Hiện tượng mọc mụn nước ở kẽ ngón tay
Trên ngón tay cháu xuất hiện mụn nước và mọc chi chít trên kẽ ngón tay và nhiều lúc rất ngứa...xin bác sĩ cho cháu biết đó là bệnh gì và có thể chữa ở đâu?cháu xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Có khoảng 25% trường hợp bị ghẻ với các dấu hiệu ngứa, bong dộp da thành từng đợt kéo dài hơn một năm. Trường hợp này nên điều trị ghẻ trước rồi điều trị hiện tượng chàm hóa sau. Điều trị ghẻ bằng các thuốc bôi (theo y lệnh bác sĩ chuyên khoa) kết hợp các biện pháp vệ sinh thích hợp. Giặt và ngâm nước sôi quần áo, bao gối, trải giường… Không sử dụng các vật dụng này trong năm ngày sau khi giặt. Sau đó có thể bôi các thuốc corticosteroid trong thời gian ngắn < 7 ngày và uống thuốc giảm ngứa để điều trị chàm.
Cách chăm sóc da trong trường hợp này là:
- Tránh tiếp xúc xà bông, chất tẩy rửa. Dùng xà bông baby để vệ sinh.
- Tránh các thức ăn gây cho da ngứa hơn.
- Bôi các thuốc tiêu sừng hoặc làm dịu da khi đang có tổn thương.
- Bôi chất giữ ẩm da khi da không có tổn thương.
- Hạn chế tiếp xúc vùng da dễ bị tổn thương với các vật dụng bằng chất liệu như cao su, da, nhựa có màu.
Để chẩn đoán chính xác bệnh và có chỉ định điều trị thì bạn nên đi khám chuyên khoa da liễu. Bạn không nên tự ý dùng các loại thuốc bôi và uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Lưu ý tái khám sau mỗi đợt điều trị để đảm bảo bệnh không tái phát.
Chúc bạn mau khỏi!
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ
Một số nguyên nhân gây mụn nước trên da
Chàm eczema
Bệnh zona, Bệnh Herpes ,Bệnh thủy đậu
Do cơ thể mắc các bệnh lý về da
Bệnh ghẻ nước
Viêm da dị ứng do: tiếp xúc với các hóa chất mỹ phẩm công nghiệp, lông động vật, phấn hoa…
Dị ứng thực phẩm, thức ăn, môi trường sống...
Ở trẻ nhỏ còn do nguyên nhân: Rôm sảy ,Tay chân miệng
Một số bệnh thường gặp có thể mọc mụn nước trên da khi mắc phải
Ghẻ nước
Ghẻ là bệnh da do nhiễm ký sinh trùng. Con cái ghẻ sinh ra trứng và có thể tồn tại trong môi trường xung quanh (tấm trải giường, nệm, gối, chân tường, quần áo…) 3-5 ngày, và cứ thế gây tái nhiễm lại cho người bệnh. Do đó các biểu hiện có thể diễn ra thành từng đợt theo chu kỳ đẻ trứng - ấp trứng - trưởng thành - đào hang và chết. Mỗi chu kỳ kéo dài 2-3 tháng.
Có khoảng 25% trường hợp bị ghẻ với các dấu hiệu ngứa, bong dộp da thành từng đợt kéo dài hơn một năm. Trường hợp này nên điều trị ghẻ trước rồi điều trị hiện tượng chàm hóa sau. Điều trị ghẻ bằng các thuốc bôi (theo y lệnh bác sĩ chuyên khoa) kết hợp các biện pháp vệ sinh thích hợp. Giặt và ngâm nước sôi quần áo, bao gối, trải giường… Không sử dụng các vật dụng này trong năm ngày sau khi giặt. Sau đó có thể bôi các thuốc corticosteroid trong thời gian ngắn < 7 ngày và uống thuốc giảm ngứa để điều trị chàm.
Chàm da eczema
Chàm da eczema là một dạng tổn thương da nông, mãn tính, dai dẳng và hay tái phát. Bệnh đặc trưng bởi triệu chứng ngứa ngáy kéo dài, từ âm ỉ đến dữ dội tùy thể bệnh và giai đoạn tiến triển. Trong đó tổn thương điển hình nhất là tình trạng da đỏ, ngứa, dày sừng, bong vảy và nứt nẻ. Tùy tình trạng bệnh, lượng mụn sẽ xuất hiện nhiều hoặc ít trên da. Sau một thời gian, mụn nước bắt đầu bong ra, làn da của bạn trở nên khô cứng, đóng vảy trông rất mất thẩm mỹ.
Một số thể của bệnh chàm eczema gồm: Viêm da cơ địa, viêm da dị ứng tiếp xúc, chàm thể đồng tiền, viêm da thần kinh, viêm da ứ đọng…
Nhiễm virus Herpes
Nhiễm Herpes virus có đặc điểm là nổi các mụn nước ở môi, miệng và ở cơ quan sinh dục. Các mụn nước nằm trên nền da sưng đỏ và đau nhức. Vùng mụn nước phồng rộp có thể vỡ ra, bội nhiễm vi trùng và rất đau.
Ngoài ra, bạn còn có thể mắc phải một số triệu chứng toàn thân như: Sốt, đau nhức cơ, sưng nổi hạch. Sau khi bệnh ổn định có thể có nhiều đợt tái phát sau đó.
Tổ đỉa
là bệnh dị ứng của da. Bệnh rất dễ tái phát khi tiếp xúc các tác nhân gây dị ứng như chất tẩy rửa, xà bông, một số thức ăn… và có thể tự khỏi. Biểu hiện là các mụn nước ở sâu dưới da của lòng bàn tay - lòng bàn chân, ngứa nhiều, sau đó da bong tróc thành những mảng nhỏ dính.
Cách chăm sóc da trong trường hợp này là:
- Tránh tiếp xúc xà bông, chất tẩy rửa. Dùng xà bông baby để vệ sinh.
- Tránh các thức ăn gây cho da ngứa hơn.
- Bôi các thuốc tiêu sừng hoặc làm dịu da khi đang có tổn thương.
- Bôi chất giữ ẩm da khi da không có tổn thương.
- Hạn chế tiếp xúc vùng da dễ bị tổn thương với các vật dụng bằng chất liệu như cao su, da, nhựa có màu.
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Bệnh tay chân miệng có những dấu hiệu nhận biết khác nhau tùy vào từng giai đoạn, cụ thể như:
– Giai đoạn ủ bệnh 3 – 6 ngày.
– Giai đoạn khởi phát bắt đầu với các triệu chứng dễ nhận thấy gồm: sốt, mệt mỏi, sốt nhẹ (37,5-38 độ C) hoặc bị sốt cao (38-39 độ C) kèm đau họng, đau rát răng và miệng, chảy nước bọt nhiều, biếng ăn, có thể tiêu chảy vài lần trong ngày.
– Giai đoạn toàn phát (thường bắt đầu sau 1 – 2 ngày khởi phát bệnh), trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng điển hình như:
+ Phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông. Các bóng nước có đường kính 2 – 10mm, màu xám, hình bầu dục. Chúng có thể mọc lồi hoặc ẩn dưới da, sờ có cảm giác cộm, không đau, không ngứa.
+ Loét miệng: Niêm mạc má, lợi và lưỡi của trẻ xuất hiện các bóng nước có đường kính 2 – 3mm, dễ vỡ. Khi vỡ tạo thành các vết loét khiến trẻ đau khi ăn, quấy khóc.
+ Trên mông của trẻ xuất hiện các mụn lở, rộp da.
+ Rối loạn tri giác, mê sảng, co giật,
Nếu tình trạng bệnh nhẹ, sau 7 – 10 ngày chăm sóc tại nhà, trẻ sẽ hồi phục sức khỏe hoàn toàn. Trường hợp bé sốt cao (trên 39 độ C) kéo dài hơn 48 giờ kèm theo biểu hiện như ói, tay chân run rẩy, co giật, tim đập nhanh, khó thở, da nổi vằn thì cha mẹ cần đưa trẻ nhập viện ngay lập tức.
Chúc bạn mau khỏi!

Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ