Trẻ bị đau bụng vùng quanh rốn và ở vùng thượng vị
Con tôi năm nay 9 tuoi, nặng 21 kg, khoảng 3 tháng nay cháu hay kêu bị đau bụng khi ở quanh rốn, khi thì ở vùng thượng vi. Cháu vẫn ăn uống bình thường không sốt, không viêm họng nhưng sau bữa ăn cháu hay bị ói nhất là bữa ăn sáng và cháu cũng hay bị đi cầu phân lỏng. Tôi đã đưa cháu đi khám tại BV Nhi đồng 2, Bác sỹ khám nói cháu bị rối loan tiêu hoá và chao cháu toa thuốc: Kẽm, Lomax, multilium và men tiêu hóa uống 7 ngày nhung không thấy cháu đỡ . Xin hỏi cháu có phải bị đau dạ dày không ? tuổi cháu nội soi có ảnh hưởng gì không ? Cháu nên khám tại bệnh viện nào ?
Trả lời: Qua thư chị kể có nhiều khả năng cháu bị nhiễm giun đường ruột. Giun đường ruột gây bệnh cho người có thể là giun đũa, giun tóc, giun kim, giun móc... Mức độ tổn thương do giun đường ruột gây ra nặng hay nhẹ tùy thuộc vào loài giun ký sinh, số lượng giun nhiễm và khả năng “chịu đựng” đối với giun đường ruột của mỗi cá thể.
Khi bị nhiễm giun sẽ có những biểu hiện riêng, ví dụ nếu bị nhiễm giun đũa, người bệnh
có thể xuất hiện dấu hiệu khó tiêu, nổi cứng với từng cơn đau ruột, nếu nhiễm giun móc lại có biểu hiện đau bụng vùng quanh rốn hay ở vùng thượng vị.
Một đặc điểm chung của nhiễm giun đường ruột là tình trạng thiếu máu. Khi bị nhiễm giun kéo dài, trẻ thường bị suy dinh dưỡng, chậm lớn, chậm phát triển trí tuệ. Do vậy, để trẻ khỏe mạnh, phát triển một cách đầy đủ cả về thể chất và tinh thần, bạn nên chú ý giữ gìn vệ sinh, tẩy giun cho trẻ theo định kỳ.
Khi có nghi ngờ trẻ nhiễm giun đường ruột nên đưa trẻ đến chuyên khoa ký sinh trùng để được xét nghiệm phân và xác định loài giun đường ruột để có biện pháp điều trị thích hợp.
Chúc chị và gia đình sức khỏe!
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ
Khi bị nhiễm giun sẽ có những biểu hiện riêng, ví dụ nếu bị nhiễm giun đũa, người bệnh
Một đặc điểm chung của nhiễm giun đường ruột là tình trạng thiếu máu. Khi bị nhiễm giun kéo dài, trẻ thường bị suy dinh dưỡng, chậm lớn, chậm phát triển trí tuệ. Do vậy, để trẻ khỏe mạnh, phát triển một cách đầy đủ cả về thể chất và tinh thần, bạn nên chú ý giữ gìn vệ sinh, tẩy giun cho trẻ theo định kỳ.
Khi có nghi ngờ trẻ nhiễm giun đường ruột nên đưa trẻ đến chuyên khoa ký sinh trùng để được xét nghiệm phân và xác định loài giun đường ruột để có biện pháp điều trị thích hợp.
Chúc chị và gia đình sức khỏe!
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ