Mẩn ngứa khi mang thai, cách trị mẩn ngứa khi mang thai
em đang mang thai 38 tuần và 1 tuần nay em bị nổi mẩn và rất ngứa, các nốt mẩn đỏ và thành cục em đã đi khám và bác sỹ có cho bôi thuốc nhưng không khỏi và ngày càng lan rộng giờ thì bệnh đã lan khắp ngwòi em và em không biết nên đi khám và bôi loại thuốc gị vậy mong bác sỹ hãy chỉ giúp ẹm
Mẩn ngứa khi mang thai
Với nhiều phụ nữ, tình trạng ngứa ngáy khi có bầu chỉ đơn giản vì tăng cân nhiều, da quá căng và rạn. Ngứa nặng nhất ở vùng bụng, ngực, hông, đùi, nghĩa là những nơi tăng kích thước nhiều nhất khi mang thai.
Ngoài việc vệ sinh sạch sẽ, một số loại kem bôi da giúp chống rạn, dưỡng ẩm có thể cải thiện triệu chứng này. Với vùng bụng, cần bôi nhẹ nhàng để tránh gây các cơn co tử cung, dẫn đến sẩy thai hoặc sinh non.
Tuy nhiên, với một số thai phụ, chứng mẩn ngứa không chỉ đơn thuần là da quá khô mà liên quan đến sự hoạt động của các cơ quan, các tuyến trong cơ thể. Chẳng hạn như tình trạng ứ mật trong gan (mật kém lưu thông). Trong chứng này, thai phụ có thể hay buồn nôn, nôn mửa, mất cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, thậm chí vàng da.
Nhiều bà bầu bị nổi mẩn giống như mề đay, khiến họ phải gãi liên hồi. Giống như các chứng ngứa xảy ra trong thai kỳ khác, tình trạng này cũng hết ít lâu sau khi sinh nở. Những người vốn có cơ địa dị ứng càng dễ bị mẩn ngứa khi mang bầu. Sự thay đổi hoóc môn trong thai kỳ khiến cơ thể nhạy cảm hơn với các kích thích.
Để tránh tình trạng này, chị em nên tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc thoáng để tránh đổ mồ hôi. Vào mùa đông, không nên dùng nước quá nóng vì dễ kích thích cơn ngứa. Dùng các loại sữa tắm dịu nhẹ, tốt nhất là mua ở hiệu thuốc loại sữa tắm không kích ứng dùng cho da mẫn cảm. Hạn chế tiếp xúc với chất tẩy rửa, hóa mỹ phẩm, nhất là các loại có hương thơm.
Tuy bệnh thường khỏi khi thai kỳ chấm dứt nhưng nếu thai phụ gãi mạnh, làm xước da và dẫn đến nhiễm trùng thì chứng ngứa có thể trở nên dai dẳng khó chữa vì tổn thương da đã bị chàm hóa. Do đó, chị em nên cắt móng tay, giữ tay sạch và không nên gãi mạnh.
Nếu thấy ngứa nhiều, nên đi khám da liễu. Thường bác sĩ kê đơn thuốc bôi ngoài để giảm triệu chứng. Những trường hợp cần uống thuốc sẽ có chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.
Trường hợp của bạn nên đi khám lại tại Viện da liễu TƯ.
Chúc bạn sức khoẻ.

Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ