được các bậc cha mẹ cho rằng không phải là một loại bệnh nan y, nên họ thường tự đi mua thuốc về điều trị mà không được thăm khám của các thầy thuốc chuyên khoa để lại những di chứng do tai biến nặng nề của thuốc như điếc không hồi phục vì tác dụng của một số thuốc gây ngộ độc ốc tai có trong thành phần của thuốc nhỏ tai.
Điều trị viêm tai giữa
Bệnh nhân phải được xác định có đúng là viêm tai giữa hay không. Câu hỏi này do các thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng trả lời. Người thầy thuốc sẽ xác định giai đoạn của viêm tai giữa mà điều trị:
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ
Ngày nay, sự phát triển của ngành dược khoa giúp cho bệnh nhân tránh được những thủ thuật, phẫu thuật mà trước đây khi bị viêm tai giữa cấp giai đoạn ứ mủ hoặc viêm tai xương chũm cấp tính phải thực hiện. Những thành tựu khoa học đó tạo điều kiện tối ưu cho các bác sĩ và bệnh nhân có thể lựa chọn thuốc điều trị tốt nhất nhưng bên cạnh đó cũng nảy sinh ra việc sử dụng tràn lan các thuốc mà không có sự hướng dẫn của các thầy thuốc chuyên khoa gây nên tình trạng kháng thuốc tạo khó khăn cho công tác điều trị bệnh.
Tai được chia làm ba phần bao gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài ngăn cách với tai giữa bằng màng nhĩ (màng nhĩ có nhiệm vụ bảo vệ tai giữa và tai trong để phần niêm mạc của tai giữa hoạt động trong môi trường kín, bảo vệ hệ thống xương con tránh bị tổn thương do chấn thương, cũng như các tác động của các yếu tố vật lý, hóa học từ môi trường bên ngoài với tai giữa và tai trong qua thành trong của tai giữa). Tai giữa và tai trong được ngăn cách với nhau bởi lớp màng ở cửa sổ tròn rất dễ hấp thu các loại thuốc và là một trong những cơ chế ngộ độc tai trong gây điếc nặng không hồi phục.
Tùy theo bệnh lý của từng bộ phận của tai mà thầy thuốc đưa ra các thuốc sử dụng theo các phác đồ điều trị khác nhau. Bệnh viêm tai giữa phổ biến nhất trong các bệnh lý của tai, được xếp vào nhóm bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên cấp tính. Loại bệnh này được các bậc cha mẹ cho rằng không phải là một loại bệnh nan y, nên họ thường tự đi mua thuốc về điều trị mà không được thăm khám của các thầy thuốc chuyên khoa để lại những di chứng do tai biến nặng nề của thuốc như điếc không hồi phục vì tác dụng của một số thuốc gây ngộ độc ốc tai có trong thành phần của thuốc nhỏ tai.
Điều trị viêm tai giữa
Bệnh nhân phải được xác định có đúng là viêm tai giữa hay không. Câu hỏi này do các thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng trả lời. Người thầy thuốc sẽ xác định giai đoạn của viêm tai giữa mà điều trị:
Viêm tai giữa cấp thường được chia làm ba giai đoạn: giai đoạn xung huyết, giai đoạn ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ.
- Nếu viêm tai giữa ở giai đoạn xung huyết chỉ cần điều trị nội khoa bằng kháng sinh toàn thân. Vi khuẩn gây viêm tai giữa
chủ yếu là liên cầu, Hemophilus Influenza, phế cầu... nên kháng sinh nhóm b lactam hiện vẫn là nhóm thuốc được ưa chuộng kết hợp với các thuốc chống viêm, chống phù nề, hạ sốt, giảm đau, đồng thời kết hợp với điều trị mũi họng.
- Nếu viêm tai giữa chuyển sang giai đoạn ứ mủ thì việc trích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ được cân nhắc sử dụng đồng thời với các thuốc điều trị toàn thân khác như trong giai đoạn xung huyết.
- Nếu viêm tai giữa đi qua hai giai đoạn trên, dịch mủ ứ đọng trong tai giữa sẽ tự phá vỡ phần mỏng nhất của màng nhĩ chảy ra ngoài qua ống tai ngoài. Lúc này màng nhĩ bị thủng. Giai đoạn này thì việc điều trị bằng cách làm thuốc tai cho trẻ rất có ý nghĩa. Các thuốc dùng để nhỏ tai trong từng giai đoạn cũng khác nhau: giai đoạn xung huyết chủ yếu dùng thuốc giảm đau như otipax... giai đoạn ứ mủ phải trích rạch hoặc giai đoạn vỡ mủ dùng nhóm thuốc chữa viêm tai phải an toàn với tai thủng như ciplox tránh sử dụng những thuốc nhỏ tai có chứa kháng sinh nhóm aminosid.
Các thuốc nhỏ tai trị viêm tai giữa
- Thuốc nhỏ tai có kháng sinh đơn thuần: ciplox, otofa...
- Thuốc nhỏ tai kết hợp giữa kháng sinh và kháng viêm: cortiphenicol, polydexa...
- Thuốc nhỏ tai có tính sát khuẩn và giảm đau: cồn boric ấm, otipax...
- Thuốc để làm sạch tai: ôxy già...
Tuy nhiên, việc điều trị phải được thực hiện bởi thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng. Đơn giản như việc tự dùng ôxy già nhỏ tai cũng có thể gây những tai biến đáng tiếc như làm bong lớp biểu bì bảo vệ trên da ống tai, làm chậm quá trình lành vết thương của tai thâm chí có thể gây chít hẹp ống tai ngoài ảnh hưởng lớn đến sức nghe đặc biệt là ở trẻ em.
Thuốc bột được sử dụng dùng làm thuốc tai thường là những loại thuốc bột nguyên chất có khả năng hòa tan để tránh việc cản trở dẫn lưu của dịch tai giữa ra ngoài. Nhiều trường hợp bố mẹ thấy con chảy nhiều nước ra cửa tai quá nên cạo các viên thuốc kháng sinh rồi rắc vào tai trẻ. Trường hợp này rất nguy hiểm do những tá dược có trong thuốc viên sẽ gây bít tắc dẫn lưu dịch dẫn đến tình trạng dịch viêm không được dẫn lưu ra ngoài sẽ phá hủy sang phần xương chũm của tai giữa gây viêm xương chũm thậm chí gây biến chứng nội sọ đồng thời làm cho khi khám các thầy thuốc rất khó đánh giá đúng tình trạng của tai bệnh do không quan sát được màng tai.
- Nếu viêm tai giữa ở giai đoạn xung huyết chỉ cần điều trị nội khoa bằng kháng sinh toàn thân. Vi khuẩn gây viêm tai giữa
- Nếu viêm tai giữa chuyển sang giai đoạn ứ mủ thì việc trích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ được cân nhắc sử dụng đồng thời với các thuốc điều trị toàn thân khác như trong giai đoạn xung huyết.
- Nếu viêm tai giữa đi qua hai giai đoạn trên, dịch mủ ứ đọng trong tai giữa sẽ tự phá vỡ phần mỏng nhất của màng nhĩ chảy ra ngoài qua ống tai ngoài. Lúc này màng nhĩ bị thủng. Giai đoạn này thì việc điều trị bằng cách làm thuốc tai cho trẻ rất có ý nghĩa. Các thuốc dùng để nhỏ tai trong từng giai đoạn cũng khác nhau: giai đoạn xung huyết chủ yếu dùng thuốc giảm đau như otipax... giai đoạn ứ mủ phải trích rạch hoặc giai đoạn vỡ mủ dùng nhóm thuốc chữa viêm tai phải an toàn với tai thủng như ciplox tránh sử dụng những thuốc nhỏ tai có chứa kháng sinh nhóm aminosid.
Các thuốc nhỏ tai trị viêm tai giữa
- Thuốc nhỏ tai có kháng sinh đơn thuần: ciplox, otofa...
- Thuốc nhỏ tai kết hợp giữa kháng sinh và kháng viêm: cortiphenicol, polydexa...
- Thuốc nhỏ tai có tính sát khuẩn và giảm đau: cồn boric ấm, otipax...
- Thuốc để làm sạch tai: ôxy già...
Tuy nhiên, việc điều trị phải được thực hiện bởi thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng. Đơn giản như việc tự dùng ôxy già nhỏ tai cũng có thể gây những tai biến đáng tiếc như làm bong lớp biểu bì bảo vệ trên da ống tai, làm chậm quá trình lành vết thương của tai thâm chí có thể gây chít hẹp ống tai ngoài ảnh hưởng lớn đến sức nghe đặc biệt là ở trẻ em.
Thuốc bột được sử dụng dùng làm thuốc tai thường là những loại thuốc bột nguyên chất có khả năng hòa tan để tránh việc cản trở dẫn lưu của dịch tai giữa ra ngoài. Nhiều trường hợp bố mẹ thấy con chảy nhiều nước ra cửa tai quá nên cạo các viên thuốc kháng sinh rồi rắc vào tai trẻ. Trường hợp này rất nguy hiểm do những tá dược có trong thuốc viên sẽ gây bít tắc dẫn lưu dịch dẫn đến tình trạng dịch viêm không được dẫn lưu ra ngoài sẽ phá hủy sang phần xương chũm của tai giữa gây viêm xương chũm thậm chí gây biến chứng nội sọ đồng thời làm cho khi khám các thầy thuốc rất khó đánh giá đúng tình trạng của tai bệnh do không quan sát được màng tai.
Viêm tai giữa cấp có thể khỏi được hoàn toàn và không để lại di chứng nếu điều trị đúng. Tránh để bệnh chuyển thành viêm tai giữa mạn tính - loại bệnh phải can thiệp bằng phẫu thuật mà tai trẻ cũng không bao giờ trở về tình trạng bình thường được.
Việc chẩn đoán và điều trị viêm tai giữa phải được thực hiện tại các cơ sở có chuyên khoa tai mũi họng.
Chúc bạn và gia đình sức khoẻ!
Chúc bạn và gia đình sức khoẻ!
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ