Hiện tượng ra huyết của thai phụ
cháu 26 tuổi và đã lấy chồng được 8 tháng. sau khi cưới hai tháng thì cháu đã có thai nhưng mang thai được gần hai tháng thì có hiện tượng ra huyết lúc đầu huyết có màu nâu cháu đi khám và siêu âm ở bệnh viện huyện họ nói thai vẫn bình thường không có vấn đề gì sau hai hôm cháu thấy ra nhiều máu tươi được mọi người giới thiệu cháu đã đến một phòng khám tư nhân có uy tín và họ siêu âm kết luận là nếu giữ thai thì sẽ không tốt cho cả mẹ và con sau này vi thai đã bị ảnh hưởng không tốt, họ khuyên cháu nên bỏ thai và cháu đã đi hút bỏ, bây giờ cháu lại đã có thai được 5 tuần và lại thấy hiện tượng rỉ máu màu nâu cách đây 2 ôm cháu đi khám và siêu âm ở bệnh viện huyện họ nói thai không vấn đề gì nhưng vẫn thấy rỉ máu màu nhờ nhờ chiều nay máu vẫn cứ rỉ và có vẻ nhiều hơn cháu lại đi khám và siêu âm ở bệnh viện tư nhân và lần này họ nói thai bình thường được 5 tuần tuổi và đã có âm vang thai có nhịp tim nhưng cháu thấy máu vẫn rỉ ra cháu đã uống thuốc rồi không biết liệu lần này có bị làm sao không cháu rất mong được các bác giúp đỡ cháu và có lời khuyên cho cháu . cháu xin chân thành cảm ơn các bác!
Trả lời: Khi thấy hiện tượng xuất huyết âm đạo dù có đau bụng hay không, các thai phụ cần phải đi khám ngay. Xuất huyết trong thai kỳ là một trong các dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sẩy thai. Nếu thấy tình trạng này, thai phụ nên dùng băng vệ sinh thấm để biết lượng huyết nhiều hay ít, màu sẫm hay đỏ tươi và báo cho bác sĩ. Qua đó, bác sĩ sẽ biết thai đang trong tình trạng nào.
Sau đây là các nguyên nhân thường gây xuất huyết trong thai kỳ
1. Xuất huyết vào những tháng đầu thai kỳ:
Khoảng 20-30% bà bầu thường bị xuất huyết trong thời gian đầu mang thai, rơi vào các trường hợp: - Dọa sẩy thai: Một số thai phụ thấy ra máu khi tuổi thai khoảng 4-8-12 tuần. Đó là do phôi thai chưa bám chắc vào thành tử cung. Ra máu thường kèm các triệu chứng đau lưng, nặng ở bụng dưới... Khi mang thai, cơ thể người mẹ tiết ra nội tiết tố giúp thai phát triển. Tuy nhiên, đôi khi lượng nội tiết tố không đủ, dẫn đến xuất huyết như có kinh nguyệt. Hiện tượng này sẽ hết sau ba tháng đầu.
- Thai lưu: Trường hợp thai lưu phát triển không bình thường sẽ gây tình trạng thai lưu. 1/3 các trường hợp là do thai nhi bị rối loạn nhiễm sắc thể. Các nguyên nhân khác gây thai lưu là chấn động cơ học, nhiễm trùng...Cơ thể thai phị sẽ đào thải bào thai bắt đầu với dấu hiệu xuất huyết âm đạo. - Thai lạc chỗ: Đây là tình trạng phôi thai nằm ngoài tử cung. Các dấu hiệu thai lạc chỗ gồm chảy máu âm đạo, đau nhói vùng bụng dưới. Nếu thai ngoài tử cung bị vỡ, không xử lý kịp thời, có thể nguy hiểm đến tình trạng người mẹ. Người có tiền sử phá thai, bị viêm nhiễm vùng sinh dục, từng bị thai lạc chỗ dễ gặp tình trạng này.
- Thai trứng: Trứng sau khi thụ tinh sẽ hình thành phôi và các phần phụ như túi ối, nhau, gai nhau... Sự phát triển của phôi và các thành phần phụ phải tương ứng nhau. Nhưng có trường hợp, thành phần phụ phát triển quá nhanh, không tương ứng với
phôi thai. Điều này khiến gai nhau nhanh chóng bị thoái hóa, tạo thành các túi chứa dịch dính vào nhau như chùm nho. Các tổn thương này làm trứng hỏng nhưng gai nhau vẫn được nuôi dưỡng nhờ máu của mẹ nên tiếp tục hoạt động. Hiện tượng này gọi là thai trứng. Dấu hiệu của thai trứng gồm xuất huyết ấm đạo, có màu nâu đen hoặc đỏ, chảy máu dai dẳng hoặc ồ ạt. Xét nghiệm máu có hàm lượng hCG cao. Tim thai không thấy đập. Các trường hợp khác: Viêm nhiễm đường sinh dục, bướu ở cổ tử cung...hoặc sau khi gần chồng cũng gây ra xuất huyết.
2. Tình trạng xuất huyết từ tuần 20 của thai kỳ
Xuất huyết âm đạo trong nửa giai đoạn sau của thai kỳ thường do các nguyên nhân:
- Nhau bong non: Là tình trạng nhau thai tách khỏi vị trí thành tử cung khi bé chưa chào đời. Triệu chứng thường là đau bụng, xuất huyết âm đạo. Khi xác định nhau bong non, cần theo dõi sát sao tình trạng thai nhi, mẹ và sự co bóp của tử cung. Việc xử trí tuỳ mức độ của nhau bong và tuổi thai. Nếu thai trưởng thành, bác sĩ sẽ theo dõi và cho kích thích chuyển dạ.
- Nhau tiền đạo: Bình thường, bánh nhau bám vào mặt trước, sau và đáy tử cung. Nếu vì lý do nào đó như: tử cung có sẹo mổ cũ, bị dị dạng, có tiền sử điều hòa kinh nguyệt... bánh nhau sẽ bám thấp xuống vòng eo tử cung, che một phần hay toàn bộ lỗ trong tử cung, gây cản trở đường đi của thai nhi khi chuyển dạ. Đặc biệt là gây chảy máu khi có sự bong tách giữa bánh nhau và tử cung.
Lưu ý: Thai phụ bị ra huyết không phải chuyện hiếm. Có nhiều trường hợp ra huyết do những nguyên nhân nhỏ, không cần điều trị. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp nguy hiểm. Vì vậy bạn cần đi khám ngay để có hướng xử lý kịp thời.
Theo chúng tôi, trường hợp của bạn nếu có điều kiện thì nên khám tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương hoặc Viện sản C. Nếu không thì bạn nên khám tại chuyên khoa sản tại các bệnh viện tuyến tỉnh hoặc huyện. Căn cứ vào kết quả thăm khám thực tế, các bác sĩ sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn.
Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ
Sau đây là các nguyên nhân thường gây xuất huyết trong thai kỳ
1. Xuất huyết vào những tháng đầu thai kỳ:
Khoảng 20-30% bà bầu thường bị xuất huyết trong thời gian đầu mang thai, rơi vào các trường hợp: - Dọa sẩy thai: Một số thai phụ thấy ra máu khi tuổi thai khoảng 4-8-12 tuần. Đó là do phôi thai chưa bám chắc vào thành tử cung. Ra máu thường kèm các triệu chứng đau lưng, nặng ở bụng dưới... Khi mang thai, cơ thể người mẹ tiết ra nội tiết tố giúp thai phát triển. Tuy nhiên, đôi khi lượng nội tiết tố không đủ, dẫn đến xuất huyết như có kinh nguyệt. Hiện tượng này sẽ hết sau ba tháng đầu.
- Thai lưu: Trường hợp thai lưu phát triển không bình thường sẽ gây tình trạng thai lưu. 1/3 các trường hợp là do thai nhi bị rối loạn nhiễm sắc thể. Các nguyên nhân khác gây thai lưu là chấn động cơ học, nhiễm trùng...Cơ thể thai phị sẽ đào thải bào thai bắt đầu với dấu hiệu xuất huyết âm đạo. - Thai lạc chỗ: Đây là tình trạng phôi thai nằm ngoài tử cung. Các dấu hiệu thai lạc chỗ gồm chảy máu âm đạo, đau nhói vùng bụng dưới. Nếu thai ngoài tử cung bị vỡ, không xử lý kịp thời, có thể nguy hiểm đến tình trạng người mẹ. Người có tiền sử phá thai, bị viêm nhiễm vùng sinh dục, từng bị thai lạc chỗ dễ gặp tình trạng này.
- Thai trứng: Trứng sau khi thụ tinh sẽ hình thành phôi và các phần phụ như túi ối, nhau, gai nhau... Sự phát triển của phôi và các thành phần phụ phải tương ứng nhau. Nhưng có trường hợp, thành phần phụ phát triển quá nhanh, không tương ứng với
2. Tình trạng xuất huyết từ tuần 20 của thai kỳ
Xuất huyết âm đạo trong nửa giai đoạn sau của thai kỳ thường do các nguyên nhân:
- Nhau bong non: Là tình trạng nhau thai tách khỏi vị trí thành tử cung khi bé chưa chào đời. Triệu chứng thường là đau bụng, xuất huyết âm đạo. Khi xác định nhau bong non, cần theo dõi sát sao tình trạng thai nhi, mẹ và sự co bóp của tử cung. Việc xử trí tuỳ mức độ của nhau bong và tuổi thai. Nếu thai trưởng thành, bác sĩ sẽ theo dõi và cho kích thích chuyển dạ.
- Nhau tiền đạo: Bình thường, bánh nhau bám vào mặt trước, sau và đáy tử cung. Nếu vì lý do nào đó như: tử cung có sẹo mổ cũ, bị dị dạng, có tiền sử điều hòa kinh nguyệt... bánh nhau sẽ bám thấp xuống vòng eo tử cung, che một phần hay toàn bộ lỗ trong tử cung, gây cản trở đường đi của thai nhi khi chuyển dạ. Đặc biệt là gây chảy máu khi có sự bong tách giữa bánh nhau và tử cung.
Lưu ý: Thai phụ bị ra huyết không phải chuyện hiếm. Có nhiều trường hợp ra huyết do những nguyên nhân nhỏ, không cần điều trị. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp nguy hiểm. Vì vậy bạn cần đi khám ngay để có hướng xử lý kịp thời.
Theo chúng tôi, trường hợp của bạn nếu có điều kiện thì nên khám tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương hoặc Viện sản C. Nếu không thì bạn nên khám tại chuyên khoa sản tại các bệnh viện tuyến tỉnh hoặc huyện. Căn cứ vào kết quả thăm khám thực tế, các bác sĩ sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn.
Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ
TAG: ra huyết trong thai kỳhiện tượng ra huyết của thai phụra máu trong thai kỳ
- Hỏi về hiện tượng ra huyết trong thai kỳ