Gửi câu hỏi>>

Chứng ra mồ hôi trộm - biểu hiện sớm của bệnh còi xương ở trẻ

Chào bác sỹ! Con trai tôi hiện được gần 9 tháng rồi nhưng buổi đêm vẫn thức dậy khoảng 4-5 lần để bú mẹ (cháu từ khi sinh hoàn toàn bú sữa mẹ, không chịu bú bình một chút nào dù tôi đã đổi đủ loại sữa và đủ loại núm vú, trộm vía, tôi vẫn đủ sữa cho con bú) và từ bé, cháu rất hay ra mồ hôi ở đầu khi ngủ, buổi đêm tôi phải dùng đến 4-5 khăn vải màn để lau mồ hôi mà khăn nào cũng ẩm xì xì . Có lúc tôi ngủ quên không lau được mồ hôi, lúc tỉnh dậy thì thấy đệm chỗ đầu cháu nằm rất ướt . Khi cháu được 4,5 tháng cháu bắt đầu mọc răng, đến 5,5 tháng thì cháu có 4 cái răng, 8 tháng cháu mọc cái thứ 5 và bay giờ đang chuẩn bị mọc tiếp cái thứ 6. Hiện cháu được khoảng 9,5kg. Ngày tôi cho cháu ăn thêm 3 bữa cháo xay, mỗi bữa cháu chỉ ăn được khoảng từ 120ml cháo, ngoài ra cháu ăn thêm 1/2 hộp váng sữa, cháu không thích ăn sữa chua, và ăn thêm khoảng 50ml hoa quả, ngày bú mẹ thêm khoảng 4 lần nữa . Như vậy tôi thấy con tôi vẫn phát triển bình thường nhưng tôi không hiểu sao buổi đêm lại hay dậy và ra nhiều mồ hôi như vậy ? Bây giờ mua đông, con tôi không tắm nắng được, tôi có nên cho con tôi uống bổ xung Vitamin D, loại uống mỗi ngày 2 giọt không ? Khi cháu được 4 tháng tuổi thì tôi đã cho cháu uống nửa ống Vitamin D 200.000 đơn vị và tôi uống một nửa ống theo chỉ dẫn của bác sỹ dinh dưỡng, bác sỹ bảo uống liều đó có tác dụng trong 6 tháng . Vậy bây giờ tôi nên cho cháu uống Vitamin D loại hàng ngày như mọi người vẫn cho uống hay có thể cho uống loại nửa ống như lần trước ? Và từ lúc cháu uống nửa ống Vitamin D lần trước đến giờ mới được 5 tháng thì đã uống được chưa hay phải đợi đủ 6 tháng ? Tôi cho con ăn mỗi ngày 1/2 hộp váng sữa có nhiều quá không ? Và hiện giờ tôi vẫn chưa cho mắm muối gì vào cháo của cháu, mà mỗi bữa, tôi cho cháu ăn thêm ít phomát . Ngày cháu ăn khoảng 50gam gạo, 70gam đạm, 50gam rau . Lượng ăn như vậy có vấn đề gì không ạ ? Tôi cho cháu ăn đủ loai thực phẩm rồi . Mong sớm nhận được trả lời của bác sỹ . Tôi xin chân thành cảm ơn!
Chứng ra mồ hôi trộm - biểu hiện sớm của bệnh còi xương ở trẻ
Trả lời:
Hiện tượng ra mồ hôi như chị kể trong thư là chúng ta hay gọi là mồ hôi trộm.

Chứng ra mồ hôi trộm thường hay gặp ở những trẻ con thiếu Vitamin D trong giai đoạn sớm. Triệu chứng cho thấy trẻ thường  hay quấy khóc, ngủ không yên giấc hay giật mình, do tình trạng thần kinh bị kích thích, đồng thời trẻ hay ra mồ hôi ở trán, gáy ngay cả khi trời lạnh, đặc biệt ra nhiều mồ hôi lúc ngủ (mồ hôi trộm) nên trẻ hay rụng tóc vùng gáy gọi là hình ảnh chiếu liếm

Nguyên nhân ra mồ hôi trộm ở trẻ

1/ Thiếu ánh nắng mặt trời: Do chật hẹp, hoặc do tập quán giữ trẻ trong nhà, không cho tiếp xúc với ánh sáng, mặc quá nhiều quần áo , hoặc do thời tiết ở các nước có nhiều sương mù, mùa đông, gây cẩn trở việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời của trẻ;

2/ Do Ăn uống: Trẻ ăn sữa mẹ còi xương hơn trẻ ăn sữa nhân tạo do tỉ lẹ can xi trong sữa mẹ là sinh lý nên giúp cho cả Canxi và phốt pho được hấp thu dễ dàng hơn. Cho trẻ ăn quá nhiều tinh bột cũng có thể gây còi xương vì trong bột có chất gây cản trở hấp thu Canxi ở ruột;

3/ Những yếu tố thuận lợi gây thiếu Vitamin D: 

- Tuổi: trẻ dưới một tuổi thường hay thiếu vitamin D do đây là giai đoạn hệ xương phát triển mạnh nhất.

- Trẻ đẻ non, thiếu cân, trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, những trẻ bị rối loạn tiêu hoá kéo dài hoặc mắc các tật bẩm sinh dễ bị còi xương….

Bổ sung Vitamin D cho trẻ bằng cách nào

Uống vitamin D

Những triệu chứng xuất hiện ở con chị có thể là do cơ thể trẻ đang phát triển nhanh nên nhu cấu cung cấp các chất cho cơ thể rất lớn, nhất là lượng vitamin D cung cấp từ bên ngoài luôn thiếu so với nhu cầu của trẻ, nhưng đây mới chỉ là triệu chứng rất nhẹ, rất sớm của biểu hịên thiếu vitamin D.

Việc bổ sung Vitamin D bằng thuốc mà chị cho cháu uống như thế là hoàn toàn hợp lý, sau một tháng nữa chị có thể tíêp tục uống bổ sung vitamin D3 (loại tan trong dầu) liều là một ống 5mg - tương đương với 200,000 đv trong mỗi 6 tháng (chị có thể duy trì đều đặn liều này cho mỗi mùa đông, cho đến khi trẻ được 5 tuổi). 


Tắm nắng cho trẻ

Tuy nhiên việc cung cấp vitamin D qua đường tiêu hoá được cơ thể hấp thu rất hạn chế,  thực chất việc hấp thu vitamin D qua da mới  là nguồn cung cấp Vitamin D chủ yếu cho trẻ.

Dưới ánh nắng mặt trời, các tia tử ngoại ảnh hưởng đến sự tổng hợp của Vitamin D qua da (cholecalciferol), từ 7 – đehydrocholesterol xaỷ  ra ở da. Mức độ tổng hợp được rất khác nhau tuỳ theo khí hậu, mức ô nhiếm không khí, mức độ chiếu nắng mặt trời và sắc tố da. 

Với khí hậu và mức chiếu nắng của chúng ta, nếu biết cách sử dụng, chúng ta có thể hoàn toàn cung cấp đủ vitaminD cho trẻ. Vì thế, những ngày có ánh nắng bạn nên tận dụng ánh sáng mặt trời vào buối sáng để tắm nắng cho bé theo cách sau: 

Thời gian tắm nắng : Sáng trước 10h sáng; thời gian tắm nắng nên tăng dần từ 10 đến 30 phút

Nguyên tắc tắm nắng : Để cho càng nhiều da của trẻ tiếp xúc với ánh nắng càng tốt, không cho mắt trẻ tiếp xúc thẳng với ánh sáng mặt trời chiếu vào;

Công thức ăn bổ sung trong một ngày cho trẻ 9 – 12 tháng 

Chị có thể tham khảo công thức dinh dưỡng như sau:

+ Bú mẹ theo nhu cầu

+ Hoa quả nghiền 60 – 80ml

+ Bột đặc (200ml x 03 bữa) : lượng các thực phẩm cung cấp trong 3 bữa bột đó bao gồm tinh bột khoảng 60 g, chất đạm khoảng 50g, lá rau xanh khoảng 3 thìa cà phê nghiền nát + 3 thìa dầu ăn + chút muối hoặc mắm ( cho muối hoặc mắm chị nhớ cho trẻ ăn nhạt hơn so với nhu cấu của chị là được).


Chúc bé yêu của chị khoẻ mạnh.
Bạn đọc phản hồi ( xem ở dưới phần QC ) =>

Bạn đọc phản hồi ( 95 )

Bình luận

- Thuocbietduoc.com.vn cung cấp thông tin về hơn 30.000 loại thuốc theo toa, thuốc không kê đơn. - Các thông tin về thuốc trên Thuocbietduoc.com.vn cho mục đích tham khảo, tra cứu và không dành cho tư vấn y tế, chẩn đoán hoặc điều trị. - Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Thuocbietduoc.com.vn
Thông tin Thuốc và Biệt Dược
- Giấy phép ICP số 235/GP-BC.
© Copyright Thuocbietduoc.com.vn
- Email: contact.thuocbietduoc@gmail.com