Bệnh Herpes môi, nguyên nhân và cách chữa trị
Xin cho em hỏi ,e có người anh họ bị bệnh Herpes ở môi .E nghe nói bệnh đó rất dễ bị lây khi mình ăn uống chung hay nói chuyện với người bị bệnh .em rất lo lắng xin bác sỉ trả lời sớm dùm em.Em cám ơn bác sỉ nhiều lặm
Trả lời:
Herpes môi là bệnh xuất hiện những nốt mụn rộp xung quanh miệng và môi gây sưng, đau cản trở việc giao tiếp và ăn uống hàng ngày.
1. Triệu chứng của Herpes môi bao gồm:
- Xuất hiện mụn rộp quanh miệng, môi
- Trẻ nhỏ thường chảy nhiều nước dãi
- Đau họng
- Nói khó khăn
- Sau khi vỡ, nốt mụn sẽ chảy dịch nước làm lây lan sang vùng da xung quanh.
- Hơi thở có mùi
- Sưng và nổi hạch ở cổ
- Sốt nhẹ
- Dễ tái phát nhiều lần
2. Nguyên nhân Herpes môi
Herpes môi là do virus herpes simplex (HSV) gây nên. Có 2 loại : HSV-1 và HSV-2. HSV-1 thường gây bệnh herpes môi còn HSV-2 thường gây herpes sinh dục.Tuy nhiên, HSV-1 vẫn có thể gây mụn giộp ở bộ phận sinh dục và HSV-2 vẫn có khả năng gây herpes môi mặc dù rất hiếm.
Các vết mụn giộp sau khi vỡ ra sẽ có khả năng lây lan cao . Bệnh lây truyền qua sự tiếp xúc trực tiếp giữa người với người như : ăn uống chung, dùng chung mỹ phẩm, ôm hôn…
3. Yếu tố nguy cơ
Điều kiện thuận lợi để cho virus HSV xâm nhập bao gồm:
- Tổn thương ở môi ( khô, nứt môi, chấn thương…)
- Sốt, cảm cúm
- Mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô
hấp
- Suy nhược cơ thể, giảm sức đề kháng
- Trong thời kỳ kinh nguyệt, có thai
4. Khi nào cần gặp bác sĩ
Khi các nốt mụn giộp lây lan nhanh chóng cần đến gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị đúng đắn. Trẻ em, phụ nữ có thai, những người suy giảm hệ miễn dịch là các đối tượng nguy hiểm khi mắc bệnh herpes môi.
5. Điều trị Herpes môi
- Thuốc kháng virus: sử dụng thuốc kháng virus Acyclovir đường bôi và đường uống để giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh.
- Thuốc kháng sinh: chỉ được sử dụng khi xuất hiện bội nhiễm, tức là các nốt mụn giộp loét ra và có dấu hiệu nhiễm khuẩn.
- Các thuốc bổ trợ khác: vitamin C, thuốc tăng sức đề kháng… giúp bệnh nhân nhanh hồi phục hơn.
6. Chế độ sinh hoạt
Bệnh nhân có thể áp dụng một số phương pháp sau để giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh:
- Súc miệng bằng nước muối hoặc baking soda để giảm đau họng, hôi miệng.
- Không nên thơm hoặc hôn người khác vì dễ lây bệnh
- Không dùng chung đồ vật sinh hoạt cá nhân
- Hạn chế sử dụng thực phẩm có tính acid
Để phòng tránh bệnh cho trẻ nhỏ cần:
- Rửa tay thường xuyên cho trẻ bằng nước rửa tay
- Không để trẻ cho tay hoặc đồ chơi vào miệng.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bệnh.
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ
Herpes môi là bệnh xuất hiện những nốt mụn rộp xung quanh miệng và môi gây sưng, đau cản trở việc giao tiếp và ăn uống hàng ngày.
1. Triệu chứng của Herpes môi bao gồm:
- Xuất hiện mụn rộp quanh miệng, môi
- Trẻ nhỏ thường chảy nhiều nước dãi
- Đau họng
- Nói khó khăn
- Sau khi vỡ, nốt mụn sẽ chảy dịch nước làm lây lan sang vùng da xung quanh.
- Hơi thở có mùi
- Sưng và nổi hạch ở cổ
- Sốt nhẹ
- Dễ tái phát nhiều lần
2. Nguyên nhân Herpes môi
Herpes môi là do virus herpes simplex (HSV) gây nên. Có 2 loại : HSV-1 và HSV-2. HSV-1 thường gây bệnh herpes môi còn HSV-2 thường gây herpes sinh dục.Tuy nhiên, HSV-1 vẫn có thể gây mụn giộp ở bộ phận sinh dục và HSV-2 vẫn có khả năng gây herpes môi mặc dù rất hiếm.
Các vết mụn giộp sau khi vỡ ra sẽ có khả năng lây lan cao . Bệnh lây truyền qua sự tiếp xúc trực tiếp giữa người với người như : ăn uống chung, dùng chung mỹ phẩm, ôm hôn…
3. Yếu tố nguy cơ
Điều kiện thuận lợi để cho virus HSV xâm nhập bao gồm:
- Tổn thương ở môi ( khô, nứt môi, chấn thương…)
- Sốt, cảm cúm
- Mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô
- Suy nhược cơ thể, giảm sức đề kháng
- Trong thời kỳ kinh nguyệt, có thai
4. Khi nào cần gặp bác sĩ
Khi các nốt mụn giộp lây lan nhanh chóng cần đến gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị đúng đắn. Trẻ em, phụ nữ có thai, những người suy giảm hệ miễn dịch là các đối tượng nguy hiểm khi mắc bệnh herpes môi.
5. Điều trị Herpes môi
- Thuốc kháng virus: sử dụng thuốc kháng virus Acyclovir đường bôi và đường uống để giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh.
- Thuốc kháng sinh: chỉ được sử dụng khi xuất hiện bội nhiễm, tức là các nốt mụn giộp loét ra và có dấu hiệu nhiễm khuẩn.
- Các thuốc bổ trợ khác: vitamin C, thuốc tăng sức đề kháng… giúp bệnh nhân nhanh hồi phục hơn.
6. Chế độ sinh hoạt
Bệnh nhân có thể áp dụng một số phương pháp sau để giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh:
- Súc miệng bằng nước muối hoặc baking soda để giảm đau họng, hôi miệng.
- Không nên thơm hoặc hôn người khác vì dễ lây bệnh
- Không dùng chung đồ vật sinh hoạt cá nhân
- Hạn chế sử dụng thực phẩm có tính acid
Để phòng tránh bệnh cho trẻ nhỏ cần:
- Rửa tay thường xuyên cho trẻ bằng nước rửa tay
- Không để trẻ cho tay hoặc đồ chơi vào miệng.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bệnh.

Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ