Điều trị viêm kết mạc ở trẻ
Bé nhà em được 8 tháng tuổi,bé bị viêm kết mạc cấp, bác sĩ cho nhỏ thuốc Tobicol+muối sinh lý được 5 ngày thì bệnh nặng hơn, bác sỹ kê thêm Tobrex nước nhưng không đỡ, 3 ngày sau em tái khám thì bác sĩ kê thêm mỡ Tobrex nhưng sau khi nhỏ 2 ngày em thấy mắt bé sưng hơn, nước măt chảy nhiều có thêm nước mủ vàng. Cho em hỏi diễn tiến của bệnh này như thế nào, bao nhiêu ngày khỏi hoàn toàn,bé có thích ứng với thuốc đó không ? em cảm ợn
Trả lời: Viêm kết mạc ở trẻ em là một trong những tình trạng bệnh lý gây đỏ mắt do nhiều nguyên nhân gây nên, bao gồm: vi khuẩn, virut, Chlamydia và viêm dị ứng. Cần phân biệt viêm kết mạc ở trẻ em với tắc lệ đạo, chấn thương mắt, viêm loét giác mạc và viêm mống mắt. Các bệnh này cũng gây đỏ mắt nhưng kèm theo giảm thị lực.
Dưới đây là một số bệnh gây viêm kết mạc ở trẻ
1. Viêm kết mạc do vi khuẩn
Viêm kết mạc do các loại vi khuẩn thông thường: Hay gặp nhất là các loại vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu, phế cầu, bạch hầu; Haemophilus influenzae, trực khuẩn Weeks, Moraxella... Bệnh thường xuất hiện đột ngột, lúc đầu ở một mắt, sau lan sang mắt kia. Bệnh diễn biến cấp tính, trẻ kêu cộm mắt như có dị vật, bỏng rát mắt, chảy nước mắt nhiều, trẻ hay dụi mắt. Mắt có nhiều dử kèm nhèm rất khó mở mắt vào buổi sáng. Mi mắt sưng nề, đóng vảy khô do dử mắt, dử mắt dạng mủ nhày. Kết mạc đỏ, có thể có những chấm xuất huyết ở kết mạc. Trường hợp nặng có thể có màng giả (màng màu trắng xám) bám trên kết mạc (cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để bóc màng giả, khi bóc màng giả có thể gây chảy máu). Thị lực của trẻ có thể bình thường nếu bệnh không ảnh hưởng đến giác mạc.
Điều trị viêm kết mạc do vi khuẩn
- Dội, rửa mắt thường xuyên bằng dung dịch NaCl 0,9% để loại bỏ tối đa dử mắt và vi khuẩn.
- Đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa khám và làm xét nghiệm để xác định tác nhân gây bệnh.
- Bóc màng giả hằng ngày hoặc cách ngày (nếu có màng giả).
- Thuốc: chủ yếu là dùng kháng sinh tra tại mắt, tra thuốc nước ban ngày, tra nhiều lần trong ngày (10 đến trên 15 lần/ngày), thuốc mỡ tra buổi tối trước khi ngủ, thời gian điều trị thường kéo dài 10 - 15 ngày.
Các loại kháng sinh tra mắt: tobramicin, tobrex, neomycin, cebemyxin, erythromycin, polymyxin B... Nếu nguyên nhân do bạch hầu cần dùng huyết thanh kháng bạch hầu. Cho trẻ dùng thêm các vitamin nâng cao thể trạng.
2. Viêm kết mạc do lậu cầu
Do lậu cầu gây nên, hay gặp ở trẻ sơ sinh, tiến triển nặng, đặc biệt nguy hiểm với giác mạc. Bệnh cấp tính, xuất hiện vào ngày thứ 2-3 sau sinh do bị nhiễm từ đường sinh dục của mẹ khi sinh qua đường dưới. Mắt trẻ bị sưng húp, mi và kết mạc phù nề đỏ mọng, dử mắt dạng mủ vàng bẩn dính chặt hai mi, mủ nhiều trào qua khe mi, càng lau mủ càng chảy nếu không có biện pháp điều trị kịp thời bệnh sẽ lan vào giác mạc gây viêm giác mạc dẫn đến mù lòa.
Điều trị viêm kết mạc do lậu cầu
Cần tra dung dịch argyrol 3% cho trẻ ngay sau khi sinh để phòng bệnh; cần lấy mủ làm xét nghiệm để xác định chính xác bệnh.
Rửa mắt liên tục bằng nước muối sinh lý 0,9%. Tra dung dịch kháng sinh nhạy cảm với lậu cầu như các kháng sinh nhóm quinolone, cephalosporin... tra liên tục 10-15 phút/lần, sau đó giảm liều dần.
- Toàn thân: cần thận trọng khi chỉ định dùng thuốc và liều lượng thuốc sử dụng. Phối hợp điều trị lậu cho bố và mẹ trẻ.
3. Viêm kết mạc do virut
Hay gặp là Adenovirus, Herpesvirus, ít gặp hơn là Enterovirus, Coxsakievirus, Molluscum contagiosum, Varicella zoster...
Viêm kết mạc do Adenovirus: Biểu hiện bệnh theo hai hình thái:
- Hình thái viêm kết mạc kèm theo sốt, viêm họng và nổi hạch
trước tai: mi sưng, cộm mắt, dử trong dính, kết mạc đỏ, phù, xuất huyết, màng giả và hột trên kết mạc. Trẻ sốt nhẹ, đau họng, người mệt mỏi, hạch trước tai.
- Hình thái viêm kết mạc - giác mạc dịch: bệnh không kèm các triệu chứng toàn thân, kèm theo tổn thương giác mạc gây nhìn mờ.
Điều trị Viêm kết mạc do Adenovirus
Chưa có thuốc chống Adenovirus đặc hiệu, điều trị triệu chứng và nâng cao thể trạng là chủ yếu, bệnh có thể thoái lui trong khoảng 2 tuần, dùng thuốc kháng sinh tránh bội nhiễm. Khi dùng các chế phẩm corticoid cần thận trọng và dùng liều thấp.
4. Viêm kết mạc do Herpes virus:
Da mi và vùng da quanh mi xuất hiện những nốt mụn phỏng kèm theo phù đỏ. Dử mắt loãng như nước. Kết mạc đỏ, có hột trên kết mạc.
Điều trị:
Dùng thuốc chống virus Herpes, kháng sinh chống bội nhiễm, uống thêm vitamin nâng cao thể trạng.
5. Viêm kết mạc do Chlamydia
Do một loại vi sinh vật có tên là Chlamydia trachomatis gây nên. Hay gặp ở trẻ sơ sinh. Sự lây nhiễm xảy ra khi trẻ sinh qua đường dưới của mẹ bị bệnh nên cần kiểm tra cả bố và mẹ trẻ. Xuất hiện nhú gai trên kết mạc. Dử mắt dạng mủ nhày.
Điều trị
Bạn nên đưa bé đến khám tại Bệnh viện Mắt TƯ để thăm khám trực tiếp, tìm đúng nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phác đồ điều trị hiệu quả. Không nên để bé bị kéo dài như vậy, sẽ ảnh hưởng đến thị lực mắt.
Chúc bé mau khỏi.
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ
Dưới đây là một số bệnh gây viêm kết mạc ở trẻ
1. Viêm kết mạc do vi khuẩn
Viêm kết mạc do các loại vi khuẩn thông thường: Hay gặp nhất là các loại vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu, phế cầu, bạch hầu; Haemophilus influenzae, trực khuẩn Weeks, Moraxella... Bệnh thường xuất hiện đột ngột, lúc đầu ở một mắt, sau lan sang mắt kia. Bệnh diễn biến cấp tính, trẻ kêu cộm mắt như có dị vật, bỏng rát mắt, chảy nước mắt nhiều, trẻ hay dụi mắt. Mắt có nhiều dử kèm nhèm rất khó mở mắt vào buổi sáng. Mi mắt sưng nề, đóng vảy khô do dử mắt, dử mắt dạng mủ nhày. Kết mạc đỏ, có thể có những chấm xuất huyết ở kết mạc. Trường hợp nặng có thể có màng giả (màng màu trắng xám) bám trên kết mạc (cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để bóc màng giả, khi bóc màng giả có thể gây chảy máu). Thị lực của trẻ có thể bình thường nếu bệnh không ảnh hưởng đến giác mạc.
Điều trị viêm kết mạc do vi khuẩn
- Dội, rửa mắt thường xuyên bằng dung dịch NaCl 0,9% để loại bỏ tối đa dử mắt và vi khuẩn.
- Đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa khám và làm xét nghiệm để xác định tác nhân gây bệnh.
- Bóc màng giả hằng ngày hoặc cách ngày (nếu có màng giả).
- Thuốc: chủ yếu là dùng kháng sinh tra tại mắt, tra thuốc nước ban ngày, tra nhiều lần trong ngày (10 đến trên 15 lần/ngày), thuốc mỡ tra buổi tối trước khi ngủ, thời gian điều trị thường kéo dài 10 - 15 ngày.
Các loại kháng sinh tra mắt: tobramicin, tobrex, neomycin, cebemyxin, erythromycin, polymyxin B... Nếu nguyên nhân do bạch hầu cần dùng huyết thanh kháng bạch hầu. Cho trẻ dùng thêm các vitamin nâng cao thể trạng.
2. Viêm kết mạc do lậu cầu
Do lậu cầu gây nên, hay gặp ở trẻ sơ sinh, tiến triển nặng, đặc biệt nguy hiểm với giác mạc. Bệnh cấp tính, xuất hiện vào ngày thứ 2-3 sau sinh do bị nhiễm từ đường sinh dục của mẹ khi sinh qua đường dưới. Mắt trẻ bị sưng húp, mi và kết mạc phù nề đỏ mọng, dử mắt dạng mủ vàng bẩn dính chặt hai mi, mủ nhiều trào qua khe mi, càng lau mủ càng chảy nếu không có biện pháp điều trị kịp thời bệnh sẽ lan vào giác mạc gây viêm giác mạc dẫn đến mù lòa.
Điều trị viêm kết mạc do lậu cầu
Cần tra dung dịch argyrol 3% cho trẻ ngay sau khi sinh để phòng bệnh; cần lấy mủ làm xét nghiệm để xác định chính xác bệnh.
Rửa mắt liên tục bằng nước muối sinh lý 0,9%. Tra dung dịch kháng sinh nhạy cảm với lậu cầu như các kháng sinh nhóm quinolone, cephalosporin... tra liên tục 10-15 phút/lần, sau đó giảm liều dần.
- Toàn thân: cần thận trọng khi chỉ định dùng thuốc và liều lượng thuốc sử dụng. Phối hợp điều trị lậu cho bố và mẹ trẻ.
3. Viêm kết mạc do virut
Hay gặp là Adenovirus, Herpesvirus, ít gặp hơn là Enterovirus, Coxsakievirus, Molluscum contagiosum, Varicella zoster...
Viêm kết mạc do Adenovirus: Biểu hiện bệnh theo hai hình thái:
- Hình thái viêm kết mạc kèm theo sốt, viêm họng và nổi hạch
- Hình thái viêm kết mạc - giác mạc dịch: bệnh không kèm các triệu chứng toàn thân, kèm theo tổn thương giác mạc gây nhìn mờ.
Điều trị Viêm kết mạc do Adenovirus
Chưa có thuốc chống Adenovirus đặc hiệu, điều trị triệu chứng và nâng cao thể trạng là chủ yếu, bệnh có thể thoái lui trong khoảng 2 tuần, dùng thuốc kháng sinh tránh bội nhiễm. Khi dùng các chế phẩm corticoid cần thận trọng và dùng liều thấp.
4. Viêm kết mạc do Herpes virus:
Da mi và vùng da quanh mi xuất hiện những nốt mụn phỏng kèm theo phù đỏ. Dử mắt loãng như nước. Kết mạc đỏ, có hột trên kết mạc.
Điều trị:
Dùng thuốc chống virus Herpes, kháng sinh chống bội nhiễm, uống thêm vitamin nâng cao thể trạng.
5. Viêm kết mạc do Chlamydia
Do một loại vi sinh vật có tên là Chlamydia trachomatis gây nên. Hay gặp ở trẻ sơ sinh. Sự lây nhiễm xảy ra khi trẻ sinh qua đường dưới của mẹ bị bệnh nên cần kiểm tra cả bố và mẹ trẻ. Xuất hiện nhú gai trên kết mạc. Dử mắt dạng mủ nhày.
Điều trị
Dùng thuốc tra tetracyclin 1%. Toàn thân có thể uống erythromycin.
6. Viêm kết mạc do dị ứng
Viêm kết mạc - mũi dị ứng: Bệnh khá phổ biến, tác nhân gây dị ứng có thể gặp như phấn hoa, bụi nhà, nấm mốc, lông côn trùng, súc vật... Bệnh cấp tính, trẻ ngứa mắt nhiều, chảy nước mắt, đỏ mắt phối hợp ngứa mũi, hắt hơi sổ mũi, chảy nước mũi trong. Mi mắt phù nề, kết mạc phù, nhợt màu, nhú viêm trên kết mạc.
Điều trị Viêm kết mạc do dị ứng
6. Viêm kết mạc do dị ứng
Viêm kết mạc - mũi dị ứng: Bệnh khá phổ biến, tác nhân gây dị ứng có thể gặp như phấn hoa, bụi nhà, nấm mốc, lông côn trùng, súc vật... Bệnh cấp tính, trẻ ngứa mắt nhiều, chảy nước mắt, đỏ mắt phối hợp ngứa mũi, hắt hơi sổ mũi, chảy nước mũi trong. Mi mắt phù nề, kết mạc phù, nhợt màu, nhú viêm trên kết mạc.
Điều trị Viêm kết mạc do dị ứng
dùng các thuốc dị ứng không có corticoid (cromoglycat, lodoxamin, levocabasfin, patanol...), phối hợp với các thuốc tra có corticoid.
7. Viêm kết mạc mùa xuân
7. Viêm kết mạc mùa xuân
Là một thể bệnh dị ứng theo mùa với biểu hiện lâm sàng và tiến triển riêng biệt. Thường khởi phát bệnh ở độ 5 tuổi, hay gặp ở nam giới. Ngoài các triệu chứng của viêm dị ứng, trên kết mạc xuất hiện nhú viêm điển hình có hình dạng như đá lá đường (hình đa giác) xếp cạnh nhau. Trường hợp nặng các nhú phì đại dạng nhú khổng lồ. Bệnh có thể gây ảnh hưởng giác mạc dẫn đến nhìn mờ.
Điều trị Viêm kết mạc mùa xuân
Điều trị Viêm kết mạc mùa xuân
Dùng các thuốc tra corticoid như dexamethason 0,1%, hoặc các chế phẩm kháng sinh phối hợp corticoid như dung dịch maxitrol, tobradex, decodex... Cần chú ý, nếu dùng thuốc kéo dài có thể gây các biến chứng nguy hiểm như: tăng nhãn áp, đục thể thủy tinh do vậy chỉ nên sử dụng thời gian ngắn, trong đợt cấp. Các thuốc này chỉ dùng khi có chỉ định và sự theo dõi của thầy thuốc. Ngoài ra có thể dùng các thuốc làm ổn định dưỡng bào: cromal, cromolyn, alomid... Những thuốc này có thể dùng kéo dài. Đối với nhú phì đại dùng tia beta để điều trị.
Bạn nên đưa bé đến khám tại Bệnh viện Mắt TƯ để thăm khám trực tiếp, tìm đúng nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phác đồ điều trị hiệu quả. Không nên để bé bị kéo dài như vậy, sẽ ảnh hưởng đến thị lực mắt.
Chúc bé mau khỏi.
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ