Mồ hôi nhiều toàn thân do nguyên nhân gì, trị nhiều mồ hôi toàn thân thế nào
Chào bác sĩ! Cho cháu hỏi rằng, cháu hay bị đổ mồ hôi toàn thân ngay khi trời không nóng lắm, những người khác thì cháu thấy họ bình thường không đổ, còn cháu khi làm việc gì đó là dễ bị ra mồ hôi, chẳng hạn như đi ngoài đường cũng bị. Mong bác sĩ tư vấn giúp ạ!
Trả lời:
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ
Chào cháu!
Đổ mồ hôi là tình trạng bình thường của cơ thể giúp giảm nhiệt độ của cơ thể khi ở trong môi trường nhiệt độ cao, tuy nhiên mô hôi nhiều có thể cảnh báo bạn đang mắc một bệnh lý nào đó. Vậy mồ hôi nhiều do nguyên nhân gì gây ra? Và việc trị mồ hôi nhiều như thế nào?
Mồ hôi nhiều toàn thân là gì?
Mồ hôi đổ nhiều toàn thân là tình trạng ra nhiều mồ hôi tại mọi vị trí trên cơ thể một cách không kiểm soát.
Mồ hôi nhiều do nguyên nhân gì?
- Rối loạn thần kinh thực vật
Lượng mồ hôi bài tiết ra trung bình là 1 lít/ ngày, và có thể tăng lên khi trời nóng hoặc khi tập thể dục. Trường hợp bạn có đổ mồ hôi ngay cả khi thời tiết lạnh hoặc không tập thể dục thì có thể bạn mắc chứng tăng tiết mồ hôi.
Mồ hôi nhiều do nguyên nhân rối loạn thần kinh thực vật là nguyên nhân hay gặp nhất, làm cho bộ phận cảm biến thân nhiệt của cơ thể bị sai lệch, từ đó chúng gửi đi những tín hiệu bất thường đến các hạch thần kinh làm tuyến mồ hôi hoạt động liên tục.
Ngoài ra, mồ hôi nhiều do nguyên nhân yếu tố di truyền cũng là có vai trò quan trọng gây nên bệnh lý này.
- Hạ đường huyết
Mồ hôi nhiều do nguyên nhân hạ đường huyết cũng thường gặp, đặc biệt là ở những người bị tiểu đường mạn tính, người hay bỏ bữa, người ăn kiêng. Khi lượng đường trong máu bị xuống thấp, cơ thể sẽ phát ra tín hiệu kích thích hệ giao cảm bài tiết ra adrenaline từ đó gây ra mồ hôi nhiều liên tục.
- Bệnh tiểu đường
Một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường đó làm gây tác động lên hệ thần kinh tự chủ, từ đó làm rối loạn quá trình bài tiết mồ hôi. Có trường hợp mồ hôi nhiều, nhất là sau khi ăn, tuy nhiên, cũng có trường hợp bị tắc tuyến mồ hôi.
- Bệnh cường giáp
Mồ hôi nhiều liên tục có thể là dấu hiệu việc tuyến giáp đang hoạt động quá mức hay còn gọi là cường giáp. Khi dư thừa hormone tuyến giáp, sẽ gây ra việc kích thích tuyến mồ hôi hoạt động. Tuy nhiên, ở bệnh cường giáp, ngoài có triệu chứng mồ hôi nhiều, bệnh nhân còn có nhiều triệu chứng khác như run tay, nhịp tim nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực, mắt lồi, thèm ăn, sụt cân nhanh….
- Suy giảm hormone sinh lý
Những người đàn ông bị đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm, ngay cả khi nhiệt độ không cao thì có thể do mức hormone testosterone thấp.
Mồ hôi nhiều vào ban đêm ở phụ nữ có thể là một dấu hiệu của thời kì mãn kinh. Đây là thời kỳ nồng độ estrogen đang ở mức thấp nhất.
Mồ hôi nhiều cũng có thể do một số nguyên nhân khác
như:
- Rối loạn lo âu
- Tác dụng phụ của thuốc trầm cảm
- Bệnh lý về tim mạch
- Bệnh lao
- Một số bệnh ung thư
Triệu chứng của đổ mồ hôi nhiều toàn thân?
Triệu chứng điển hình nhất của bệnh đổ mồ hôi nhiều toàn thân là cơ thể ướt đẫm mồ hôi dù không hề nóng. Một số triệu chứng khác có thể thấy bao gồm:
- Mồ hôi ra nhiều hơn ở các bộ phận khác của cơ thể như nách, lòng bàn tay, bàn chân, lưng…
- Da trắng xanh, nhợt nhạt, thậm chí da trở nên nhăn nheo nếu như đổ quá nhiều mồ hôi.
- Lòng bàn tay luôn có cảm giác ngứa, khô, lạnh.
- Mùi hôi khó chịu
Trị mồ hôi nhiều thế nào?
Nếu xác định được chính xác nguyên nhân thì hoàn toàn có thể xác đinh được việc trị mồ hôi nhiều thế nào.
Trường hợp, bệnh nhân bị đổ mồ hôi toàn thân nhiều do rối loạn thần kinh thực vật – đây là nguyên nhân hay gặp nhất hiện nay. Các bác sĩ có thể tư vấn cho bệnh nhân sử dụng các biện pháp điều trị dưới đây:
- Sử dụng chất chống mồ hôi
Bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc làm giảm tình trạng đổ mồ hôi nhiều như Odaban, Anhydrol Forte, Driclor, Perspire X, Magicool…
Thay đổi lối sống một cách lành mạnh:
• Nên mặc quần áo rộng, từ các loại vải tự nhiên thấm hút mồ hôi tốt.
• Hạn chế ăn các loại thức ăn cay, nóng, các chất kích thích.
- Tiêm dung dịch botox
Botox có khả năng ức chế các tín hiệu thần kinh từ hệ thần kinh giao cảm đến tuyến mồ hôi từ đó giảm thiểu được tình trạng đổ mồ hôi nhiều.
- Sử dụng thuốc
Những trường hợp nặng hơn, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng:
• Thuốc kháng cholinergic, ví dụ như: Ditropan, Robinul, Oxybutyin, Cogentin, Probanthine;
• Thuốc chẹn beta.
- Phương pháp điện chuyển ion
Trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với thuốc, bác sĩ có thể chỉ định điện chuyển ion để điều trị. Phương pháp này được tiến hành bằng cách ngâm tay hoặc chân của bệnh nhân vào khay nước dẫn điện, một đầu cực âm, một đầu cực dương để dẫn truyền ion. Phương pháp này sẽ giúp giảm tình trạng đổ mồ hôi nhiều sau 4 tuần điều trị.
- Phẫu thuật nội soi cắt hạch giao cảm
Phương pháp này thường tiến hành ở nách, giúp loại bỏ các tuyến mồ hôi ở dưới da. Bệnh nhân sẽ hồi phục nhanh sau vài ngày phẫu thuật. Phương pháp nội soi cách hạch giao cảm giúp giảm ngay tình trạng đổ mồ hôi nhiều ở tay và nách. Tuy nhiên, cũng có thể tái phát trong tương lai, hơn nữa mồ hôi có thể tăng tiết ở các vị trí khác.
Chúc cháu mau khỏe!

Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ