Gửi câu hỏi>>

Chúng tôi phải đưa cháu đi khám ở đâu để biết chắc chắn cháu bị viêm mũi loại gì

Kính chào Bác sĩ! Thưa Bác sĩ . Con gái tôi năm nay 5 tuổi . Cháu thường xuyên bị sổ mũi đặc, màu xanh đã hơn một năm nay . Đi khám bác sĩ cho uống thuốc kháng sinh rất nhiều loại nhưng chỉ một thoài gian ngắn cháu lại bị lại . Chúng tôi rất lo lắng mặc dù cháu vẫn ăn ngủ bình thường, tăng cân đệu Xin hỏi bác sĩ cháu bị như vậy liệu có nguy hiểm không và chúng tôi phải đưa cháu đi khám ở đâu để biết chắc chắn cháu bị viêm mũi loại gì ạ Xin cám ơn bác sĩ rất nhiều
Ảnh minh họa
Trả lời:

Chúng tôi không biết là B.sĩ đã khám cho cháu bị bệnh gì và uống thuốc khác sinh như thế nào, tuy nhiên bạn có thể tham khảo bài viết sau về bệnh sổ mũi:

/*

Trung bình mỗi ngày có khoảng 9.000 lít không khí đi qua mũi (với một người trưởng thành) để vào phổi. Dù không khí có khô đến đâu, có lạnh đến đâu đi nữa, mũi vẫn phải làm cho không khí đủ ấm (vừa bằng với thân nhiệt) và ẩm (bằng độ ẩm của cơ thể) trước khi vào đến phổi; nếu không, phổi sẽ bị hư hại.

Trên đường từ mũi vào phổi, không khí phải đi qua 2 buồng trống nằm hai bên cánh mũi và phía dưới mắt. Tại những buồng trống này có các tuyến tiết ra nước mũi để làm không khí đủ ẩm khi vào đến phổi. Các tuyến này mỗi ngày trung bình tiết ra chừng 2 lít nước mũi để giữ ẩm cho các cơ trong mũi, miệng, cổ họng và các buồng không khí nói trên.

Tại sao bạn bị sổ mũi, ngạt mũi?

Trong những mùa không khí quá khô, chất đờm trong cổ họng bị khô lại và trở nên dính như keo. Khi đó, nước mũi sẽ đọng lại thành vũng ở vách sau của mũi, không khí ra vào mạnh thường tạo nên tiếng kêu sột soạt, và như thế là bạn đã bị sổ mũi.

Đôi khi nước mũi bạn trở nên rất đặc, dính như chất keo, có mầu xanh hay vàng, chảy ra nhiều làm bạn thấy khó chịu, khó thở, nghẹt mũi. Hoặc đôi lúc khi nằm, những mũi dãi này rơi vào cổ họng làm bạn bị ho sặc.

Khoang mũi là các buồng trống trong sọ, thường nằm hai bên mũi và quanh mắt. Không khí khi vào mũi sẽ phải đi qua các buồng trống này trước khi đến phổi. Nhiệm vụ của các buồng này là làm cho không khí trở nên ấm áp khi vào đến phổi.

Nếu vì một lý do nào đó mà đường hô hấp qua các khoang mũi bị nghẽn lại (do các tế bào hình lông trong đó bị đờm dính keo lại, do bệnh cảm hay cúm, do dị ứng làm phía trong mũi bị sưng, nhỏ lại, làm nghẽn đường ra vào của không khí...), bạn bị nghẹt mũi, các vi khuẩn có dịp sinh sôi nảy nở... và gây nhiễm trùng khoang mũi. Nếu bạn cứ bị nghẹt mũi hoài, các tế bào trong đường hô hấp này

có thể biến dạng và dẫn đến bệnh nghẹt mũi kinh niên. Không khí quá khô là nguyên nhân chính yếu của bệnh này. Nó thường làm nước mũi khô lại, trở thành đặc như keo. Lớp keo này làm các tế bào hình sợi trong khoang mũi dính lại với nhau, tạo nên nhiều biến chứng khó chịu trong mũi.

Hãy rửa mũi bằng nước biển nhân tạo

20751453_images1425725_vesim.jpg

Vesim với công thức nước biển được các bác sỹ chuyên khoa khuyên dùng.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy có khoảng 92 nguyên tố đơn tồn tại trong thiên nhiên thì có tới hơn 60 nguyên tố có mặt trong nước biển như Na+, K+, Mg++, Zn++, Cl-… Ngoài ra, nước biển còn chứa nhiều chất điện giải dạng muối khoáng thông dụng như đồng, bạc, măng gan, kẽm, can xi, flo, i-ốt…

Với công thức tương tự như nước biển tự nhiên, nước biển nhân tạo cũng chứa thành phần các khoáng chất với tỷ lệ thích hợp, được vô trùng nên có tác dụng sát khuẩn cao. Vì thế, liệu pháp vệ sinh mũi bằng công thức nước biển hiện nay được coi là một cuộc cách mạng trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh lý sổ mũi, ngạt mũi. Đặc biệt dạng nước biển nhân tạo này được dùng hàng ngày mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Hiện nay tại các khoa phòng tai mũi họng hầu hết nước biển nhân tạo được dùng là dạng nước biển này. Một vài sản phẩm dùng vệ sinh mũi hàng ngày với công thức nước biển được khuyên dùng là VESIM.

VESIM dạng xịt phun sương nên giúp dung dịch đi sâu rộng vào khoang mũi tạo cảm giác dễ chịu, thích hợp trong việc phục hồi khả năng tự làm sạch của niêm mạc mũi và đường hô hấp trên trong bệnh lý sổ mũi, ngạt mũi.


ThS.BS Phạm Thắng
Viện Tai - Mũi - Họng Trung ương

*/

Bạn có thể cho con bạn dùng thử các loại dung dịch vệ sinh mũi như VESIM, các loại ống hít có thành phần là bạc hà... xem cháu có đỡ không; nếu cần thiết nên đưa cháu đi khám ở Viện nhi trung ương hay viện Tai mũi họng trung ương để tìm rõ nguyên nhân.

Chúc gia đình bạn mạnh khỏe.

Thuốc biệt dược
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ


TAG: Sổ mũingạt mũi




Bạn đọc phản hồi ( xem ở dưới phần QC ) =>

Bạn đọc phản hồi ( 0 )

Bình luận

- Thuocbietduoc.com.vn cung cấp thông tin về hơn 30.000 loại thuốc theo toa, thuốc không kê đơn. - Các thông tin về thuốc trên Thuocbietduoc.com.vn cho mục đích tham khảo, tra cứu và không dành cho tư vấn y tế, chẩn đoán hoặc điều trị. - Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Thuocbietduoc.com.vn
Thông tin Thuốc và Biệt Dược
- Giấy phép ICP số 235/GP-BC.
© Copyright Thuocbietduoc.com.vn
- Email: contact.thuocbietduoc@gmail.com