Nguyên nhân ngứa toàn thân và cách điều trị
Tôi bị ngứa toàn thân từ 2 tháng nay, khi ngứa gãi thì xuất hiện những vệt đỏ dài theo dấu móng tay, đã khám da liễu dùng thuốc tây thì hết ngứa vài ngày lại ngứa lại, uống thuốc Nam mát gan mà vẫn không hết, xin cho biết nguyên nhân và phải dùng thuốc gì ?
Trả lời:
1. Nguyên nhân gây ngứa toàn thân
Có nhiều nguyên nhân gây ngứa toàn thân bao gồm các bệnh về da và các nguyên nhân bên trong cơ thể
Các bệnh ngoài da:
- Nổi mề đay
Đây là bệnh phổ biến gây ngứa toàn thân. Da nổi mẩn đỏ, ngứa, xuất hiện vài ngày rối viến mất , rồi lại tiếp tục mọc lại ở chỗ khác trên da. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể là mề đay cơ địa và do dị ứng thời tiết.
- Ngứa do tuổi tác
Da càng khô càng dễ bị ngứa, da có cơ chế tự tiết ra chất nhờn duy trì độ ẩm của da. Tuy nhiên càng lớn tuổi sự tiết chất nhờn này cảng giảm, một số người lớn tuổi bị ngứa quanh năm. Ngứa sẽ trầm trọng hơn vào mùa lạnh, khi có các điều kiện khác làm da khô hơn.
- Ngứa vào mùa đông
Vào mùa đông, da khô hơn khiến ta dễ có cảm giác ngứa. Thê vào đó, sử dụng nước nóng, bật quạt sưới, điều hòa càng làm da khô và nứt nẻ hơn. Gãi và chà xát lên chỗ ngứa càng làm vi khuẩn dễ xâm nhập và làm nặng thêm tình trạng ngứa toàn thân.
- Bệnh ghẻ, chấy, rận
Đây là các bệnh gây ra bởi ký sinh trùng, dễ dàng lây lan do sự chung đụng. Bệnh hay gây ngứa ở các vùng như kẽ ngón tay, cổ tay, nách, bộ phận sinh dục… Con cái ghẻ phải được nhìn bằng kính hiển vi mới phát hiện ra. Người bị bệnh thường ngứa hơn nhiều về ban đêm. Chấy rận nhìn được bằng mắt thường .
- Bệnh vảy nến
Là bệnh về
da nhiều người gặp. Bệnh tạo thành những vết đỏ, dày trên da trông giống vảy nến, các vết này có thể mọc ở nhiều nơi, cả trên đầu, móng tay và trong miệng.
Các bệnh bên trong cơ thể
- Suy thận kinh niên
Suy thận mạn tính là bệnh gây ngứa nhiều nhất, 90% những người bệnh suy thận nặng cần được lọc thận. Ngứa toàn thân do suy thận thường nặng hơn vào mùa hè.
- Bệnh gan
Gan yếu, chức năng thải độc kém cũng có thể gây ngứa toàn thân. Trong các nguyên nhân bên trong cơ thể, ngứa toàn thân do bệnh gan đứng thứ 2 sau bệnh suy thận mạn tính.
- Bệnh cường tuyến giáp trạng
5% số người bị bệnh cường tuyến giáp trạng mắc kèm với chứng ngứa ngáy. Ngứa bớt dần khi bệnh được chữa trị và kiểm soát.
- Bệnh quá nhiều chất Hemoglobin trong máu
Trong bệnh này, cơ thể sản xuất quá nhiều hồng cầu và chất Hemoglobin lưu thông trong máu, làm máu đặc hơn bình thường. 14-52% người có bệnh này bị ngứa, nhất là sau khi tắm với nước ấm hay nước nóng.
Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân có thể gây bệnh ngứa toàn thân
2. Cách chữa trị ngứa toàn thân
Để chữa trị bệnh ngứa toàn thân bạn phải xác định rõ nguyên nhân gây bênh. Vì bạn không mổ tả rõ tình trạng ngứa và các nốt ngứa như thế nào, nên chúng tôi chưa xác định được rõ mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Ngứa toàn thân dù do nguyên nhân bệnh ngoài da hay do yếu tố bên trong cơ thể cũng là một bệnh mạn tính và cần sự kiên trì khi điều trị. Bạn nên đến cơ sở y tế để xác định rõ nguyên nhân gây bệnh, từ đó có cách điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc bôi để chữa ngứa toàn thân vì sử dụng các thuốc đó trong thời gian dài có thể gây tình trạng nhờn thuốc và kháng thuốc!
Chúc bạn trị được dứt điểm căn bệnh ngứa toàn thân và luôn khỏe mạnh.
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ
1. Nguyên nhân gây ngứa toàn thân
Có nhiều nguyên nhân gây ngứa toàn thân bao gồm các bệnh về da và các nguyên nhân bên trong cơ thể
Các bệnh ngoài da:
- Nổi mề đay
Đây là bệnh phổ biến gây ngứa toàn thân. Da nổi mẩn đỏ, ngứa, xuất hiện vài ngày rối viến mất , rồi lại tiếp tục mọc lại ở chỗ khác trên da. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể là mề đay cơ địa và do dị ứng thời tiết.
- Ngứa do tuổi tác
Da càng khô càng dễ bị ngứa, da có cơ chế tự tiết ra chất nhờn duy trì độ ẩm của da. Tuy nhiên càng lớn tuổi sự tiết chất nhờn này cảng giảm, một số người lớn tuổi bị ngứa quanh năm. Ngứa sẽ trầm trọng hơn vào mùa lạnh, khi có các điều kiện khác làm da khô hơn.
- Ngứa vào mùa đông
Vào mùa đông, da khô hơn khiến ta dễ có cảm giác ngứa. Thê vào đó, sử dụng nước nóng, bật quạt sưới, điều hòa càng làm da khô và nứt nẻ hơn. Gãi và chà xát lên chỗ ngứa càng làm vi khuẩn dễ xâm nhập và làm nặng thêm tình trạng ngứa toàn thân.
- Bệnh ghẻ, chấy, rận
Đây là các bệnh gây ra bởi ký sinh trùng, dễ dàng lây lan do sự chung đụng. Bệnh hay gây ngứa ở các vùng như kẽ ngón tay, cổ tay, nách, bộ phận sinh dục… Con cái ghẻ phải được nhìn bằng kính hiển vi mới phát hiện ra. Người bị bệnh thường ngứa hơn nhiều về ban đêm. Chấy rận nhìn được bằng mắt thường .
- Bệnh vảy nến
Là bệnh về
Các bệnh bên trong cơ thể
- Suy thận kinh niên
Suy thận mạn tính là bệnh gây ngứa nhiều nhất, 90% những người bệnh suy thận nặng cần được lọc thận. Ngứa toàn thân do suy thận thường nặng hơn vào mùa hè.
- Bệnh gan
Gan yếu, chức năng thải độc kém cũng có thể gây ngứa toàn thân. Trong các nguyên nhân bên trong cơ thể, ngứa toàn thân do bệnh gan đứng thứ 2 sau bệnh suy thận mạn tính.
- Bệnh cường tuyến giáp trạng
5% số người bị bệnh cường tuyến giáp trạng mắc kèm với chứng ngứa ngáy. Ngứa bớt dần khi bệnh được chữa trị và kiểm soát.
- Bệnh quá nhiều chất Hemoglobin trong máu
Trong bệnh này, cơ thể sản xuất quá nhiều hồng cầu và chất Hemoglobin lưu thông trong máu, làm máu đặc hơn bình thường. 14-52% người có bệnh này bị ngứa, nhất là sau khi tắm với nước ấm hay nước nóng.
Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân có thể gây bệnh ngứa toàn thân
2. Cách chữa trị ngứa toàn thân
Để chữa trị bệnh ngứa toàn thân bạn phải xác định rõ nguyên nhân gây bênh. Vì bạn không mổ tả rõ tình trạng ngứa và các nốt ngứa như thế nào, nên chúng tôi chưa xác định được rõ mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Ngứa toàn thân dù do nguyên nhân bệnh ngoài da hay do yếu tố bên trong cơ thể cũng là một bệnh mạn tính và cần sự kiên trì khi điều trị. Bạn nên đến cơ sở y tế để xác định rõ nguyên nhân gây bệnh, từ đó có cách điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc bôi để chữa ngứa toàn thân vì sử dụng các thuốc đó trong thời gian dài có thể gây tình trạng nhờn thuốc và kháng thuốc!
Chúc bạn trị được dứt điểm căn bệnh ngứa toàn thân và luôn khỏe mạnh.

Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ