Trẻ đi ngoài ra máu tươi nên khám chữa thế nào
con trai tôi 5t, thời gian gần đây cháu thường đi ngoài ra máu tươi.Thời điểm tôi phát hiện ra máu nhiều là vào thang 5/2008. bình thường cháu ăn uống ở nhà thì không sao nhưng đi học mẫu giáo ăn đồ ăn do nhà trẻ nấu về là cháu đi ngoài phân lỏng kèm theo máu tươi (tôi đã thử cho cháu nghỉ học 3 tháng để kiểm tra và uống thuốc, thì cháu đi ngoài ổn định hơn) nhưng hôm qua cho cháu đi học trở lại thì chiều nay đi học về cháu lại đi ngoài ra máu và phân không bình thường có nghĩa là bệnh lại tái phát . Xin bác sỹ chỉ giúp cách chữa trị và cháu bị bệnh gì . Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Nguyên nhân chính của việc xuất huyết khi đi tiêu chính là do gan của bé con khá non nớt nên không thể tạo đầy đủ các chất đông huyết với trường hợp bé sinh thiếu tháng.
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ
Trẻ đi ngoài ra máu là một tình trạng khá phổ biến ở trẻ em và thường là không nghiêm trọng. Có nhiều nguyên nhân có thể gây nên tình trạng trẻ đi ngoài ra máu và tùy thuộc vào từng mức độ tuổi của trẻ.
Nguyên nhân trẻ đi ngoài ra máu
Bên cạnh đó có nhiều nguyên nhân do bệnh khác khác dẫn đến việc trẻ đi ngoài ra máu: Bé bón nên phân khô cứng làm rách hậu môn; Bé bệnh lộn ruột; Bé bệnh sốt thương hàn; Bé bệnh sốt xuất huyết…
Chính vì có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ đi ngoài ra máu nên chúng ta cần quan sát thật kĩ, màu của máu trong phân là yếu tố quan trọng để các bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn nên các bố mẹ cần theo dõi và quan sát kỹ càng.
- Triệu chứng bệnh táo bón: Bé đi tiêu ra phân khô, cứng, chặt nên làm rách màn hậu môn gây xuất huyết. Bé đi tiêu chảy ra máu tươi, thành từng giọt sau khi phân đã ra.
- Triệu chứng bệnh trĩ: Bé có thể đi tiêu ra máu vì trĩ nhưng bệnh này rất hiếm ở trẻ con. Khi bị trĩ, bé đi tiêu rất đau đớn, hậu môn sẽ bị trầy xước gây chảy máu nên khiến người chăm sóc dễ lầm là bệnh kiết.
- Triệu chứng bệnh sốt thương hàn: biến chứng bình thường nhất của xuất huyết ở bộ tiêu hóa, sốt xuất huyết làm cho bé nôn ói, đi tiêu ra máu. Trong trường hợp này máu có màu đen và hơi xám hoặc đỏ tươi.
- Triệu chứng chảy máu cam: có nhiều bé đi cầu ra phan đen vì ngày hôm trước đã bị chảy máu cam chứ không liên quan đến đường tiêu hóa của bé.
- Triệu chứng bệnh kiết: Bé đi tiêu khó khăn, đau bụng nhiều, bé phải rặn nhiều phân mới ra, đau bụng dưới nhiều khiến cho bé đòi đi cầu nhưng phân không thể ra hoặc ra ít, có lẫn đàm và máu.
- Bệnh kiết do Amibe là một loại bệnh ở ruột già, giai đoạn đầu phân đỏ tươi, có lẫn mũ do ruột tiết ra và đàm nhớt. Bệnh thường làm bệnh nhân nóng sốt nhưng không cấp tính. Kiết do Amibe thường ít xảy ra ở trẻ em nhưng có thể trở thành kinh niên khó chữa.
- Kiết do trực tràng thường gặp ở trẻ em. Giai đoạn 2 – 6 tuổi bé dễ bị kiết trực tràng. Bệnh cấp tính, bé nóng sốt rất nhanh, có thể gây làm kinh, nôn ói, đi tiêu nhiều lần có đàm máu lẫn lộn, đau bụng. Nếu không chữa kịp thời bé có thể tử vong do mất nước và rối loạn các chất điện giải. Nhưng nếu chữa kịp thời và đúng cách thì bệnh kiết trực tràng là một bệnh dễ hết.
Bạn nên đưa bé đi khám để có thể chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị hiệu quả.
Chính vì có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ đi ngoài ra máu nên chúng ta cần quan sát thật kĩ, màu của máu trong phân là yếu tố quan trọng để các bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn nên các bố mẹ cần theo dõi và quan sát kỹ càng.
- Nứt hậu môn là một vết rách hay vết nứt ở hậu môn có thể được hình thành khi một trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ đi tiêu phân to và cứng. Vết nứt hậu môn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh cho đến trẻ ở độ tuổi đi học và thậm chí ngay cả ở người lớn.
Các triệu chứng của nứt hậu môn bao gồm: đau, căng thẳng hoặc rên la trong thời gian đi tiêu và máu đỏ tươi ở bên ngoài phân hoặc xuất hiện trên giấy vệ sinh.
- Triệu chứng bệnh trĩ: Bé có thể đi tiêu ra máu vì trĩ nhưng bệnh này rất hiếm ở trẻ con. Khi bị trĩ, bé đi tiêu rất đau đớn, hậu môn sẽ bị trầy xước gây chảy máu nên khiến người chăm sóc dễ lầm là bệnh kiết.
- Triệu chứng bệnh sốt thương hàn: biến chứng bình thường nhất của xuất huyết ở bộ tiêu hóa, sốt xuất huyết làm cho bé nôn ói, đi tiêu ra máu. Trong trường hợp này máu có màu đen và hơi xám hoặc đỏ tươi.
- Triệu chứng chảy máu cam: có nhiều bé đi cầu ra phan đen vì ngày hôm trước đã bị chảy máu cam chứ không liên quan đến đường tiêu hóa của bé.
- Triệu chứng bệnh kiết: Bé đi tiêu khó khăn, đau bụng nhiều, bé phải rặn nhiều phân mới ra, đau bụng dưới nhiều khiến cho bé đòi đi cầu nhưng phân không thể ra hoặc ra ít, có lẫn đàm và máu.
- Bệnh kiết do Amibe là một loại bệnh ở ruột già, giai đoạn đầu phân đỏ tươi, có lẫn mũ do ruột tiết ra và đàm nhớt. Bệnh thường làm bệnh nhân nóng sốt nhưng không cấp tính. Kiết do Amibe thường ít xảy ra ở trẻ em nhưng có thể trở thành kinh niên khó chữa.
- Kiết do trực tràng thường gặp ở trẻ em. Giai đoạn 2 – 6 tuổi bé dễ bị kiết trực tràng. Bệnh cấp tính, bé nóng sốt rất nhanh, có thể gây làm kinh, nôn ói, đi tiêu nhiều lần có đàm máu lẫn lộn, đau bụng. Nếu không chữa kịp thời bé có thể tử vong do mất nước và rối loạn các chất điện giải. Nhưng nếu chữa kịp thời và đúng cách thì bệnh kiết trực tràng là một bệnh dễ hết.
- Bất dung nạp protein của sữa bò hoặc sữa đậu nành (còn được gọi là dị ứng sữa, viêm ruột do sữa, viêm trực tràng và viêm đại-trực tràng do protein) là một bệnh lý có thể xuất hiện ở trẻ nhũ nhi. Nguyên nhân do sự nhạy cảm với protein có trong sữa bò hay đậu nành và thường xuất hiện sau khi bắt đầu sử dụng sữa công thức. Nó cũng có thể xảy ra
ở trẻ nhũ nhi bú sữa mẹ như là một hậu quả của việc sử dụng sản phẩm sữa bò hoặc đậu nành từ người mẹ. Bất dung nạp protein thường khỏi khi trẻ được một tuổi.
Các triệu chứng bất dung nạp protein sữa bò hoặc đậu nành có thể bao gồm: ói, tiêu chảy, ngoài ra còn có trong phân có máu. Nếu như bác sĩ nhi sau khi khám bệnh nghi ngờ đến tình trạng bất dung nạp protein sữa bò hoặc đậu nành thì sẽ có chỉ định một chế độ ăn kiêng sữa.
- Viêm đường ruột (bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng) là một rối loạn mà trong đó các niêm mạc ruột bị viêm. Tình trạng viêm này dẫn đến triệu chứng như là phân có máu, tiêu chảy, biếng ăn và giảm cân.
- Tiêu chảy do viêm nhiễm là bệnh tiêu chảy gây ra bởi một loại virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng có thể gây nên tình trạng phân có máu ở trẻ mẫu giáo và trẻ độ tuổi đến trường. Tiêu chảy viêm nhiễm có thể hình thành như là hậu quả của việc ăn uống các loại thực phẩm bị ô nhiễm hoặc sau khi một đợt dùng thuốc kháng sinh. Các triệu chứng của bệnh tiêu chảy viêm nhiễm bao gồm: tiêu chảy có máu trong phân, sốt và đau bụng.
- Polyp nguyên phát tiến triển có thể xuất hiện trong độ tuổi từ hai đến tám tuổi. Triệu chứng thường gặp là chảy máu trực tràng không đau. Polyp nguyên phát tiến triển thường không phải là ung thư hoặc tiền ung thư, nhưng phải được đánh giá bởi nhà chuyên môn và thường thì được chỉ định cắt bỏ.
- Một số khác (những bệnh lý nghiêm trọng) bao gồm: lồng ruột (một dạng tắc nghẽn đường ruột), hay bệnh Hirschsprung (một dạng tắc nghẽn kết tràng hình thành trước khi sinh) cũng có thể gây nên tình trạng chảy máu trực tràng.
Tắc nghẽn là một thuật ngữ y khoa dành cho một sự tắc nghẽn trong lòng ruột. Hầu hết các bệnh lý này xuất hiện đột ngột ở trẻ nhũ nhi hoặc trẻ nhỏ. Nếu trẻ đột nhiên xuất hiện đi tiêu phân có máu và trở nên lơ mơ, đau bụng, sốt hoặc các triệu chứng bất thường khác hãy đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay lập tức.
Khám bệnh trẻ đi ngoài ra máu
Bác sĩ có thể xác định nguyên nhân gây ra chảy máu bằng cách thăm khám hậu môn. Điều này có thể bao gồm cả việc thăm khám ngắn gọn bên trong hậu môn bằng cách sử dụng một ngón tay (thăm khám trực tràng).
Bác sĩ cũng có thể cho làm xét nghiệm một mẫu phân để chắc chắn việc có hoặc không có máu trong phân. Những điều trên có thể được kiểm tra tất cả nếu thấy cần thiết. Nếu nguyên nhân của chảy máu không rõ ràng theo kết quả thăm khám trên thì việc làm thêm các xét nghiệm sâu hơn có thể được thực hiện.
Chế độ sinh hoạt phòng ngừa đi ngoài ra máu ở trẻ
- Chú ý chế độ dinh dưỡng nhiều chất xơ cho trẻ. Bổ sung nhiều rau xanh vào khẩu phần ăn hàng ngày của bé. Khuyến khích bé tăng cường hoạt động thể chất để kích thích tiêu hóa.
- Uồng nhiều nước và nước hoa quả nhưng tránh không uống trà hay cà phê vì chúng có thể làm trẻ mất nước.
- Cho trẻ tập đi bộ thường xuyên và vận động nhẹ nhàng. Điều này sẽ kích thích ruột, giúp khả năng tiêu hoá tốt hơn.
- Khi trẻ cảm thấy cần phải đi vệ sinh thì hãy đi, đừng cố gắng nín, nhịn.
- Cố gắng cho trẻ tránh tình trạng căng thẳng và ngồi đúng tư thế khi đi vệ sinh

Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ