Đầy bụng, ợ hơi do nguyên nhân gì, cách khắc phục
Tôi thường xuyên bị ợ hơi, nhiều khi muốn ợ không được hoặc khó ợ, lúc ợ thức ăn hay trào ngược lên trên, dạ dày trướng hay đầy và buồn nôn. thỉnh thoảng ợ chua; Tôi đã nội soi dạ dày và Hp âm tính. Bác sĩ không cho thuốc gì nhưng triệu chứng trên không hết.
Trả lời:
Các triệu chứng nói trên là các triệu chứng của hai bệnh thường gặp ở đường tiêu hóa là viêm dạ dày và hội chứng ruột kích thích thể táo bón. Trong hội chứng ruột kích thích thể táo bón thì, bệnh nhân sẽ có triệu chứng khó đi ngoài hay không có triệu chứng buồn đi ngoài. Khó đi ngoài là bệnh nhân có cảm giác muốn đi ngoài nhưng không đi được, phải rặn nhiều ngồi lâu mà vẫn không ra phân được. Hiện tượng này có triệu chứng đầy bụng kèm theo.
Bạn nên đến khám ở khoa tiêu hóa để được khám bệnh cặn kẽ hơn và có chẩn đoán chính xác hơn.
Chúc bạn mau khỏi bệnh!
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ
Đầy bụng, ợ hơi là gì
Hiện tượng đầy hơi, trướng bụng là do lượng hơi tăng lên trong đường tiêu hóa, do rối loạn chuyển hóa các chất tinh bột hoặc do sự rối loạn lên men của vi sinh vật mà chủ yếu là họ vi khuẩn đường ruột.
Chứng đầy hơi hay nhiều hơi do hiện tượng tích tụ hơi trong dạ dày, xảy ra khi lượng hơi trong dạ dày và ruột nhiều. Khi chúng ta nuốt hơi có khoảng 2-3ml không khí vào dạ dày, đây là nguồn gốc của khí ôxy và nitơ tích tụ lại trong ống tiêu hóa.
Các khí sinh ra trong ống tiêu hóa (dạ dày và ruột) có thể đẩy hơi ra ngoài bằng động tác ợ hơi hay đánh hơi. Trung bình một ngày ở người lớn có khoảng 17 lần hơi thoát ra ngoài. Chứng đầy hơi xảy ra khi thói quen ăn uống nhiều tinh bột, các loại thức ăn chứa nhiều sorbitol, thói quen hay nhai kẹo cao su, thiếu hụt enzym lactase, suy tuyến tụy.
Khi có nhiều hơi được tạo ra do sự lên men các chất cacbonhydrat chưa tiêu hóa và chất xenlulose sẽ gây ra trung tiện nhiều. Thành phần hơi trung tiện gồm: H2, CO2, CH4, tất cả đều không có mùi nhưng kèm theo hơi phân từ ruột già thoát ra theo nên có mùi hôi thối.
Những người bị bệnh đầy hơi, trướng bụng thì hơi được sinh ra trong quá trình chuyển hóa thức ăn không ra ngoài theo đường hậu môn (trung tiện) mà lại đi ngược lên thực quản do cơ thắt thực quản bị giãn ra và được đưa ra ngoài bằng đường miệng bởi triệu chứng ợ hơi.
Trong thư của bạn cho biết bạn thử vi khuẩn H.P âm tính nhưng không nói rõ kết quả nội soi dạ dày. Tình trạng hiện nay của bạn là ăn không tiêu, ợ hơi và ợ chua, kèm theo là hiện tượng táo bón.
Các triệu chứng nói trên là các triệu chứng của hai bệnh thường gặp ở đường tiêu hóa là viêm dạ dày và hội chứng ruột kích thích thể táo bón. Trong hội chứng ruột kích thích thể táo bón thì, bệnh nhân sẽ có triệu chứng khó đi ngoài hay không có triệu chứng buồn đi ngoài. Khó đi ngoài là bệnh nhân có cảm giác muốn đi ngoài nhưng không đi được, phải rặn nhiều ngồi lâu mà vẫn không ra phân được. Hiện tượng này có triệu chứng đầy bụng kèm theo.
Nguyên nhân gây đầy bụng, ợ hơi
Dưới đây là một số những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này:
- Do ăn nhiều chất tinh bột trong khi cơ thể không đủ hệ thống men để chuyển hóa hết.
- Cách ăn uống quá nhanh, nhai không kỹ, nuốt vội vàng, ăn nhiều chất béo, gia vị, chất kích thích (rượu, bia, cà phê, thuốc lá). Ngoài ra, có một số thức ăn hay gia vị khi ăn vào dạ dày tạo nên một phản xạ gây co thắt lỗ thực quản dưới dễ gây nên ợ hơi (hành, tỏi…) hoặc thói quen sau khi ăn xong đã đi nằm nghỉ ngay.
– Do rối loạn vận động nhu động ống tiêu hóa ruột làm cho dạ dày lúc nào cũng đầy thức ăn và thức ăn xuống ruột chậm gây cho việc tiêu hóa thức ăn gặp khó khăn. hoặc do rối loạn bài tiết dịch mật (viêm, tắc đường dẫn mật...).
– Do rối loạn hệ thống vi khuẩn chí trong đường tiêu hóa (loạn khuẩn) làm cho thức ăn không đủ men để chuyển hóa thức ăn gây ứ đọng,
lên men và sinh hơi.
- Bệnh trào ngược thực quản ngoài đầy hơi, trướng bụng còn gây nóng rát phía sau xương ức, ợ nóng, ợ hơi, ợ ra cả nước trong.
- Do bệnh thuộc đường tiêu hóa như bệnh về dạ dày (viêm, loét dạ dày - tá tràng, ung thư dạ dày...); bệnh viêm đại tràng co thắt (hội chứng viêm đại tràng kích thích); bệnh giảm nhu động ruột do gây đầy hơi, trướng bụng bởi vi khuẩn lên men tinh bột tồn tại lâu ngày trong lòng đại tràng; do ứ phân lâu ngày như trong bệnh táo bón hoặc sau một số phẫu thuật về đường tiêu hóa như phẫu thuật dạ dày, đại tràng...
- Viêm dạ dày cũng có triệu chứng ăn không tiêu đầy bụng, nhưng thường có kèm theo triệu chứng đau âm ỉ vùng thượng vị dưới mỏm ức, cơn đau có liên quan đến bữa ăn (như: đau lúc đói hay lúc ăn no, kèm theo có triệu chứng khác như ợ chua, ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn...).
- Bệnh thuộc về hệ thống tâm thần - thần kinh: những người hay lo âu, thần kinh căng thẳng, gặp nhiều stress cũng có thể gây đầy hơi, trướng bụng.
- Ngoài ra, chứng đầy hơi, trướng bụng còn có thể do người bệnh dùng một số thuốc làm ảnh hưởng đến chức năng sinh lý bình thường của hệ tiêu hóa (dạ dày, ruột), ví dụ như dùng thuốc trong bệnh suy tuyến giáp trạng, trong bệnh tăng huyết áp hoặc thuốc dùng chữa bệnh trầm cảm...
Làm gì khi đầy bụng, ợ hơi
Người bệnh cần thiết phải đi khám để tìm ra nguyên nhân và chữa trị những bệnh mắc phải. Ngoài ra cần lư ý thói quên sinh hạt để phòng tránh chứng đầy bụng, ợ hơi...
- Thay đổi thói quen ăn uống, ăn chậm nhai kỹ, không ăn quá no, không nuốt vội, tránh những món ăn có khả năng gây đầy hơi.
– Nên ăn những thức ăn dễ tiêu, hạn chế ăn thức ăn chua, cay, các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá. Ăn nhiều rau xanh như rau khoai lang, rau mồng tơi, rau đay, rau muống. Vệ sinh răng miệng hàng ngày tránh để bám các chất cặn bã ở chân răng, trong khoang miệng.
- Đối với người bị ợ nóng hoặc trào ngược axit, để tránh các áp lực cho dạ dày nên chia bữa ăn thành 4-5 bữa nhỏ mỗi ngày.
– Ngoài bữa ăn có thể dùng tay xoa bóp bụng theo chiều kim đồng hồ để làm tăng nhu động của dạ dày, ruột giúp cho việc tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tránh ứ đọng thức ăn nhiều ngày.
– Có chế độ tập thể dục nhẹ nhàng để làm tăng nhu động ruột một cách hợp sinh lý bình thường như đi bộ, chơi cầu lông, tập hít thở để cơ hoành vận động làm tăng nhu động của dạ dày và ruột. Đi bộ cũng là một hình thức thư giãn và loại bỏ stress
Nếu bạn chỉ có hai triệu chứng táo bón và đầy bụng mà không có triệu chứng khác của viêm dạ dày thì có thể đó là hội chứng ruột kích thích. Trên thực tế có thể có hai bệnh cùng một lúc, do các triệu chứng chồng lấp của hai bệnh này. Ngoài ra, tình trạng làm việc căng thẳng, stress, ăn uống thất thường, ăn nhiều thực phẩm thức ăn nhanh fast food cũng có thể gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa làm đầy bụng và táo bón, chỉ cần thay đổi lối sống, ăn uống điều độ là có thể khỏi bệnh.
Bạn nên đến khám ở khoa tiêu hóa để được khám bệnh cặn kẽ hơn và có chẩn đoán chính xác hơn.
Chúc bạn mau khỏi bệnh!

Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ