Cháu 3,5 tháng tôi có cho cháu ăn thêm sữa ngoài nhưng cháu bị táo bón..
Tôi có một cháu trai được 3 tháng rưỡi tuổi, trong tháng đầu tiên, cháu đi đậi tiện rất đêu, nhưng sau tháng thứ nhất thi tự dưng cháu không tự đi được, chỉ đi được khi mẹ cháu thụt cho cháu, cháu đang bú sữa mẹ và mới cho ăn thêm sữa ngoài, cháu vẫn phát triển đều( 7Kg/3tháng). Chuyên mục cho biết tôi nên làm thế nào để cháu trở lại bình thường đươc.Liệu điều đó có cách nào chữa xin xhi giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ợn
Trả lời: Khi số lần đi tiêu của trẻ sơ sinh dưới 2 lần/ngày, của trẻ bú mẹ dưới 3 lần/tuần (trên 2 ngày/lần), của trẻ lớn dưới 3 ngày/lần thì trẻ đang bị táo bón.
Có 2 nguyên nhân dẫn đến táo bón ở trẻ:
- Do tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa: đó là các dị tật bẩm sinh: phình to đại tràng, bệnh suy giáp trạng. Khi mắc các bệnh này, trẻ thường bị táo bón rất sớm từ ngay sau khi sinh. Ngoài ra, còn do nguyên nhân khác như trẻ bị nứt hậu môn, trĩ, nên đi tiêu bị đau, gây co thắt hậu môn.
- Do nguyên nhân cơ năng: Chủ yếu là sai lầm trong chế độ ăn uống, uống ít nước dẫn đến thiếu nước, ăn quá nhiều chất đạm, ít chất xơ (do ăn ít rau xanh, quả chín), pha sữa quá đặc, ăn chưa đủ về số lượng hàng ngày. Trẻ bú sữa ngoài dễ bị táo
bón hơn bú sữa mẹ. Và cũng có khi do thành phần sữa có chất gây táo bón cho trẻ, tùy vào cơ địa của mỗi bé nên có thể bé này dị ứng với loại sữa này nhưng bé khác thì không. Mẹ bị táo bón, con bú sữa mẹ cũng dễ bị táo bón. Trẻ lớn có thói quen nhịn đại tiện do sợ bẩn hoặc ngại đi đại tiện và đây cũng là nguyên nhân gây táo.
Cách chữa trị
- Nếu trẻ còn bú mẹ và mẹ bị táo bón thì phải điều trị táo bón cho mẹ, ăn nhiều rau quả, trái cây có tính nhuận trường, uống nhiều nước… - Nếu trẻ bú ngoài nguyên nhân có thể từ sữa, bạn có thể đổi loại sữa khác cho trẻ. - Khi pha sữa phải pha đúng hướng dẫn của nhà sản xuất: đúng nồng độ (không đặc, không loãng), pha sữa với nước ấm 60-70oC, tuyệt đối không pha trộn các loại sữa với nhau. - Chọn loại sữa không gây táo bón: Có bổ sung thêm chất xơ, pha sữa với nước cháo loãng hoặc nước bột khoai lang nghiền (đối với trẻ nuôi sữa ngoài). - Xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng từ phải sang trái (chiều kim đồng hồ), 3-4 lần/ngày giữa 2 bữa để kích thích tăng nhu động ruột. Đưa chân con bạn lên theo vòng tròn như đạp xe đạp cũng kích thích tăng nhu động ruột. Chúc con bạn khoẻ mạnh. BS: Nguyễn Dư Tuy.
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ
- Do tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa: đó là các dị tật bẩm sinh: phình to đại tràng, bệnh suy giáp trạng. Khi mắc các bệnh này, trẻ thường bị táo bón rất sớm từ ngay sau khi sinh. Ngoài ra, còn do nguyên nhân khác như trẻ bị nứt hậu môn, trĩ, nên đi tiêu bị đau, gây co thắt hậu môn.
- Do nguyên nhân cơ năng: Chủ yếu là sai lầm trong chế độ ăn uống, uống ít nước dẫn đến thiếu nước, ăn quá nhiều chất đạm, ít chất xơ (do ăn ít rau xanh, quả chín), pha sữa quá đặc, ăn chưa đủ về số lượng hàng ngày. Trẻ bú sữa ngoài dễ bị táo
- Nếu trẻ còn bú mẹ và mẹ bị táo bón thì phải điều trị táo bón cho mẹ, ăn nhiều rau quả, trái cây có tính nhuận trường, uống nhiều nước… - Nếu trẻ bú ngoài nguyên nhân có thể từ sữa, bạn có thể đổi loại sữa khác cho trẻ. - Khi pha sữa phải pha đúng hướng dẫn của nhà sản xuất: đúng nồng độ (không đặc, không loãng), pha sữa với nước ấm 60-70oC, tuyệt đối không pha trộn các loại sữa với nhau. - Chọn loại sữa không gây táo bón: Có bổ sung thêm chất xơ, pha sữa với nước cháo loãng hoặc nước bột khoai lang nghiền (đối với trẻ nuôi sữa ngoài). - Xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng từ phải sang trái (chiều kim đồng hồ), 3-4 lần/ngày giữa 2 bữa để kích thích tăng nhu động ruột. Đưa chân con bạn lên theo vòng tròn như đạp xe đạp cũng kích thích tăng nhu động ruột. Chúc con bạn khoẻ mạnh. BS: Nguyễn Dư Tuy.
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ