Viêm đại tràng co thắt chữa thế nào ?
Chào bác sỹ! Em năm nay 26 tuổi, đang làm việc tại một công ty xây dựng ở Quản Ninh. Em xin nhờ bác sỹ tư vấn giúp em bệnh mà em đang mắc . Cách đây 5hôm sau khi ăn tối xong em tự nhiên thấy đầy bụng và đến tận ngày hôm sau vẫn bị . Sau đó là hiện tượng đau âm ỉ vùng bụng trên rốn, em mua ở hiệu thuốc để trị bệnh rối loạn tiêu hoá, trị chứng bụng đầy hơi, và cả thuốc giun về để uống nữa . Sau khi uống thuốc giun thì hôm sau thấy khoẻ và không đau bụng nữa nhưng mà hôm sau nữa thì triệu trứng lại như mấy hôm trước đó là sau khi ăn xong thì đầy bụng và vài tiếng sau thì đau bụng âm ỉ rất khó chiu.Em ăn uống vẫn như bình thường mà không hề chán ăn, đi ngoài phân hơi lỏng Em đã ra bệnh viện siêu âm và nội soi dạ dày, mọi thứ đều ổn . Các bác sỹ chuẩn đoán em bị bệnh viêm đại tràng co thắt . Em xin hỏi bác sỹ là các triệu chứng trên của em có phải làviêm đại tràng co thắt không ạ . Bệnh này có chữa khỏi được không . Đây là lần đầu tiên em bị như thế này . Cơn đau bụng của em cũng không thường xuyên, lúc đau lúc không . Xin chân thành cảm ơn bác sỹ và mong được hồi âm sớm!
Trả lời: Theo như các thông tin bạn mô tả thì hiện tại bạn đang bị viêm đại tràng co thắt, đây là một căn bệnh rất phổ biến tại Việt Nam cũng như toàn thế giới. Căn bệnh này còn được gọi với những tên khác nhau như: hội chứng ruột kích thích, rối loạn chức năng đại tràng. Dưới đây là những thông tin giúp bạn hiểu hơn về bệnh và hướng điều trị bệnh
Triệu chứng của viêm đại tràng co thắt
Triệu chứng của bệnh rất thay đổi, khác nhau ở mỗi người bệnh và bệnh thường kéo dài và có các triệu chứng điển hình như:
- Đau bụng: đâu là triệu chứng điển hình nhất của viêm đại tràng co thắt gặp phải ở người bệnh. Đau bụng kèm theo khó chịu ở bụng, đau nặng hơn khi bị táo bón và bớt đau hơn khi đại tiện xong. Bên cạnh đó, người bệnh còn bị đau âm ỉ ở bụng dưới, cơn đau có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, nhất là khi bụng đói, sau khi ăn,…
- Rối loạn đại tiện: Thay đổi số lần đại tiện, phân lỏng, táo bón xen kẽ với phân bình thường, hay tái đi tái lại nhiều lần, phân thường có dấu hiệu đầu rắn đuôi nát, thường có cảm giác đi ngoài không hết phân, đi ngoài xong lại muốn đi tiếp.
- Bụng căng trướng hơi, mềm và không có dấu hiệu gì đặc biệt khi thăm khám.
- Cảm giác đau khó chịu ở bụng giảm đi sau khi đi đại tiện, đau âm ỉ không ở vị trí nào rõ rệt, có lúc đau dữ dội rồi trở về bình thường. Thỉnh thoảng có thể sờ thấy những u cục nổi lên dọc khung đại tràng.
- Phân có thể có nhày.
Ngoài các triệu chứng kể trên, bệnh nhân có thể nhức đầu, mệt mỏi, khó ngủ, lo lắng, suy sụp tinh thần, cơ thể suy nhược…
Viêm đại tràng co thắt chữa như thế nào
Bệnh viêm đai tràng co thắt đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu căn bệnh này, việc điều trị vẫn chủ yếu dựa trên các thuốc làm giảm triệu chứng kết hợp với việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt của người bệnh.
- Điều trị bằng thuốc chống co thắt
Tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh với đặc điểm và mức độ khác nhau sẽ áp dụng loại thuốc chữa trị phù hợp. Người bệnh cần lưu ý tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sỹ dùng đúng thuốc, liều lượng và thời gian sử dụng. Bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc về sử
dụng cũng như bỏ ngang việc uống thuốc sẽ khiến cho bệnh dễ tái phát và trở nên nghiêm trọng hơn.
Điều trị bằng thuốc chỉ là điều trị triệu chứng, chủ yếu nếu bệnh nhân có triệu chứng gì thì dùng thuốc để giảm bớt triệu chứng đó như: nếu có chướng bụng đầy hơi thì dùng thuóc giảm chướng bụng đầy hơi như: Debridat, motilium – M, nếu co đau bụng do co thắt thì dùng các thuốc như spasmaverin, spasfon, nếu có đi ỉa lỏng thì dùng Imodium, smecta, nếu có táo bón thì có thể dùng các thuốc chống táo bón như Folax, Duphalax…
- Chế độ ăn uống hợp lý
Đối với bệnh nhân gặp phải các căn bệnh đường tiêu hóa nói chung rất cần chú trọng tới chế độ ăn uống. Đây là yếu tố quan trọng thứ 2 sau việc sử dụng thuốc để hỗ trợ và làm tăng hiệu quả điều trị bệnh nhanh chóng. Ăn uống đúng cách bằng việc bổ sung thường xuyên các thực phẩm có lợi và hạn chế các loại thực phẩm không tốt sẽ giúp làm giảm triệu chứng viêm đại tràng co thắt và ngăn chặn bệnh tái phát hiệu quả.
• Các loại thực phẩm nên ăn khi bị viêm đại tràng co thắt bao gồm: thức ăn chứa nhiều chất đạm như các loại cá, sữa, đậu nành; các thức ăn nhiều chất xơ như rau, củ, quả giúp tăng cường và cải thiện tốt hệ tiêu hóa.
• Các loại thực phẩm cần kiêng ăn gồm: thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo như mỡ động vật, đồ chiên rán,…các loại đồ ăn sẵn, đồ ăn đóng hộp như thịt hộp, xúc xích, phô mai,…Không uống rượu bia và các chất kích thích.
- Thường xuyên luyện tập thể dục
Các nghiên cứu cho thấy việc tăng cường luyện tập, vận động giúp ích rất nhiều trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh, trong đó có bệnh viêm đại tràng co thắt. Tác dụng của việc luyện tập giúp tăng cường hệ tiêu hóa, lưu thông khí huyết và tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống táo bón,… Bạn có thể nên thường xuyên đi dạo bộ, tập yoga, đạp xe đạp,…
- Tạo tinh thần thoải mái
Stress, lo lắng là một trong những yếu tố khiến cho bệnh viêm đại tràng co thắt trở nên nghiêm trọng và khó điều trị dứt điểm. Chính vì thế người bệnh cần chú trọng việc tạo cho mình tinh thần thoải mái, lạc quan. Khi bạn vui vẻ cũng sẽ giúp làm giảm các cơ co thắt gây đau đại tràng.
Hi vọng những thông tin trên giúp bạn có thể tự trả lời cho câu hỏi Viêm đại tràng co thắt chữa như thế nào? và có hướng điều trị thích hợp và triệt để
Chúc bạn mau chóng khỏi bệnh!
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ
Triệu chứng của viêm đại tràng co thắt
Triệu chứng của bệnh rất thay đổi, khác nhau ở mỗi người bệnh và bệnh thường kéo dài và có các triệu chứng điển hình như:
- Đau bụng: đâu là triệu chứng điển hình nhất của viêm đại tràng co thắt gặp phải ở người bệnh. Đau bụng kèm theo khó chịu ở bụng, đau nặng hơn khi bị táo bón và bớt đau hơn khi đại tiện xong. Bên cạnh đó, người bệnh còn bị đau âm ỉ ở bụng dưới, cơn đau có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, nhất là khi bụng đói, sau khi ăn,…
- Rối loạn đại tiện: Thay đổi số lần đại tiện, phân lỏng, táo bón xen kẽ với phân bình thường, hay tái đi tái lại nhiều lần, phân thường có dấu hiệu đầu rắn đuôi nát, thường có cảm giác đi ngoài không hết phân, đi ngoài xong lại muốn đi tiếp.
- Bụng căng trướng hơi, mềm và không có dấu hiệu gì đặc biệt khi thăm khám.
- Cảm giác đau khó chịu ở bụng giảm đi sau khi đi đại tiện, đau âm ỉ không ở vị trí nào rõ rệt, có lúc đau dữ dội rồi trở về bình thường. Thỉnh thoảng có thể sờ thấy những u cục nổi lên dọc khung đại tràng.
- Phân có thể có nhày.
Ngoài các triệu chứng kể trên, bệnh nhân có thể nhức đầu, mệt mỏi, khó ngủ, lo lắng, suy sụp tinh thần, cơ thể suy nhược…
Viêm đại tràng co thắt chữa như thế nào
Bệnh viêm đai tràng co thắt đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu căn bệnh này, việc điều trị vẫn chủ yếu dựa trên các thuốc làm giảm triệu chứng kết hợp với việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt của người bệnh.
- Điều trị bằng thuốc chống co thắt
Tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh với đặc điểm và mức độ khác nhau sẽ áp dụng loại thuốc chữa trị phù hợp. Người bệnh cần lưu ý tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sỹ dùng đúng thuốc, liều lượng và thời gian sử dụng. Bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc về sử
Điều trị bằng thuốc chỉ là điều trị triệu chứng, chủ yếu nếu bệnh nhân có triệu chứng gì thì dùng thuốc để giảm bớt triệu chứng đó như: nếu có chướng bụng đầy hơi thì dùng thuóc giảm chướng bụng đầy hơi như: Debridat, motilium – M, nếu co đau bụng do co thắt thì dùng các thuốc như spasmaverin, spasfon, nếu có đi ỉa lỏng thì dùng Imodium, smecta, nếu có táo bón thì có thể dùng các thuốc chống táo bón như Folax, Duphalax…
- Chế độ ăn uống hợp lý
Đối với bệnh nhân gặp phải các căn bệnh đường tiêu hóa nói chung rất cần chú trọng tới chế độ ăn uống. Đây là yếu tố quan trọng thứ 2 sau việc sử dụng thuốc để hỗ trợ và làm tăng hiệu quả điều trị bệnh nhanh chóng. Ăn uống đúng cách bằng việc bổ sung thường xuyên các thực phẩm có lợi và hạn chế các loại thực phẩm không tốt sẽ giúp làm giảm triệu chứng viêm đại tràng co thắt và ngăn chặn bệnh tái phát hiệu quả.
• Các loại thực phẩm nên ăn khi bị viêm đại tràng co thắt bao gồm: thức ăn chứa nhiều chất đạm như các loại cá, sữa, đậu nành; các thức ăn nhiều chất xơ như rau, củ, quả giúp tăng cường và cải thiện tốt hệ tiêu hóa.
• Các loại thực phẩm cần kiêng ăn gồm: thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo như mỡ động vật, đồ chiên rán,…các loại đồ ăn sẵn, đồ ăn đóng hộp như thịt hộp, xúc xích, phô mai,…Không uống rượu bia và các chất kích thích.
- Thường xuyên luyện tập thể dục
Các nghiên cứu cho thấy việc tăng cường luyện tập, vận động giúp ích rất nhiều trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh, trong đó có bệnh viêm đại tràng co thắt. Tác dụng của việc luyện tập giúp tăng cường hệ tiêu hóa, lưu thông khí huyết và tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống táo bón,… Bạn có thể nên thường xuyên đi dạo bộ, tập yoga, đạp xe đạp,…
- Tạo tinh thần thoải mái
Stress, lo lắng là một trong những yếu tố khiến cho bệnh viêm đại tràng co thắt trở nên nghiêm trọng và khó điều trị dứt điểm. Chính vì thế người bệnh cần chú trọng việc tạo cho mình tinh thần thoải mái, lạc quan. Khi bạn vui vẻ cũng sẽ giúp làm giảm các cơ co thắt gây đau đại tràng.
Hi vọng những thông tin trên giúp bạn có thể tự trả lời cho câu hỏi Viêm đại tràng co thắt chữa như thế nào? và có hướng điều trị thích hợp và triệt để
Chúc bạn mau chóng khỏi bệnh!

Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ