Gửi câu hỏi>>

Bệnh giang mai lây nhiễm thế nào, phòng tránh bệnh giang mai

Bệnh giang mai có lây qua đường quan hệ tình dục bằng miệng không? các con đường lây nhiễm bệnh giang mai là gì? phòng tránh bệnh giang mai thế nào. Xin cảm ơn bác sĩ.
Bệnh giang mai lây nhiễm thế nào, phòng tránh bệnh giang mai
Trả lời:

Con đường lây nhiễm bệnh giang mai

Bệnh giang mai do xoắn khuẩn nhạt (Treponema pallidum) gây ra. Đây là loại xoắn khuẩn yếu, có thể sống dai dẳng hơn khi ở nơi ẩm ướt nhưng không sống được quá vài tiếng đồng hồ khi ra ngoài cơ thể.

Bệnh giang mai lây chủ yếu qua đường sinh dục, vết thương hở miệng tiếp xúc với dịch tiết từ ổ giang mai, hoặc từ mẹ sang con khi mang thai. Các đường lây nhiễm bệnh giang mai như sau:

- Lây nhiễm do tiếp xúc trực tiếp: Những tiếp xúc trực tiếp như ôm hôn hoặc có quan hệ tình dục với người mắc bệnh giang mai sẽ càng làm tăng nguy cơ lây bệnh. Da và niêm mặc của bộ phận sinh dục tương đối mỏng nên khi có quan hệ tình dục, vùng da này dễ bị tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho vi trùng giang mai xâm nhập vào cơ thể.

- Lây qua đường máu: Bất kì hình thức liên quan đến việc tiêm chích, truyền máu... đều có thể làm cho mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể khỏe mạnh.

- Lây nhiễm do tiếp xúc: Nếu sử dụng hoặc dùng chung quần áo, khăn mặt có dính nội tiết mang vi trùng của người mắc bệnh giang mai thì đều có thể khiến bạn mắc bệnh giang mai, nhất là trong trường hợp, các vi trùng bệnh có cơ hội tấn công qua các vết thương hở trên da.

- Lây nhiễm qua đường sinh nở: Người mẹ bị mắc bệnh giang mai khi đang mang thai sẽ có thể lây bệnh cho thai nhi qua nhau thai hoặc trong quá trình sinh thường. Khi thai phụ bị bệnh mà chưa điều trị kịp thời hoặc điều trị không triệt để thì vi trùng sẽ thông qua tuần hoàn máu của nhau thai để truyền

nhiễm cho thai nhi, khiến cho thai nhi bị bệnh. Vi khuẩn giang mai thông qua nhau thai là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới trẻ bị giang mai bẩm sinh.

Phòng tránh bệnh giang mai

Cách tốt nhất để ngăn ngừa giang mai là quan hệ tình dục an toàn. Đối với các nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao, nên đến bệnh viện để tầm soát giang mai, hoa liễu. Nhóm này bao gồm người từng mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, nam giới nhiều bạn tình, phụ nữ mang thai, phụ nữ bán dâm, người làm trong lĩnh vực giải trí, đồng tính nam và đối tượng sử dụng ma túy. Phần lớn bệnh giang mai tiềm ẩn không có triệu chứng nhưng có thể xét nghiệm máu để tìm ra vi khuẩn.

Nếu bị loét sinh dục nhưng không cảm thấy đau đớn, cần phải cảnh giác và xét nghiệm giang mai càng sớm càng tốt để điều trị kịp thời. Đặc biệt khi phát hiện loét, khó chịu ở bộ phận sinh dục, u không đau sau khi quan hệ tình dục không an toàn, cần kiểm tra trong thời gian sớm nhất.

Nếu nghi ngờ nhiễm giang mai, bạn cần đến bệnh viện đa khoa uy tín hoặc trung tâm da liễu, trung tâm khám bệnh lây truyền qua đường tình dục để kiểm tra và điều trị triệt để. 

Giang mai có thể chữa trị bằng thuốc kháng sinh song bệnh có thể tái phát hoặc kháng thuốc. Sau khi ngưng điều trị nên theo dõi thường xuyên, thường là trong 3 năm. 

Người bệnh cần ngưng quan hệ tình dục trong bệnh kỳ, cho đến khi chữa khỏi. Người bệnh giang mai nên kịp thời thông báo cho các đối tác tình dục để làm kiểm tra và điều trị nếu đã bị lây nhiễm.

Hy vọng bạn sẽ có những thông tin bạn cần.

 

Thuốc biệt dược
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ


TAG: Bệnh giang maicon đường lây nhiễm bệnh giang maiphòng tránh bệnh giang mai




Bạn đọc phản hồi ( xem ở dưới phần QC ) =>

Bạn đọc phản hồi ( 2 )

Bình luận

- Thuocbietduoc.com.vn cung cấp thông tin về hơn 30.000 loại thuốc theo toa, thuốc không kê đơn. - Các thông tin về thuốc trên Thuocbietduoc.com.vn cho mục đích tham khảo, tra cứu và không dành cho tư vấn y tế, chẩn đoán hoặc điều trị. - Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Thuocbietduoc.com.vn
Thông tin Thuốc và Biệt Dược
- Giấy phép ICP số 235/GP-BC.
© Copyright Thuocbietduoc.com.vn
- Email: contact.thuocbietduoc@gmail.com