Làm gì khi men gan (men GGT) tăng cao
Tôi bị nhiễm virút viêm gan B. tôi đi xét nghiệm thì được biết men GGT quá cao (192). Cơ thể tôi vẫn bình thường, thèm ăn, không buồn nôn xin bác sĩ cho biết tôi nên điều trị bằng cách nào?
Trả lời: Men gan hay còn gọi là enzyme, là thành phần có chứa trong mỗi tế bào gan. Khi tế bào gan chết đi, men gan được giải phóng vào máu. Nếu một lượng lớn men gan xuất hiện trong máu thì rất có thể đó là một dấu hiệu bất thường ở gan.
GGT là 1 loại men gan cùng với 2 loại nữa là SGOT và SGPT. Ba loại này tăng khi có tổn thương gan do viêm gan, đặc biệt GGT tăng cao khi tổn thương gan do bia rượu.
Triệu chứng men gan cao
Khi bị men gan cao, các triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài rất ít, và nếu có cũng khó phát hiện. Một số trường hợp không nhiều người bệnh cảm thấy hơi đau nhức ở vùng hạ sườn phải, đau nhẹ ở phần bụng dưới, dãn các vi mạch ở vùng cổ và vùng mặt. Đây là những triệu chứng rất khó để nhận biết và cũng rất dễ nhầm lẫn với những biểu hiện của các căn bệnh khác.
GGT tăng cao có thể cho biết 1 tình trạng của bệnh gan (viêm gan, chai gan, u bướu gan..) nhưng không chuyên biệt vì GGT cũng tăng cao do uống rượu, suy tim, do dùng 1 số thuốc, thí dụ: thuốc trị bệnh động kinh, thuốc chống đau chống viêm không có steroid ( Ibuprofen, Naproxen, Voltaren v.v ), thuốc kháng sinh, chống nấm .....
Nếu muốn biết có phải bệnh gan không thì thông thường xét nghiệm GGT thường được làm chung vớí các xét nghiệm khác về chức năng gan như AST, ALT để có sự chuyên biệt về gan.
Làm gì khi men gan cao
Cách sinh hoạt phòng bệnh Men gan cao
- Tránh xa rượu bia, thuốc lá, là hai món đại kỵ với lá gan. Nếu có lỡ dùng đến thì người bệnh đừng quên tái khám để kiểm tra tình trạng bệnh và nhận đơn thuốc từ bác sĩ - Áp dụng chế độ dinh dưỡng dồi dào dưỡng chất cần thiết cho tiến trình tái tạo mô gan như lysin trong tảo spirulina, lecithin trong đậu nành... thay vì hình thức dinh dưỡng kiêng khem khắt khe. Ăn uống thiếu chất cũng là nguyên nhân làm suy yếu lá gan.
- Ngủ đủ giấc vì giấc ngủ 8 tiếng chính là cao điểm cho tiến trình phục hồi của lá gan. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh là kháng thể chống viêm gan được tổng hợp với vận tốc nhanh gấp 3-5 lần bình thường trong giấc ngủ.
Điều trị men gan cao
Men gan cao là hậu quả của quá trình tổn thương tế bào gan lâu dài nhưng điều trị không quá phức tạp. Do vậy, kể cả không phải dùng thuốc hay phải dùng thuốc thì người bệnh cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sỹ, điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học hợp lý.
Men gan ở mức bình thường là dưới 40 UI/ml, trên 40 IU/ml sẽ được xác định là men gan cao. Thông thường, men gan từ 40 IU/ml đến dưới 80 UI/ml sẽ không phải dùng thuốc điều trị đặc hiệu, khi nồng độ men gan cao gấp 2 lần bình thường (trên 80 UI/ml) sẽ được chỉ định bắt buộc dùng thuốc tây điều trị.
Bạn nên theo dõi men gan, GGT thường xuyên xem chỉ sô có thay đổi không và cũng nên làm siêu âm gan để biết chắc tình trạng của gan. Nếu bạn thường xuyên uống rượu và hút thuốc thì nên ngưng uống rượu, không hút thuốc lá, nên giảm các thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào, nên dùng chế độ ăn bổ dưỡng nhiều chất đạm. Nếu cần dùng thuốc gì thì nên hỏi bác sĩ xem có hại cho gan không.
Bạn đã đi khám, đã làm xét nghiệm để chẩn đoán bệnh, theo chúng tôi bạn tham khảo ý kiến bác sĩ thăm khám cho bạn để được tư vấn điều trị hiệu quả và phù hợp với kết quả chẩn đoán bệnh của bạn.
Chúc bạn mau khoẻ.
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ
GGT là 1 loại men gan cùng với 2 loại nữa là SGOT và SGPT. Ba loại này tăng khi có tổn thương gan do viêm gan, đặc biệt GGT tăng cao khi tổn thương gan do bia rượu.
Triệu chứng men gan cao
Khi bị men gan cao, các triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài rất ít, và nếu có cũng khó phát hiện. Một số trường hợp không nhiều người bệnh cảm thấy hơi đau nhức ở vùng hạ sườn phải, đau nhẹ ở phần bụng dưới, dãn các vi mạch ở vùng cổ và vùng mặt. Đây là những triệu chứng rất khó để nhận biết và cũng rất dễ nhầm lẫn với những biểu hiện của các căn bệnh khác.
GGT tăng cao có thể cho biết 1 tình trạng của bệnh gan (viêm gan, chai gan, u bướu gan..) nhưng không chuyên biệt vì GGT cũng tăng cao do uống rượu, suy tim, do dùng 1 số thuốc, thí dụ: thuốc trị bệnh động kinh, thuốc chống đau chống viêm không có steroid ( Ibuprofen, Naproxen, Voltaren v.v ), thuốc kháng sinh, chống nấm .....
Nếu muốn biết có phải bệnh gan không thì thông thường xét nghiệm GGT thường được làm chung vớí các xét nghiệm khác về chức năng gan như AST, ALT để có sự chuyên biệt về gan.
Làm gì khi men gan cao
Cách sinh hoạt phòng bệnh Men gan cao
- Tránh xa rượu bia, thuốc lá, là hai món đại kỵ với lá gan. Nếu có lỡ dùng đến thì người bệnh đừng quên tái khám để kiểm tra tình trạng bệnh và nhận đơn thuốc từ bác sĩ - Áp dụng chế độ dinh dưỡng dồi dào dưỡng chất cần thiết cho tiến trình tái tạo mô gan như lysin trong tảo spirulina, lecithin trong đậu nành... thay vì hình thức dinh dưỡng kiêng khem khắt khe. Ăn uống thiếu chất cũng là nguyên nhân làm suy yếu lá gan.
- Ngủ đủ giấc vì giấc ngủ 8 tiếng chính là cao điểm cho tiến trình phục hồi của lá gan. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh là kháng thể chống viêm gan được tổng hợp với vận tốc nhanh gấp 3-5 lần bình thường trong giấc ngủ.
Điều trị men gan cao
Men gan cao là hậu quả của quá trình tổn thương tế bào gan lâu dài nhưng điều trị không quá phức tạp. Do vậy, kể cả không phải dùng thuốc hay phải dùng thuốc thì người bệnh cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sỹ, điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học hợp lý.
Men gan ở mức bình thường là dưới 40 UI/ml, trên 40 IU/ml sẽ được xác định là men gan cao. Thông thường, men gan từ 40 IU/ml đến dưới 80 UI/ml sẽ không phải dùng thuốc điều trị đặc hiệu, khi nồng độ men gan cao gấp 2 lần bình thường (trên 80 UI/ml) sẽ được chỉ định bắt buộc dùng thuốc tây điều trị.
Bạn nên theo dõi men gan, GGT thường xuyên xem chỉ sô có thay đổi không và cũng nên làm siêu âm gan để biết chắc tình trạng của gan. Nếu bạn thường xuyên uống rượu và hút thuốc thì nên ngưng uống rượu, không hút thuốc lá, nên giảm các thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào, nên dùng chế độ ăn bổ dưỡng nhiều chất đạm. Nếu cần dùng thuốc gì thì nên hỏi bác sĩ xem có hại cho gan không.
Bạn đã đi khám, đã làm xét nghiệm để chẩn đoán bệnh, theo chúng tôi bạn tham khảo ý kiến bác sĩ thăm khám cho bạn để được tư vấn điều trị hiệu quả và phù hợp với kết quả chẩn đoán bệnh của bạn.
Chúc bạn mau khoẻ.
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ