Điều trị viêm khớp
Cháu năm nay 27 tuôỉ, không biêt sao cháu cứ mổi lần lam việc mệt thì xảy ra hiện tượng dau ở vùng xương khớp hong, dẫn đến đi không được mà chỉ bị một chân thôi.Cháu có đi khám rồi họ chuẩn đoán là bị viêm khớp cháu có uống thuốc ma không lành mỗi lần làm việc mệt lại xay ra như vây.cháu bị như vậy khoảng 5năm rôi.vậy cháu nhờ các bác tư vấn cho cháu vơi.
Trả lời: Hệ thống vận động của con người bao gồm hệ thống xương, cơ và khớp, khi một trong ba bộ phận này bị tổn thương do bất cứ một nguyên nhân gì đều ảnh hưởng đến chức năng vận động của cơ thể. Cũng như xương và cơ, cơ thể chúng ta có rất nhiều khớp, mỗi khớp được tạo nên bởi đầu xương, sụn, màng hoạt dịch và bao khớp. Khi tổn thương những bộ phận này đều ảnh hưởng đến chức năng của khớp. Do đó bệnh lý của khớp đều bị tác động bởi những thành phần đó.
Viêm khớp không phải là một bệnh mà là một triệu chứng với các biểu hiện: sưng, nóng, đỏ, đau tại một khớp hoặc nhiều khớp.
Nguyên nhân có thể: Do vi khuẩn: lao, tụ cầu, lậu cầu, giang mai, nấm, liên cầu, HIV...
Không phải do vi khuẩn: gout, giả gout, sau chấn thương, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp phản ứng, viêm khớp mạn tính thiếu niên, thoái hóa khớp...
Chẩn đoán nguyên nhân của viêm khớp không đơn giản, đôi khi cần những phương tiện hiện đại như: nội soi khớp, chụp CT, chụp cộng hưởng từ trường hoặc làm những xét nghiệm miễn dịch... và đòi hỏi người thầy thuốc phải có trình độ chuyên khoa sâu.
Điều trị viêm khớp: gồm dùng thuốc và vật lý liệu pháp. Khi điều trị viêm khớp thì quan trọng là phải biết được nguyên nhân để có biện pháp điều trị hữu hiệu. Tùy theo từng nguyên nhân mà có những loại thuốc thích hợp (Ví dụ: viêm khớp do lao: dùng những thuốc chống lao đặc hiệu; viêm khớp do lậu cầu: dùng kháng sinh đặc hiệu; gout: thuốc chống viêm, colcicine, allopurinol...)
Điều trị viêm khớp không đơn giản, các phác đồ điều trị không giống nhau, tùy theo nguyên nhân, có
những bệnh phải được điều trị và theo dõi suốt đời.
Khi tình trạng viêm khớp trở nên mạn tính, không được điều trị đúng theo nguyên nhân bệnh thì hậu quả sẽ rất nặng nề, màng hoạt dịch khớp bị viêm dày, xơ hóa, sụn khớp bị loét trợt, khe khớp sẽ bị hẹp lại, các đầu xương dưới tổ chức sụn cũng bị bào mòn và hủy xương... Tất cả những tổn thương đó sẽ làm cho khớp bị biến dạng, dần dần sẽ dính khớp, dẫn đến teo cơ và mất khả năng vận động của khớp.
Khi có biểu hiện viêm khớp, cần đến thầy thuốc chuyên khoa khớp để khám xác định nguyên nhân. Bất cứ một người thầy thuốc nào cũng có thể chẩn đoán được người bệnh có bị viêm khớp hay không, nhưng vấn đề đặt ra là phải chẩn đoán được nguyên nhân của hiện tượng viêm khớp đó là gì?
Khi đã được chẩn đoán là một bệnh khớp mạn tính như: viêm khớp dạng thấp, gout, thoái hóa khớp... thì người bệnh phải được theo dõi và điều trị suốt đời. Phải cộng tác với thầy thuốc, tuân theo những lời khuyên của thầy thuốc để có hiệu quả điều trị cao nhất. Tuyệt đối không nên tự mua thuốc để điều trị, nhất là corticoid (pretnisolon, dexamethason,...) hoặc đến khám thầy lang để dùng thuốc nam trong khi chưa được xác định rõ nguyên nhân của biểu hiện viêm khớp đó. Và không được tiêm một cách bừa bãi vào khớp.
Giữ gìn và bảo vệ khớp: Hãy tập luyện thường xuyên để có một khớp khỏe mạnh, các cơ và các dây chằng quanh khớp chắc hơn và mật độ xương sẽ tăng. Khi phải mang vác vật nặng, cần mang vác ở tư thế cân bằng, không được xoắn vặn người. Giảm nguy cơ béo phì, vì nếu trọng lượng cơ thể càng tăng sẽ làm khớp phải chịu tải nhiều dễ gây nguy cơ thoái khớp và thương tổn khớp. Giữ khớp luôn ấm, tránh để khớp bị lạnh. Có chế độ ăn hợp lý, đầy đủ chất, giàu canxi và vitamin.
Bạn đến khám tại khoa Cơ Xương Khớp, bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.
Chúc bạn mau khỏi!
Bs.Thuocbietduoc
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ
Viêm khớp không phải là một bệnh mà là một triệu chứng với các biểu hiện: sưng, nóng, đỏ, đau tại một khớp hoặc nhiều khớp.
Nguyên nhân có thể: Do vi khuẩn: lao, tụ cầu, lậu cầu, giang mai, nấm, liên cầu, HIV...
Không phải do vi khuẩn: gout, giả gout, sau chấn thương, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp phản ứng, viêm khớp mạn tính thiếu niên, thoái hóa khớp...
Chẩn đoán nguyên nhân của viêm khớp không đơn giản, đôi khi cần những phương tiện hiện đại như: nội soi khớp, chụp CT, chụp cộng hưởng từ trường hoặc làm những xét nghiệm miễn dịch... và đòi hỏi người thầy thuốc phải có trình độ chuyên khoa sâu.
Điều trị viêm khớp: gồm dùng thuốc và vật lý liệu pháp. Khi điều trị viêm khớp thì quan trọng là phải biết được nguyên nhân để có biện pháp điều trị hữu hiệu. Tùy theo từng nguyên nhân mà có những loại thuốc thích hợp (Ví dụ: viêm khớp do lao: dùng những thuốc chống lao đặc hiệu; viêm khớp do lậu cầu: dùng kháng sinh đặc hiệu; gout: thuốc chống viêm, colcicine, allopurinol...)
Điều trị viêm khớp không đơn giản, các phác đồ điều trị không giống nhau, tùy theo nguyên nhân, có
Khi tình trạng viêm khớp trở nên mạn tính, không được điều trị đúng theo nguyên nhân bệnh thì hậu quả sẽ rất nặng nề, màng hoạt dịch khớp bị viêm dày, xơ hóa, sụn khớp bị loét trợt, khe khớp sẽ bị hẹp lại, các đầu xương dưới tổ chức sụn cũng bị bào mòn và hủy xương... Tất cả những tổn thương đó sẽ làm cho khớp bị biến dạng, dần dần sẽ dính khớp, dẫn đến teo cơ và mất khả năng vận động của khớp.
Khi có biểu hiện viêm khớp, cần đến thầy thuốc chuyên khoa khớp để khám xác định nguyên nhân. Bất cứ một người thầy thuốc nào cũng có thể chẩn đoán được người bệnh có bị viêm khớp hay không, nhưng vấn đề đặt ra là phải chẩn đoán được nguyên nhân của hiện tượng viêm khớp đó là gì?
Khi đã được chẩn đoán là một bệnh khớp mạn tính như: viêm khớp dạng thấp, gout, thoái hóa khớp... thì người bệnh phải được theo dõi và điều trị suốt đời. Phải cộng tác với thầy thuốc, tuân theo những lời khuyên của thầy thuốc để có hiệu quả điều trị cao nhất. Tuyệt đối không nên tự mua thuốc để điều trị, nhất là corticoid (pretnisolon, dexamethason,...) hoặc đến khám thầy lang để dùng thuốc nam trong khi chưa được xác định rõ nguyên nhân của biểu hiện viêm khớp đó. Và không được tiêm một cách bừa bãi vào khớp.
Giữ gìn và bảo vệ khớp: Hãy tập luyện thường xuyên để có một khớp khỏe mạnh, các cơ và các dây chằng quanh khớp chắc hơn và mật độ xương sẽ tăng. Khi phải mang vác vật nặng, cần mang vác ở tư thế cân bằng, không được xoắn vặn người. Giảm nguy cơ béo phì, vì nếu trọng lượng cơ thể càng tăng sẽ làm khớp phải chịu tải nhiều dễ gây nguy cơ thoái khớp và thương tổn khớp. Giữ khớp luôn ấm, tránh để khớp bị lạnh. Có chế độ ăn hợp lý, đầy đủ chất, giàu canxi và vitamin.
Bạn đến khám tại khoa Cơ Xương Khớp, bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.
Chúc bạn mau khỏi!
Bs.Thuocbietduoc
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ