Bị tê đầu ngón chân và tay, nên uống thuốc gì ?
Tôi không bị mắc các chứng bệnh như đái tháo đường và béo phì. Nhưng tôi thường xuyên tê chân và tay, lúc đầu chỉ bị ít ở các đầu ngón chân và tay, giờ đây nó lan rộng tới đầu gối và bắp tay. Xin hỏi Bs : Tôi nên uống các loại thuốc gì? Rất mong Bs chỉ dẫn, xin cảm ơn!
Trả lời: Chào anh,
Triệu chứng tê chân tay thường xuất hiện từ đầu ngón ở các chi với cảm giác tê rần như bị châm trích. Cảm giác tê tăng dần, lan dần bàn tay, cổ tay, cánh tay và xảy ra tương tự ở chân.
Tê chân tay là do tổn thương đa dây thần kinh có thể kèm theo tổn thương mạch máu. Nguyên nhân gây tổn thương này thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, mỡ máu, xơ vữa động mạch, béo phì. Ngoài ra, còn có thể do 1 số nguyên nhân khác như: Thiếu vitamin nhóm B, canxi, kali; Thần kinh bị chèn ép do thoái hóa, viêm khớp,...; Hệ dây thần kinh bị tổn thương do nhiễm độc (do rượu, bệnh mãn tính, thạch tín,...) hoặc do tư thế (ngủ, làm việc,...) sai lâu ngày. Anh nên xem xét lại xem mình có nằm trong nhóm nguyên nhân nào ở trên để ngăn ngừa và điều trị. Nếu không tìm ra nguyên nhân, anh nên sớm đi khám bác sĩ.
Với tình trạng hiện nay, nếu chưa đi khám ngay được, anh có thể sử dụng theo hướng
dẫn sau:
- Vindermen: Ngày 2v chia 2 lần, uống ít nhất 3 tháng hoặc lâu hơn cho đến khi khỏi hẳn bệnh. Vindermen giúp điều trị tổn thương đa dây thần kinh.
- Ginkgo Biloba 40mg (Tên biệt dược là Hatacan hoặc Tanakan,...): Ngày uống 4v chia 2 lần, uống cùng với Vindermen. Thuốc này giúp hoạt huyết và giảm tổn thương mạch máu.
- Phòng tránh loãng xương và ngăn thoái hóa: Tốt nhất là đo mật độ xương để xem có bị thiếu xương hoặc loãng xương không? Nếu có, nên bổ sung canxi và các khoáng chất cần thiết cho sức khỏe xương. Loại thuốc tốt nhất giúp phòng loãng xương, tăng cường sức khỏe xương cần chứa MK7 giúp đưa canxi vào xương, ngăn canxi đi vào mạch máu gây xơ vữa động mạch sẽ làm nặng thêm tình trạng tê bì chân tay. Trên thị trường đang lưu hành sản phẩm Vững Cốt Vinh Gia đáp ứng được yêu cầu này.
- Bên cạnh đó, chế độ ăn cần được bổ sung đầy đủ vi khoáng chất như: đậu tương, đậu xanh, lạc vừng, rau diếp, lòng đỏ trứng…, tập luyện thể thao đều đặn và nên khám bệnh định kỳ hàng năm.
Chúc anh luôn khỏe mạnh!
Bs Vũ Văn Lự
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ
Triệu chứng tê chân tay thường xuất hiện từ đầu ngón ở các chi với cảm giác tê rần như bị châm trích. Cảm giác tê tăng dần, lan dần bàn tay, cổ tay, cánh tay và xảy ra tương tự ở chân.
Tê chân tay là do tổn thương đa dây thần kinh có thể kèm theo tổn thương mạch máu. Nguyên nhân gây tổn thương này thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, mỡ máu, xơ vữa động mạch, béo phì. Ngoài ra, còn có thể do 1 số nguyên nhân khác như: Thiếu vitamin nhóm B, canxi, kali; Thần kinh bị chèn ép do thoái hóa, viêm khớp,...; Hệ dây thần kinh bị tổn thương do nhiễm độc (do rượu, bệnh mãn tính, thạch tín,...) hoặc do tư thế (ngủ, làm việc,...) sai lâu ngày. Anh nên xem xét lại xem mình có nằm trong nhóm nguyên nhân nào ở trên để ngăn ngừa và điều trị. Nếu không tìm ra nguyên nhân, anh nên sớm đi khám bác sĩ.
Với tình trạng hiện nay, nếu chưa đi khám ngay được, anh có thể sử dụng theo hướng
- Vindermen: Ngày 2v chia 2 lần, uống ít nhất 3 tháng hoặc lâu hơn cho đến khi khỏi hẳn bệnh. Vindermen giúp điều trị tổn thương đa dây thần kinh.
- Ginkgo Biloba 40mg (Tên biệt dược là Hatacan hoặc Tanakan,...): Ngày uống 4v chia 2 lần, uống cùng với Vindermen. Thuốc này giúp hoạt huyết và giảm tổn thương mạch máu.
- Phòng tránh loãng xương và ngăn thoái hóa: Tốt nhất là đo mật độ xương để xem có bị thiếu xương hoặc loãng xương không? Nếu có, nên bổ sung canxi và các khoáng chất cần thiết cho sức khỏe xương. Loại thuốc tốt nhất giúp phòng loãng xương, tăng cường sức khỏe xương cần chứa MK7 giúp đưa canxi vào xương, ngăn canxi đi vào mạch máu gây xơ vữa động mạch sẽ làm nặng thêm tình trạng tê bì chân tay. Trên thị trường đang lưu hành sản phẩm Vững Cốt Vinh Gia đáp ứng được yêu cầu này.
- Bên cạnh đó, chế độ ăn cần được bổ sung đầy đủ vi khoáng chất như: đậu tương, đậu xanh, lạc vừng, rau diếp, lòng đỏ trứng…, tập luyện thể thao đều đặn và nên khám bệnh định kỳ hàng năm.
Chúc anh luôn khỏe mạnh!
Bs Vũ Văn Lự

Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ