Viêm đại tràng mạn tính
Chào bác sĩ! Tôi năm nay 48 tuổi đi siêu âm và khám nội soi bị hang vị dạ dày .Tôi bị Viêm đại tràng mạn tính đã qua nhiều năm điều trị mà vẫn không hết, vậy xin hỏi bác sỹ có phương pháp nào trị khỏi bệnh này không? Có thuốc nào đặc trị không? Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời: Chào bạn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi. Tôi xin giải đáp các thắc mắc của bạn như sau:
Những năm gần đây, viêm đại tràng là một căn bệnh có xu hướng gia tăng với tốc độ đáng lo ngại. Viêm đại tràng mạn tính thường khởi phát từ một đợt viêm đường tiêu hóa cấp tính do nhiểm các vi khuẩn và ký sinh trùng qua đường ăn uống nhưng không được điều trị dứt điểm dẫn tới hiện tượng kháng thuốc. Sau nhiều lần tái phát, bệnh chuyển sang viêm đại tràng mạn tính.
Nhiều bệnh nhân chán nản và hoang mang vì bệnh chữa một thời gian lại tái phát, các triệu chứng viêm đại tràng mạn tính cứ đeo đẳng như: đau bụng, đầy bụng trướng hơi, đại tiện lúc lỏng lúc táo, phân sống, phân lẫn máu, mót rặn… Người bị viêm đại tràng mạn tính không dám ăn uống theo sở thích, phải kiêng khem khổ sở.
Bệnh viêm đại tràng mạn tính rất dễ mắc phải nhưng rất khó để có thể điều trị triệt để, hiện nay chưa có thuốc nào đặc trị cho căn bệnh này.
Tại sao bệnh viêm đại tràng mạn lại hay tái phát, dai dẳng khó chữa ?
Thứ nhất: Niêm mạc đại tràng vốn rất mỏng manh và thường xuyên phải tiếp xúc với các chất độc hại từ thức ăn hoặc từ quá trình đào thải của cơ thể nên rất dễ bị viêm nhiễm. Một khi đã xuất hiện vết viêm nhiễm lại thường xuyên tiếp xúc với các chất độc này sẽ tạo thành vòng luẩn quẩn, khiến bệnh hay tái đi tái lại.
Thứ hai: Do sự chủ quan và thiếu hiểu biết của người bệnh. Khi có các triệu chứng khó chịu về đường tiêu hóa, người bệnh thường tự ý ra các hiệu thuốc để mua vài liều về sử dụng, khi nào đỡ là dừng. Xong bạn nên biết rằng, hiện nay trên thị trường không có một loại thuốc nào có thể trị dứt điểm được viêm đại tràng. Khi các triệu chứng đã hết không có nghĩa là bệnh đã khỏi. Những vết viêm loét vẫn còn đó thì bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào.
Mặt khác, phác đồ điều trị hiện nay thường sử dụng kháng sinh. Điều này rất bất lợi bởi kháng sinh vốn là con dao hai lưỡi. Ngoài việc tiêu diệt những vi khuẩn có hại gây bệnh trong đường ruột, nó
cũng đồng thời tiêu diệt luôn những vi khuẩn có ích rất cần cho hệ tiêu hóa của chúng ta. Nếu lạm dụng kháng sinh trong nhiều tuần, nhiều tháng không những bệnh không khỏi hẳn mà còn có thể trở nên nặng nề thêm.
Điều trị dứt điểm bệnh viêm đại tràng mạn tính
Để chữa dứt điểm bệnh viêm đại tràng mạn tính chúng ta cần kết hợp nhiều yếu tố bao gồm việc sử dụng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý cùng với yếu tố tâm lý. Với bệnh viêm đại tràng mạn tính, bác sỹ thường chia ra theo các thể bệnh để theo dõi và điều trị được tốt hơn. Các thể bệnh bao gồm như:
- Bệnh thể nhẹ dùng sulfasalazine, melasamin, olsalazin, có nhiều tác dụng chống viêm, các thuốc này có thể có nhiều tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, giảm tinh trùng.
- Bệnh trung bình thường sử dụng hydrocortisone, methylprednisolone, tuy nhiên việc sử dụng các thuốc này gây ra nhiều tác dụng phụ.
- Bệnh nặng, bệnh nhân phải nhập viện để phòng ngừa nguy cơ thủng đại tràng, ngưng nuôi dưỡng bằng đường miệng, nuôi bằng truyền dịch. Nếu liệu pháp corticorsteroid và cyclosporine không thành công thì phải phẫu thuật.
Sử dụng phương pháp phẫu thuật: Với những bệnh nhân nặng, điều trị nội khoa không có tác dụng, đại tràng bị phình giãn do nhiễm độc nặng, xuất huyết nặng, nguy co thủng thì giải pháp phẫu thuật hay được sử dụng. Các bác sỹ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ đại tràng chữa khỏi bệnh hoàn toàn nhưng làm ảnh hưởng đến chức năng ruột và bài tiết. Khoảng 25 – 40% bệnh nhân viêm loét đại tràng mãn nếu không được điều trị tốt cuối cùng vẫn sẽ phải phẫu thuật.
Ngoài ra, trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày bạn nên hạn chế ăn những thức ăn có thể gây khó tiêu, tiêu chảy, các chất kích thích như: dầu mỡ, rau sống, sữa tươi, rượu bia, thuốc lá, cà phê, nước ngọt có ga, đô ngọt, thực phẩm có nhiều đường lactose, hạn chế sử dụng các thuốc chống viêm không steroid.
Nên tăng cường ăn thực phẩm nhiều đạm như thịt nạc, cá nạc, sữa đậu nành, uống đủ nước, ăn rau xanh có nhiều lá (rau ngót, rau muống, rau cải…). Thêm nữa, bạn nên có kế hoạch để làm việc, nghỉ ngơi điều độ, tập thể dục, dưỡng sinh giữ tinh thần thoải mái…
Chúc bạn mau khỏe!
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi. Tôi xin giải đáp các thắc mắc của bạn như sau:
Những năm gần đây, viêm đại tràng là một căn bệnh có xu hướng gia tăng với tốc độ đáng lo ngại. Viêm đại tràng mạn tính thường khởi phát từ một đợt viêm đường tiêu hóa cấp tính do nhiểm các vi khuẩn và ký sinh trùng qua đường ăn uống nhưng không được điều trị dứt điểm dẫn tới hiện tượng kháng thuốc. Sau nhiều lần tái phát, bệnh chuyển sang viêm đại tràng mạn tính.
Nhiều bệnh nhân chán nản và hoang mang vì bệnh chữa một thời gian lại tái phát, các triệu chứng viêm đại tràng mạn tính cứ đeo đẳng như: đau bụng, đầy bụng trướng hơi, đại tiện lúc lỏng lúc táo, phân sống, phân lẫn máu, mót rặn… Người bị viêm đại tràng mạn tính không dám ăn uống theo sở thích, phải kiêng khem khổ sở.
Bệnh viêm đại tràng mạn tính rất dễ mắc phải nhưng rất khó để có thể điều trị triệt để, hiện nay chưa có thuốc nào đặc trị cho căn bệnh này.
Tại sao bệnh viêm đại tràng mạn lại hay tái phát, dai dẳng khó chữa ?
Thứ nhất: Niêm mạc đại tràng vốn rất mỏng manh và thường xuyên phải tiếp xúc với các chất độc hại từ thức ăn hoặc từ quá trình đào thải của cơ thể nên rất dễ bị viêm nhiễm. Một khi đã xuất hiện vết viêm nhiễm lại thường xuyên tiếp xúc với các chất độc này sẽ tạo thành vòng luẩn quẩn, khiến bệnh hay tái đi tái lại.
Thứ hai: Do sự chủ quan và thiếu hiểu biết của người bệnh. Khi có các triệu chứng khó chịu về đường tiêu hóa, người bệnh thường tự ý ra các hiệu thuốc để mua vài liều về sử dụng, khi nào đỡ là dừng. Xong bạn nên biết rằng, hiện nay trên thị trường không có một loại thuốc nào có thể trị dứt điểm được viêm đại tràng. Khi các triệu chứng đã hết không có nghĩa là bệnh đã khỏi. Những vết viêm loét vẫn còn đó thì bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào.
Mặt khác, phác đồ điều trị hiện nay thường sử dụng kháng sinh. Điều này rất bất lợi bởi kháng sinh vốn là con dao hai lưỡi. Ngoài việc tiêu diệt những vi khuẩn có hại gây bệnh trong đường ruột, nó
Điều trị dứt điểm bệnh viêm đại tràng mạn tính
Để chữa dứt điểm bệnh viêm đại tràng mạn tính chúng ta cần kết hợp nhiều yếu tố bao gồm việc sử dụng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý cùng với yếu tố tâm lý. Với bệnh viêm đại tràng mạn tính, bác sỹ thường chia ra theo các thể bệnh để theo dõi và điều trị được tốt hơn. Các thể bệnh bao gồm như:
- Bệnh thể nhẹ dùng sulfasalazine, melasamin, olsalazin, có nhiều tác dụng chống viêm, các thuốc này có thể có nhiều tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, giảm tinh trùng.
- Bệnh trung bình thường sử dụng hydrocortisone, methylprednisolone, tuy nhiên việc sử dụng các thuốc này gây ra nhiều tác dụng phụ.
- Bệnh nặng, bệnh nhân phải nhập viện để phòng ngừa nguy cơ thủng đại tràng, ngưng nuôi dưỡng bằng đường miệng, nuôi bằng truyền dịch. Nếu liệu pháp corticorsteroid và cyclosporine không thành công thì phải phẫu thuật.
Sử dụng phương pháp phẫu thuật: Với những bệnh nhân nặng, điều trị nội khoa không có tác dụng, đại tràng bị phình giãn do nhiễm độc nặng, xuất huyết nặng, nguy co thủng thì giải pháp phẫu thuật hay được sử dụng. Các bác sỹ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ đại tràng chữa khỏi bệnh hoàn toàn nhưng làm ảnh hưởng đến chức năng ruột và bài tiết. Khoảng 25 – 40% bệnh nhân viêm loét đại tràng mãn nếu không được điều trị tốt cuối cùng vẫn sẽ phải phẫu thuật.
Ngoài ra, trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày bạn nên hạn chế ăn những thức ăn có thể gây khó tiêu, tiêu chảy, các chất kích thích như: dầu mỡ, rau sống, sữa tươi, rượu bia, thuốc lá, cà phê, nước ngọt có ga, đô ngọt, thực phẩm có nhiều đường lactose, hạn chế sử dụng các thuốc chống viêm không steroid.
Nên tăng cường ăn thực phẩm nhiều đạm như thịt nạc, cá nạc, sữa đậu nành, uống đủ nước, ăn rau xanh có nhiều lá (rau ngót, rau muống, rau cải…). Thêm nữa, bạn nên có kế hoạch để làm việc, nghỉ ngơi điều độ, tập thể dục, dưỡng sinh giữ tinh thần thoải mái…
Chúc bạn mau khỏe!

Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ