Điều trị viêm dạ dày do HP
Viêm dạ dày do vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) thì chữa trị như thế nào ?
Trả lời:
Viêm dạ dày là một bệnh khá phổ biến trên thế giới cũng như Việt Nam. Sự phát hiện nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn Helicobacter pylori (H.P) đã đưa đến các phương pháp điều trị hiệu quả hơn, tấn động trực tiếp đến tác nhân gây bệnh này. Đến 80% số bệnh nhân viêm dạ dày được xác định với nguyên nhân do vi khuẩn HP. Nguyên tắc điều trị viêm dạ dày do HP
Vi khuẩn Hp là một trong những vi khuẩn khó tiêu diệt do chúng bám tại lớp màng nhầy của niêm mạc dạ dày- nơi mà các thuốc khó khuyếch tán đến.Phương pháp điều trị bệnh hiện nay dựa trên cơ chế bệnh sinh của bệnh đó là sự mất cân bằng giữa các yếu tố bảo vệ niêm mạc và các yếu tố tấn công (acid và pepsin) với nguyên nhân sinh bệnh là nhiễm H.P. Do vậy điều trị viêm loét dạ dày có nhiễm Helicobacter pylori là sự kết hợp các tiêu chí sau:
- Làm giảm tiết acid HCL và pepsin (giảm yếu tố tấn công)
- Dùng các thuốc có tác dụng bảo vệ niêm mạc (tăng cường yếu tố bảo vệ)
- Dùng thuốc tiệt trừ Helicobacter pylori (điều trị nguyên nhân).
Helicobacter pylori là một vi khuẩn khó bị tiêu diệt, phát triển chậm, muốn tiêu diệt đòi hỏi phải phối hợp thuốc và dùng kéo dài.
Các nhóm thuốc có khả năng điều trị viêm dạ dày do HP hiện nay
• Các thuốc kháng sinh: Các kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori từ trước tới nay gồm: Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazole hoặc Tinidazole, Tetracycline. Những năm gần đây, với sự ra đời của nhiều loại kháng
sinh mới được dùng tiệt trừ Helicobacter pylori như: Levofloxacin, Furazolidone, Rifabutin.
• Các thuốc ức chế bơm proton (PPI): Ngày nay các thế hệ thuốc ức chế bơm proton mới ra đời là những thuốc kháng tiết mạnh và có hiệu quả cao khi kết hợp với thuốc kháng sinh trong các phác đồ điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori. Các thuốc này có tác dụng hiệp đồng đối với các thuốc kháng sinh và tự nó cũng có khả năng ức chế vi khuẩn Helicobacter pylori. PPI làm giảm chế tiết acid và cùng với việc giảm thể tích dịch vị, vì vậy làm cho nồng độ của kháng sinh trong dạ dày tăng lên dẫn đến tác dụng diệt khuẩn cao của các kháng sinh trong phác đồ được dùng để điều trị.
• Thuốc kháng thụ thể H2: Là những thuốc có tác dụng ức chế tiết acid chọn lọc trên các thụ thể H2 ở màng đáy của tế bào thành. So với nhóm thuốc ức chế bơm proton thì thuốc kháng thụ thể H2 có tác dụng làm giảm chế tiết acid của dạ dày kém hơn. Trong các phác đồ điều trị kết hợp thuốc kháng tiết acid, khuynh hướng chung hiện nay ủng hộ việc dùng PPI hơn là thuốc kháng thụ thể H2.
• Các muối Bismuth: Các thuốc hiện nay hay được sử dụng là chế phẩm bismuth dạng keo như: Tripotasium Dicitrate Bismuth, 14 Bismuth Subsalicylate , Colloidal Bismuth Subcitrate và dạng kết hợp Ranitidin – Bismuth - Citrade.
Phác đồ điều trị viêm dạ dày do HP
Nếu chỉ dùng đơn độc một thuốc nêu trên thì rất ít khả năng tiêu diệt Helicobacter pylori, hơn nữa còn gây nguy cơ kháng thuốc. Vì vậy, hiện nay để tiêu diệt Helicobacter pylori các bác sĩ thường chỉ định phối hợp các thuốc giữa các nhóm trên nhằm đem lại hiệu quả điều trị cao hơn cho người bệnh.
Chúc bạn sức khỏe
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ
Viêm dạ dày là một bệnh khá phổ biến trên thế giới cũng như Việt Nam. Sự phát hiện nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn Helicobacter pylori (H.P) đã đưa đến các phương pháp điều trị hiệu quả hơn, tấn động trực tiếp đến tác nhân gây bệnh này. Đến 80% số bệnh nhân viêm dạ dày được xác định với nguyên nhân do vi khuẩn HP. Nguyên tắc điều trị viêm dạ dày do HP
Vi khuẩn Hp là một trong những vi khuẩn khó tiêu diệt do chúng bám tại lớp màng nhầy của niêm mạc dạ dày- nơi mà các thuốc khó khuyếch tán đến.Phương pháp điều trị bệnh hiện nay dựa trên cơ chế bệnh sinh của bệnh đó là sự mất cân bằng giữa các yếu tố bảo vệ niêm mạc và các yếu tố tấn công (acid và pepsin) với nguyên nhân sinh bệnh là nhiễm H.P. Do vậy điều trị viêm loét dạ dày có nhiễm Helicobacter pylori là sự kết hợp các tiêu chí sau:
- Làm giảm tiết acid HCL và pepsin (giảm yếu tố tấn công)
- Dùng các thuốc có tác dụng bảo vệ niêm mạc (tăng cường yếu tố bảo vệ)
- Dùng thuốc tiệt trừ Helicobacter pylori (điều trị nguyên nhân).
Helicobacter pylori là một vi khuẩn khó bị tiêu diệt, phát triển chậm, muốn tiêu diệt đòi hỏi phải phối hợp thuốc và dùng kéo dài.
Các nhóm thuốc có khả năng điều trị viêm dạ dày do HP hiện nay
• Các thuốc kháng sinh: Các kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori từ trước tới nay gồm: Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazole hoặc Tinidazole, Tetracycline. Những năm gần đây, với sự ra đời của nhiều loại kháng
• Các thuốc ức chế bơm proton (PPI): Ngày nay các thế hệ thuốc ức chế bơm proton mới ra đời là những thuốc kháng tiết mạnh và có hiệu quả cao khi kết hợp với thuốc kháng sinh trong các phác đồ điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori. Các thuốc này có tác dụng hiệp đồng đối với các thuốc kháng sinh và tự nó cũng có khả năng ức chế vi khuẩn Helicobacter pylori. PPI làm giảm chế tiết acid và cùng với việc giảm thể tích dịch vị, vì vậy làm cho nồng độ của kháng sinh trong dạ dày tăng lên dẫn đến tác dụng diệt khuẩn cao của các kháng sinh trong phác đồ được dùng để điều trị.
• Thuốc kháng thụ thể H2: Là những thuốc có tác dụng ức chế tiết acid chọn lọc trên các thụ thể H2 ở màng đáy của tế bào thành. So với nhóm thuốc ức chế bơm proton thì thuốc kháng thụ thể H2 có tác dụng làm giảm chế tiết acid của dạ dày kém hơn. Trong các phác đồ điều trị kết hợp thuốc kháng tiết acid, khuynh hướng chung hiện nay ủng hộ việc dùng PPI hơn là thuốc kháng thụ thể H2.
• Các muối Bismuth: Các thuốc hiện nay hay được sử dụng là chế phẩm bismuth dạng keo như: Tripotasium Dicitrate Bismuth, 14 Bismuth Subsalicylate , Colloidal Bismuth Subcitrate và dạng kết hợp Ranitidin – Bismuth - Citrade.
Phác đồ điều trị viêm dạ dày do HP
Nếu chỉ dùng đơn độc một thuốc nêu trên thì rất ít khả năng tiêu diệt Helicobacter pylori, hơn nữa còn gây nguy cơ kháng thuốc. Vì vậy, hiện nay để tiêu diệt Helicobacter pylori các bác sĩ thường chỉ định phối hợp các thuốc giữa các nhóm trên nhằm đem lại hiệu quả điều trị cao hơn cho người bệnh.
Chúc bạn sức khỏe

Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ