Chảy máu đường tiêu hóa - Triệu chứng và cách điều trị
Chào bác sỹ ! Gần đây tôi có hiện tượng đi phân đen, mềm, hay chóng mặt, thỉng thoảng có cảm giác chân tay run lên và đau bụng ở phái dưới . Xin bác sĩ cho tôi biết đấy có phải hiện tượng của bệnh chảy máu dạ dày không hay một bệnh khác . Xin trân thành cảm ơn .
Trả lời: Bạn bị đau bụng, đi ngoài phân đen, có thể bạn đang bị xuất huyết tiêu hóa. Chảy máu đường tiêu hóa có thể biểu hiện dưới dạng cấp tính, nôn ra máu, đại tiện ra máu hoặc mạn tính, ẩn dưới dạng thiếu máu nhược sắc kéo dài. Khi chưa tìm ra nguyên nhân, bạn cần có cách xử trí đúng để tránh tình trạng suy kiệt vì mất máu nặng cùng những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra. Chảy máu đường tiêu hóa có thể biểu hiện dưới dạng cấp tính, nôn ra máu, đại tiện ra máu hoặc mạn tính, ẩn dưới dạng thiếu máu nhược sắc kéo dài. Bệnh có thể ở mức độ nặng, vừa hoặc nhẹ, đang chảy máu hay đã ngừng, ngừng hẳn hay ngừng tạm thời rồi chảy máu lại. Nó có thể xuất phát từ những tổn thương ở đường tiêu hóa trên hay đường tiêu hóa dưới.
Chảy máu đường tiêu hóa là chảy máu trong ống tiêu hóa (từ thực quản đến trực tràng). Chảy máu đường tiêu hóa có thể do nhiều nguyên nhân nhưng thường gặp trong các trường hợp: viêm hoặc loét cấp tính thực quản (do thuốc hoặc các hóa chất mạnh), giãn tĩnh mạch thực quản, vỡ, loét dạ dày - hành tá tràng, viêm dạ dày; trợt loét - chảy máu, chảy máu đường mật, các u lành hoặc ác tính bên trong hoặc lân cận ống tiêu hóa, bệnh máu và mạch máu, trĩ...
* Triệu chứng
- Nôn ra máu: do chảy máu ở đoạn cao của ống tiêu hóa, chất nôn có thể có màu đỏ tươi nếu máu chảy nhiều, có thể màu đen nếu chảy ít và ứ đọng lâu trong dạ dày.
- Phân đen: phân như bã cà phê, mùi đặc biệt do máu đã được tiêu hóa một phần, cũng có thể có màu mận, màu đỏ do chảy máu đoạn trên ống tiêu hóa.
- Đi ngoài ra máu tươi hoặc sẫm: thường là triệu chứng của chảy máu đoạn dưới ống tiêu hóa như trĩ, bệnh khu vực hậu môn - trực tràng...
- Tình trạng toàn thân: tùy theo mức độ chảy máu, nếu chảy máu nặng thường thấy huyết áp tụt, mạch nhanh nhỏ khó bắt, có thể lịm, ngất, rối loạn ý thức hoặc có sốc chảy máu. Thể vừa thường thấy da xanh, tim đập nhanh, tiểu ít, chân tay lạnh. Thể nhẹ thì các triệu chứng kín đáo hơn: mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm mặt mày, gai rét...
* Xử trí
Về nguyên tắc, chảy máu đường tiêu hóa là một tình
trạng cần được xử trí cấp cứu, dù chảy ít hay nhiều đều cần được đưa đến bệnh viện để theo dõi điều trị và tìm nguyên nhân. Trong trường hợp chưa thể đến bệnh viện ngay, bệnh nhân cần được sơ cứu tại chỗ (đặc biệt là khi nôn ra máu với số lượng lớn).
- Sơ cứu tại chỗ: Giữ bệnh nhân nằm yên trên giường ở tư thế đầu thấp chân cao, sinh hoạt ngay tại giường. Nếu cần, ủ ấm cho bệnh nhân đồng thời khẩn trương tìm cách đưa đi bệnh viện cấp cứu.
Trường hợp đi ngoài ra máu hoặc phân đen thì người bệnh phải lưu ý kết hợp với các triệu chứng toàn thân như mô tả ở trên (vì khi ăn tiết canh và uống một số loại thuốc cũng có thể đi ngoài phân đen nhưng không có các triệu chứng như đã mô tả) để tự theo dõi phát hiện và tới bệnh viện để được khám và theo dõi xử lý sớm.
* Điều trị
Để biết rõ mức độ tổn thương (viêm, loét), vị trí tổn thương (dạ dày hay tá tràng) và để chẩn đoán phân biệt với các bệnh gây xuất huyết tiêu hóa khác, cơ sở chuyên khoa sẽ giúp bạn:
- Nội soi dạ dày, tá tràng.
- Xét nghiệm tìm vi khuẩn H. Pylori ở dạ dày.
- Siêu âm gan mật.
- Xét nghiệm chức năng gan.
Nếu xuất huyết tiêu hóa là do viêm loét dạ dày - tá tràng, bạn cần được theo dõi và điều trị tích cực bằng thuốc kết hợp với duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.
Bạn có thể được chỉ định thuốc điều trị:
+ Thuốc ức chế tiết axit ở dạ dày như Famotidin (biệt dược là Quamatel), Omeprazol (biệt dược là Losec).
+ Có thể kết hợp với một loại Sucrafate hay Bismuth.
+ Kháng sinh (nếu có vi khuẩn Pylori): Amoxicilline, Metronidazole, Clarithromycine…
Cùng với các biện pháp can thiệp y tế, bệnh nhân bị chảy máu đường tiêu hóa cần duy trì chế độ sinh hoạt, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Tránh dùng gia vị cay chua, kiêng bia rượu, thuốc lá, không dùng các thuốc corticoid và thuốc chống viêm không steroid. Hết đợt điều trị từ 4-6 tuần, cần soi lại dạ dày, tá tràng để đánh giá tiến triển của ổ loét. Nếu ổ loét thu nhỏ lại thì tiếp tục điều trị nội khoa. Còn nếu ổ loét vẫn như cũ thì phải xem xét khả năng phẫu thuật.
Bạn nên đi khám chuyên khoa Tiêu hóa để tìm ra nguyên nhân và có chỉ định điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.
Chúc bạn sức khỏe!
Bs.Thuocbietduoc
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ
Chảy máu đường tiêu hóa là chảy máu trong ống tiêu hóa (từ thực quản đến trực tràng). Chảy máu đường tiêu hóa có thể do nhiều nguyên nhân nhưng thường gặp trong các trường hợp: viêm hoặc loét cấp tính thực quản (do thuốc hoặc các hóa chất mạnh), giãn tĩnh mạch thực quản, vỡ, loét dạ dày - hành tá tràng, viêm dạ dày; trợt loét - chảy máu, chảy máu đường mật, các u lành hoặc ác tính bên trong hoặc lân cận ống tiêu hóa, bệnh máu và mạch máu, trĩ...
* Triệu chứng
- Nôn ra máu: do chảy máu ở đoạn cao của ống tiêu hóa, chất nôn có thể có màu đỏ tươi nếu máu chảy nhiều, có thể màu đen nếu chảy ít và ứ đọng lâu trong dạ dày.
- Phân đen: phân như bã cà phê, mùi đặc biệt do máu đã được tiêu hóa một phần, cũng có thể có màu mận, màu đỏ do chảy máu đoạn trên ống tiêu hóa.
- Đi ngoài ra máu tươi hoặc sẫm: thường là triệu chứng của chảy máu đoạn dưới ống tiêu hóa như trĩ, bệnh khu vực hậu môn - trực tràng...
- Tình trạng toàn thân: tùy theo mức độ chảy máu, nếu chảy máu nặng thường thấy huyết áp tụt, mạch nhanh nhỏ khó bắt, có thể lịm, ngất, rối loạn ý thức hoặc có sốc chảy máu. Thể vừa thường thấy da xanh, tim đập nhanh, tiểu ít, chân tay lạnh. Thể nhẹ thì các triệu chứng kín đáo hơn: mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm mặt mày, gai rét...
* Xử trí
Về nguyên tắc, chảy máu đường tiêu hóa là một tình
- Sơ cứu tại chỗ: Giữ bệnh nhân nằm yên trên giường ở tư thế đầu thấp chân cao, sinh hoạt ngay tại giường. Nếu cần, ủ ấm cho bệnh nhân đồng thời khẩn trương tìm cách đưa đi bệnh viện cấp cứu.
Trường hợp đi ngoài ra máu hoặc phân đen thì người bệnh phải lưu ý kết hợp với các triệu chứng toàn thân như mô tả ở trên (vì khi ăn tiết canh và uống một số loại thuốc cũng có thể đi ngoài phân đen nhưng không có các triệu chứng như đã mô tả) để tự theo dõi phát hiện và tới bệnh viện để được khám và theo dõi xử lý sớm.
* Điều trị
Để biết rõ mức độ tổn thương (viêm, loét), vị trí tổn thương (dạ dày hay tá tràng) và để chẩn đoán phân biệt với các bệnh gây xuất huyết tiêu hóa khác, cơ sở chuyên khoa sẽ giúp bạn:
- Nội soi dạ dày, tá tràng.
- Xét nghiệm tìm vi khuẩn H. Pylori ở dạ dày.
- Siêu âm gan mật.
- Xét nghiệm chức năng gan.
Nếu xuất huyết tiêu hóa là do viêm loét dạ dày - tá tràng, bạn cần được theo dõi và điều trị tích cực bằng thuốc kết hợp với duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.
Bạn có thể được chỉ định thuốc điều trị:
+ Thuốc ức chế tiết axit ở dạ dày như Famotidin (biệt dược là Quamatel), Omeprazol (biệt dược là Losec).
+ Có thể kết hợp với một loại Sucrafate hay Bismuth.
+ Kháng sinh (nếu có vi khuẩn Pylori): Amoxicilline, Metronidazole, Clarithromycine…
Cùng với các biện pháp can thiệp y tế, bệnh nhân bị chảy máu đường tiêu hóa cần duy trì chế độ sinh hoạt, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Tránh dùng gia vị cay chua, kiêng bia rượu, thuốc lá, không dùng các thuốc corticoid và thuốc chống viêm không steroid. Hết đợt điều trị từ 4-6 tuần, cần soi lại dạ dày, tá tràng để đánh giá tiến triển của ổ loét. Nếu ổ loét thu nhỏ lại thì tiếp tục điều trị nội khoa. Còn nếu ổ loét vẫn như cũ thì phải xem xét khả năng phẫu thuật.
Bạn nên đi khám chuyên khoa Tiêu hóa để tìm ra nguyên nhân và có chỉ định điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.
Chúc bạn sức khỏe!
Bs.Thuocbietduoc
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ