Lao sơ nhiễm, chẩn đoán lao sơ nhiễm ở trẻ
Do lao sơ nhiễm ở trẻ rất khó chuẩn đoán chính xác. Đề nghị Bác sỹ cho biết nếu do chuẩn đoán không chính xác vẫn chữa lao sơ nhiễm thì có ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ không ? Nếu có ảnh hưởng thì ảnh hưởng như thế nào ? Trẻ bị lao sơ nhiễm có lây sang cho trẻ khác không ?
Lao sơ nhiễm hay còn gọi là lao tiên phát ở phổi là nhiễm trùng lao xuất hiện sau khi BK xâm nhập cơ thể lần đầu tiên.
Lao tiên phát chủ yếu gặp ở trẻ dưới 16 tuổi, thường là trẻ dưới 6 tuổi, chưa chủng BCG. Bệnh tiến triển lặng lẽ, ít khi có triệu chứng lâm sàng. Bệnh thường khởi phát từ từ, sốt nhẹ và vừa kéo dài, sốt về chiều và đêm. Trẻ biếng ăn, quấy khóc, ra mồ hôi đêm, sút cân chậm lớn, ho kéo dài, có khi ho thành cơn…
Chẩn đoán Lao sơ nhiễm
-Tiền sử có tiếp xúc với bệnh nhân lao phổi AFB(+), sốt kéo dài, ho kéo dài, trẻ biếng ăn, sút cân, suy dinh dưỡng…
-Phản ứng Mantoux dương tính…
-Tìm thấy vi trùng lao trong đờm, dịch dạ dày…
-Tổn thương Xquang gợi ý.
-Mô bệnh, tees bào dương tính ( hình ảnh nang lao )
-Các xét khác trong chẩn đoán lao dương tính ( PCR, ELISA… )
Khi điều trị lao thường phải phối hợp ít nhất 3 loại thuốc chống lao trong giai đoạn đầu, thường điều trị kéo dài 6 – 9 tháng. Trong quá trình điều trị thường xuyên làm 1 số xét nghiệm để kiểm tra tác dụng phụ của thuốc như xét nghiệm chức năng gan, thận, khớp, tiêu hoá, thần kinh… Do đó khi chưa có chẩn đoán xác định lao sơ nhiễm mà điều trị bao vây thì cũng phải thường xuyên làm các xét nghiệm để đánh giá tác dụng phụ của thuốc để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Dự phòng lao phổi
-Loại bỏ nguồn lây. Cần cách ly và điều trị sớm, tích cực, những người lao phổi có BK(+).
-Tiêm chủng BCG cho trẻ sơ sinh.
-Dự phòng bằng thuốc INH. Chỉ định cho trẻ dưới 3 tuổi có phản ứng Mantoux(+), có tiếp xúc với nguồn lây, người có phản ứng Mantoux(+), phải tiếp xúc thường xuy n với bệnh nhân.
Do vậy khi trẻ bị lao phải được cách ly để tránh lây sang trẻ khác.
Chúc con bạn sức khoẻ.

Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ