Điều trị mề đay trong thai kỳ
Tôi có bầu đươc 5 tuần Nhưng tôi bị mề đay đã mấy tháng nên liên tục phải dùng thuốc, hiện tại tôi đang dùng thuốc chlophemiramin, ngày 2 viên nhưng không thuyên giảm đươc bao nhiệu Tôi đang rất lo lắng không biết thuốc có ảnh hưởng gì đến thai nhi và nếu cứ uống liên tục thì có được không, tôi đã đi khám ở Viện da liễu sài gòn bác sĩ khuyên tôi nên hạn chế dùng thuốc nhưng do ngứa quá nên tôi vẫn phải dùng, chân thành cảmơn
Mề đay gây ngứa, làm thai phụ rất khó chịu và lo lắng. Tuy nhiên, bạn nên yên tâm vì thai vẫn phát triển bình thường và ngay sau khi sinh, bệnh sẽ khỏi hoàn toàn.
Bệnh mề đay hầu hết thì nó sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ. Nó gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu, còn khi mà bác sĩ buộc phải dùng thuốc cho bạn thì những cái thuốc điều trị di ứng dưới dạng nổi mề đay này, nếu mà mình dùng thuốc kéo dài thì nó cũng ảnh hưởng tới em bé còn thì bản thân cái bệnh đó thì nó không ảnh hưởng gì tới em bé, chỉ cân nhắc khi sử dụng các loại thuốc điều trị dị ứng nổi mề đay thôi.
Về cơ bản, mề đay là những phát ban đỏ nổi thành từng mảng lớn trên da, gây ngứa ngáy rất khó chịu. Mề đay thường xảy ra với bà mẹ mang thai lần đầu và thường tập trung nhiều ở bụng. Mề đay cũng có thể lan đến mông, tay và chân, thậm chí có thể lan khắp người và chỉ chừa mỗi khuôn mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân.
Nguyên nhân nổi mề đay khi mang thai
Vậy tại sao mẹ lại bị mà những bà mẹ khác lại không? Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng cho triệu chứng này.
Nếu như nhiều tác dụng phụ khó chịu khi mang thai khác có thể đổ hết cho hiện tượng hormone thai kỳ tăng cao thì triệu chứng này lại không phải như vậy.
Một số nghiên cứu cho thấy có vẻ như tình trạng da căng giãn có liên quan đến triệu chứng này vì mề đay thường nổi trước hết tại các vùng da bị rạn và tỷ lệ bị nổi mề đay ở các mẹ bầu mang đa thai, tăng cân nhanh bao giờ cũng cao hơn những người khác.
Ngoài ra, các nghiên cứu khác cũng cho thấy đây có thể là một phản ứng miễn dịch tốt để các kháng nguyên của thai nhi được phép đi vào hoạt động.
Điều trị mề đay khi mang thai
Điều trị mề đay thì quan trong là phải tìm được nguyên nhân, cái dị ứng nổi mề đay nó chỉ là phản ứng của cơ thể và nó biểu hiện các cái ngứa cũng như các cái mẩn trên da, gọi là mề đay nên những mảng tầng đấy rất dày và nó làn rộng trên cơ thể thì gọi là bệnh mề đay.
Đối với bệnh dị ứng thì cách tốt nhất đó là loại trừ nguyên nhân gây di ứng thì nó sẽ đỡ thôi. Hi vọng là sau khi bạn sinh thì cái dị ứng đó nó sẽ giảm đi nhiều.
Thuốc điều trị mề đay: bạn chỉ cần bôi thuốc chống ngứa tại chỗ. Nên bôi kem phenergan, nếu không đỡ có thể dùng kem hoặc mỡ hydrocortisol 0,1% hoặc eumovate 0,05% (nhưng không được bôi diện rộng và kéo dài). Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Thuốc Chlorpheniramine mà bạn đang dùng là một kháng histamin, có tác dụng chống dị ứng, tuy nhiên thuốc không nên dùng cho phụ nữ có thai, bạn có thể xem chi tiết tại đây: thông tin về thuốc chlorpheniramine . Nhất là bạn đã dùng lâu mà chưa đỡ mề đay, bạn nên hỏi lại bác sĩ đã kê đơn cho bạn.
Để tránh tình trạng này, chị em nên tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc thoáng để tránh đổ mồ hôi. Vào mùa đông, không nên dùng nước quá nóng vì dễ kích thích cơn ngứa. Dùng các loại sữa tắm dịu nhẹ, tốt nhất là mua ở hiệu thuốc loại sữa tắm không kích ứng dùng cho da mẫn cảm. Hạn chế tiếp xúc với chất tẩy rửa, hóa mỹ phẩm, nhất là các loại có hương thơm.
Tuy bệnh thường khỏi khi thai kỳ chấm dứt nhưng nếu thai phụ gãi mạnh, làm xước da và dẫn đến nhiễm trùng thì chứng ngứa có thể trở nên dai dẳng khó chữa vì tổn thương da đã bị chàm hóa. Do đó, chị em nên cắt móng tay, giữ tay sạch và không nên gãi mạnh.
Chúc bạn mau khỏi!

Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ