Điều trị bệnh viêm chân tóc và rụng tóc
cháu năm nay 21 tuổi,đang là sinh viên.cháu bị ngứa da đầu và rụng tóc rất nhiêu.trên đầu cháu nổi nhiều hạt màu đỏ giông như hạt mun.'da đầu cháu lại rất nhờn.khi tóc rụng có kèm theo nhân như nhân mụn .cháu bị tình trạng nay khoảng 3 thang rồi . cháu đã đi khám bệnh viện da liễu Đà Nẵng .bác si chẩn đoán cháu bị viêm chân tóc .cháu cung đã uống thuốc và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ nhưng từ đó đến nay bệnh của cháu ko đỡ mà ngày cang nặng thệm .cháu rất ngứa ở đầu ,nổi nhiều hạt đỏ .việc này làm cháu rất lo lắng .ảnh hưởng rất nhiều đến việc học của cháu .vì cháu rất ngứa và rất sợ sẽ rụng hết tóc .cháu rất mong bac sĩ giải dáp giúp cháu ,cháu bị bẹnh gì và hướng điều trị thế nào để cháu có thể khỏi bệnh ,để có thể yên tâm học hành .cháu rất cảm ơn bác sĩ !rất mong bác sĩ hồi âm lại cho cháu!
Trả lời: Rụng tóc thuộc loại bệnh khó chữa, hiệu quả điều trị thường thấp. Có nhiều kiểu rụng tóc:
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ
Rụng tóc “giả”: Tóc thường rụng nhiều vào mùa xuân và mùa thu. Sau tuổi dậy thì và vào khoảng 40 tuổi cũng có hiện tượng rụng tóc vì có sự thay đổi về kích thích tố làm giảm tóc sinh lý.
Rụng tóc rải rác không do viêm: Rụng tóc cấp tính khi bị chấn động tâm thần do sinh nở, hư thai, sốt nặng, phẫu thuật, xúc cảm mạnh. Hoặc rụng tóc mạn tính do thiếu Biotine, chất sắt và kẽm; do dùng một số loại thuốc (chống ung thư, chống đông máu, trị động kinh...). Rụng tóc kiểu này cũng có thể do nội tiết vì tăng hay giảm chức năng tuyến giáp, mắc bệnh tuyến phó giáp trạng, đái tháo đường, lupus đỏ, thiếu canxi trong máu, thiếu máu.
Rụng tóc do nhiều kích thích tố nam hay da nhiều chất nhờn: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất. Chân tóc chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền và sự nhạy cảm với những thay đổi kích thích tố nam làm cho thời gian phát triển của sợi tóc ngắn lại. Bệnh thường xảy ra vào tuổi dậy thì ở phái nam và khoảng 30 tuổi ở phái nữ.
Ở phái nam, tóc rụng từng đợt khoảng 3 - 4 tháng và được thay thế bằng sợi tóc mịn giống như lông. Đầu tiên, tóc rụng lõm nhỏ ở giữa vùng trán và thái dương; rồi rụng lan ra theo hình vòng xoáy, đến đỉnh đầu. Sau đó, tóc chỉ còn ở vùng thái dương và vùng chẩm.Ở giai đoạn chót, tóc còn rất ít, chỉ còn một băng hẹp, thưa, vòng quanh phía dưới, phía sau và hai bên đầu. Ở phái nữ, tóc rụng thành từng đợt, khoảng hai đợt mỗi năm, thường theo mùa và có thể do ảnh hưởng về di truyền.
Ở giai đoạn đầu, tóc rụng ở đỉnh đầu và có hình ảnh giống như các đường rẽ chân tóc rộng ra. Sau đó bệnh lan ra phía trước đến cách chân tóc vùng trán khoảng 1 cm, cuối cùng là rụng tóc đến hết đỉnh đầu. Có thể kèm theo các dấu hiệu tăng lượng kích thích tố nam như nổi mụn, mọc lông nhiều, rối loạn kinh nguyệt, nam hóa...
Nếu rụng tóc do nhiễm trùng hoặc nhiễm vi nấm, cần điều trị đặc biệt với các kháng sinh và thuốc chống nấm thích hợp.
Điều trị rụng tóc
Các loại thuốc hạn chế rụng tóc gồm có: sinh tố B5, B6, các axít amin như cystine, cystéine, méthionine. Ngoài ra, bác sĩ có thể cho dùng các chất cortisone dùng tại chỗ, điều trị chống dị ứng tại da đầu (nhằm giảm hiện tượng rụng tóc do bệnh tự miễn), kích thích da đầu bằng nhiệt độ lạnh. Loại thuốc chữa rụng tóc tương đối có hiệu quả là Minoxidil, dùng tại chỗ, làm tăng lượng tóc khoảng 30%.
Tuy nhiên, thuốc cũng có tác dụng phụ như ảnh hưởng đến huyết áp, làm tim đập nhanh, giữ nước. Dùng từ 4 đến 6 tháng mới có kết quả. Ngoài ra còn có thuốc kháng kích thích tố nam (chỉ dùng cho phụ nữ), thuốc kích thích miễn dịch tại chỗ (isoprinosine), dùng trong trường hợp rụng tóc nhiều.
Gần đây, một phương pháp mới đã xuất hiện, đó là chích thuốc trị bệnh vào da đầu (Mésothérapie). Phương pháp này dùng điều trị rụng tóc rất có kết quả, làm tăng tuần hoàn máu tại chỗ và nuôi dưỡng chân tóc.
Nguyên tắc điều trị là tái lập vi tuần hoàn và nuôi dưỡng tại chỗ với các vitamin quan trọng; làm chậm quá trình thoái hóa của chân tóc.
Quá trình điều trị: Chích tại chỗ vùng da đầu rụng tóc mỗi tuần 1 lần trong 4 tuần liên tiếp; sau đó 2 tuần 1 lần, làm 4 lần. Tiếp theo, mỗi tháng hay 2 tháng làm một lần. Tránh gội đầu hoặc nhuộm tóc 24 giờ sau đó. Kết quả thống kê cho thấy, sau 4 đợt điều trị, tóc ngưng rụng khoảng 90%; chất nhầy da đầu giảm sau 3 tuần. Tóc bắt đầu mọc sau 3 tháng; bệnh nhân càng trẻ tóc càng mọc nhanh.
Bệnh viêm chân tóc
Bệnh viêm chân tóc hay gặp ở những người đầu nhiều dầu do vi khuẩn liên tụ cầu Proteus hoặc nấm trichophyton gây nên. Những người lao động vất vả đầu tóc luôn đẫm mồ hôi, bụi bặm mà ít được tắm gội hay ù người vì gội quá nhiều, dùng dầu gội có độ tẩy gầu cao, lại hay cào vò làm xây xước da đầu mà dẫn đến viêm chân tóc.
Điều trị viêm chân tóc không đơn giản vì phải kết hợp dùng thuốc kháng sinh (khi có nhiễm khuẩn nặng, nổi hạch đau ở cổ), thuốc kháng khuẩn tại chỗ, thuốc an thần chống ngứa và thuốc chống dị ứng.
Tùy từng trường hợp, thầy thuốc sẽ có chỉ định thích hợp. Để thuốc có tác dụng, bệnh nhân phải biết căn nguyên của bệnh và tự giác thực hiện một chế độ gội đầu hợp lý: không gội quá nhiều, không dùng nước gội có độ tẩy gầu cao, không cào vò mạnh làm xây xước da đầu, không làm tróc vẩy các mụn.
Nếu được phát hiện và điều trị sớm, đúng phương pháp, có chế độ gội đầu hợp lý, bệnh viêm chân tóc có thể chữa khỏi.
Bạn có thể đến bệnh viện Da Liễu Hà Nội hoặc bệnh viện Da Liễu Trung ương khám và điều trị.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ