Gửi câu hỏi>>

Táo bón ở trẻ em, Làm gì khi trẻ bị táo bón

Xin được hỏi bác sị Cháu nhà tôi được 10.5 tháng, nặng 8.2kg, cao 73cm, cháu thường xuyên bị đi táo, phân rất rắn . Ngày nào cháu cũng đi nhưng vẫn táo . Tôi có cho cháu đi khám ở viện nhi Trung ương và bác sĩ bảo là cháu bị dài đại tràng và đã kê thuốc men tiêu hoá để uống nhưng vẫn không có tác dụng .Mặc dù tôi đã cho cháu ăn rất nhiều rau, củ, hoa quả, uống nước nhưng vẫn không cải thiện . Xin hỏi bác sĩ bây giờ tôi phải làm gì . Hai tuần gần đây cháu nhà tôi tự nhiên có hiện tượng bị quầng đỏ hơi thâm ở hai bên mắt, xin hỏi bác sĩ là cháu nhà tôi bị bệnh gỉ
Táo bón ở trẻ em, Làm gì khi trẻ bị táo bón
Trả lời:
Thế nào gọi là táo bón ở trẻ em

Táo bón là tình trạng phân di chuyển chậm, bị hấp thu lại một phần nước nên phân trở nên cứng rắn, khô nứt nẻ hoặc tròn nhỏ như phân dê. Đi đại tiện rất khó khăn, bé phải ngồi lâu, rặn nhiều gây đau rát, tình trạng nặng hơn phân có thể dính máu khiến bé sợ hãi, không chịu đại tiện. 

Nếu trẻ thỉnh thoảng mới khó đi ngoài và tự khỏi trong vài ngày thì đó là táo bón cơ năng. Còn nếu trẻ có triệu chứng táo kéo dài 3 tháng trở lên, mỗi lần đi ngoài trẻ rất đau đớn thì đó là dấu hiệu của táo bón bệnh lý, cần phải được điều trị.

Đại tiện (hay đi ngoài) là một phản xạ bình thường của đường tiêu hóa giúp cơ thể loại bỏ chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Để hoạt động này bình thường, cần có sự tham gia của nhiều yếu tố như phản xạ thần kinh, nhu động ruột và tính chất phân. Nếu một trong các yếu tố này trục trặc, trẻ sẽ bị táo bón kinh niên. 

Có 2 loại táo bón cơ năng và táo bón thực thể

- Táo bón cơ năng: chủ yếu là do chế độ ăn, chế độ sinh hoạt gây ra như uống ít nước, ăn ít chất xơ, mải chơi không chịu đi vệ sinh, sợ bẩn…  

- Táo bón thực thể: là do một số bệnh gây nên như: Phình đại tràng bẩm sinh, nứt kẽ hậu môn, suy giáp trạng, đại tràng dài…

Một số biện pháp trị táo bón cho trẻ

Cho trẻ uống nhiều nước

Trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 – 200ml nước/ngày. Với trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 – 12 tháng uống 200 – 300ml nước/ngày. Trẻ 1 – 3 tuổi uống 500 – 600ml nước/ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi uống 1000ml nước/ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 – 2000ml nước/ngày. 

- Với trẻ đã ăn dặm nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh và quả chín: Chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng: rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi. Nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau, quả chín từ nhỏ. Với trẻ lớn không nên cho bé ăn các loại hoa quả có vị chát như ổi, hồng xiêm, ăn nhiều bánh kẹo ngọt, uống nước có gas, cà phê...

- Nếu trẻ đang bú mẹ mà mẹ cũng bị táo bón thì cần điều trị táo bón cho mẹ bằng cách: lúc này, mẹ cần uống nhiều nước khoảng 2,5 đến 3lít nước một ngày. Ngoài ra mẹ nên ăn nhiều rau xanh và quả chín có tính chất nhận tràng như trên, có thể ăn thêm sữa chua hàng ngày.

Massage bụng

Massage bụng là phương pháp giúp bé bớt đau và giảm các triệu chứng táo bón hiệu quả. Mẹ hãy đặt bé nằm ngửa trên giường rồi dùng hai bàn tay massage nhẹ nhàng vùng bụng theo chiều kim đồng hồ.

Mỗi lần massage 10 phút, 1 ngày khoảng 2 đến 3 lần. Mẹ thực hiện quy trình này hàng ngày cho đến khi bé có thể đi đại tiện bình thường.

Phương pháp massage có thể áp dụng với trẻ 1 tháng tuổi trở nên. Thời gian massage thích hợp  tối thiểu là sau bữa ăn 2 giờ.

Trong dân gian có các bài thuốc từ mật ong
trị bệnh táo bón cho tr
ẻ rất hiệu quả như:

Cà rốt nấu mật ong

Nguyên liệu bao gồm:
– 50g cà rốt.
– 25ml mật ong.
Cách thực hiện bài thuốc: Cà rốt rửa sạch, xay nhỏ, cho mật ong vào, thêm 150 ml nước quấy đều sau đó đun nhỏ lửa. Cho bé ăn ngày hai lần.

Nước ép cam mật ong

Nguyên liệu của bài thuốc gồm có:
– Hai quả cam
– 30 ml mật ong
– Một ít vỏ cam thái nhuyễn.
Cách thực hiện: Cắt cam thành hạt lựu lớn. Cho nước cam, mật ong, cam cắt hạt lựu, đá viên vào bình lắc, lắc đều tay. Sau đó, cho nước cam và mật ong ra ly, rắc một ít vỏ cam thái nhuyễn lên trên, cắm ống hút, trang trí thêm lát cam, dùng lạnh.

Làm gì khi trẻ bị táo bón

95% là các trường hợp táo bón ở trẻ thường do ăn uống, sinh hoạt, lối sống

Theo TS Dũng ( Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai) , táo bón ở trẻ em chia thành 2 loại, trong đó chỉ 5% là do bệnh lý (cơ thể có bệnh về não, u cục ở ruột, liệt ruột, phải chữa nguyên nhân chính mới hết táo bón), 95% là các trường hợp táo bón chức năng, thường do ăn uống, sinh hoạt, lối sống...  Có thể khi trẻ còn nhỏ dưới 1 tuổi do mẹ pha sữa bò quá đặc, bữa ăn ít chất xơ, ít uống nước. Lớn hơn, khi trẻ đi mẫu giáo, thường trẻ dễ táo bón do thay đổi môi trường sinh hoạt, vệ sinh và thói quen ăn uống

Khi trẻ vào bậc tiểu học hoặc lớn hơn, nguyên nhân chính khiến trẻ sợ đi vệ sinh là do nhà vệ sinh các trường không sạch như ở nhà, trẻ không muốn đi. Vì thế, khi ở lớp, trẻ “muốn đi” đi vệ sinh nhưng ngại bẩn nên không muốn đi, điều này tạo cho trẻ phản xạ nhịn đi ngoài. Tình trạng này cứ lặp đi lặp lại sẽ gây ra phản xạ ngại đi ngoài của trẻ. Đến khi về nhà, trẻ mải chơi quên mất cảm giác buồn đi vệ sinh.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, độ tuổi trẻ dễ mắc táo bón thường là 3 - 7 tuổi. Cá biệt có trẻ đến 10 tuổi vẫn bị táo bón. Thường thì bé gái hay bị tao bón hơn bé trai.

“Chữa trị táo bón cho trẻ phải kết hợp nhiều yếu tố, trong đó có thay đổi chế độ ăn nhiều nước, chất xơ, nhưng nếu chỉ có vậy vẫn không đủ vì nhiều trẻ dù đã ăn như thế, hàng ngày vẫn táo bón. Quan trọng hơn, cha mẹ phải rèn luyện, tạo phản xạ cho trẻ đi vệ sinh”- PGS.TS Nguyễn Tiến Dung nói

Thông thường, khi trẻ có nhu cầu đi vệ sinh phải cho trẻ đi ngay, cố gắng luyện vào một giờ nhất định. Tùy theo điều kiện từng nhà sẽ luyện đi vào buổi sáng hay vào buổi tối. Thường vào buổi sáng trẻ sẽ dễ đi vệ sinh hơn. Điều quan trọng nhất là tuyệt đối tránh việc tạo áp lực cho trẻ. Trẻ cần được khuyến khích, động viên việc đi vệ sinh hàng ngày, đúng nơi, đúng giờ giấc.

Trường hợp của bạn nên tiếp tục theo dõi, cho uống thêm cốm vi sinh để cải thiện hệ tiêu hoá như: VIABIOVIT...Tuyệt đối không nên tự ý cho trẻ uống thuốc nhuận tràng vì sẽ làm rối loạn hệ tiêu hóa. 

Chế độ ăn phù hợp nhiều rau xanh và ăn thêm đu đủ.

Bạn đọc phản hồi ( xem ở dưới phần QC ) =>

Bạn đọc phản hồi ( 2 )

Bình luận

- Thuocbietduoc.com.vn cung cấp thông tin về hơn 30.000 loại thuốc theo toa, thuốc không kê đơn. - Các thông tin về thuốc trên Thuocbietduoc.com.vn cho mục đích tham khảo, tra cứu và không dành cho tư vấn y tế, chẩn đoán hoặc điều trị. - Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Thuocbietduoc.com.vn
Thông tin Thuốc và Biệt Dược
- Giấy phép ICP số 235/GP-BC.
© Copyright Thuocbietduoc.com.vn
- Email: contact.thuocbietduoc@gmail.com