Làm thế nào để biết trẻ bị suy dinh dưỡng?
Bé trai nhà tôi lúc mới sinh được 3,4 cân.Ba tháng đầu cháu tăng cân rất đều từ 1-1,2 cân/tháng nhưng sang tháng thứ 4 cháu chỉ tăng được 3 lạng do bị táo rất lâu,tôi đã đổi sữa từ Similac sang Hip nhưng cháu vẫn táo mà chẳng hiểu tại sao?Vì thực tế tôi đã làm rất nhiều phương pháp mà mọi người mách như là cho uống nước cam hằng ngày,cho ăn chuối tiêu,cho uống nhiều nước ..VV mà cháu vẫn táo. Hiện tại cháu được 7 cân nhưng thời gian gần đây cháu bị ho rồi lại mọc răng,tập lẫy nên tôi đang rất lo sợ cháu sụt cân.Tôi hiện đã đổi sữa Friso pha cùng Sữa non Ma Ma.Vậy cho tôi hỏi sữa non Ma Ma có tốt như giới thiệu thật không?Tôi cho em bé ăn cho đảm bảo không vì hiện tại tôi đã đi làm rồi nên rất ít sữa,một ngày tôi chỉ cho bú được một làn vắt ra bình =100ml và đêm có bú thêm được khoảng 1đến 2 lần còn toàn ăn sữa ngoài thôi.Cho tôi hỏi thêm là cho em bé ngày nào cũng uống khoảng 50ml nước cam canh vắt có ảnh hường gì đến dạ dầy bé không vì nhiều người bảo trong nước cam có axit? Tôi rất mong có câu trả lời sớm nhất Xin cảm ơn chương trình
Trả lời: Vì bạn không nói rõ bé hiện tại được mấy tháng, nên bạn có thể tham khảo một số thông tin như sau:
Trước tiên, bạn nên tham khảo cân nặng bình thường của trẻ dưới 1 tuổi được tính như sau:
- Trẻ sơ sinh đẻ ra đủ cân là cân nặng lúc sinh khoảng từ 2,5 đến 3,2 kg
- 06 tháng đầu cân nặng tăng trung bình mỗi tháng là 700g, cân nặng lúc trẻ được 3 hoặc 4 tháng tăng gấp đôi so với lúc đẻ
- Trong 06 tháng tiếp theo, cân nặng tăng chậm hơn, mỗi tháng tăng khoảng 300g/ tháng
- Cân nặng trẻ được 12 tháng tăng gấp 3 lần so với lúc đẻ trở lên.
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ
Trước tiên, bạn nên tham khảo cân nặng bình thường của trẻ dưới 1 tuổi được tính như sau:
- Trẻ sơ sinh đẻ ra đủ cân là cân nặng lúc sinh khoảng từ 2,5 đến 3,2 kg
- 06 tháng đầu cân nặng tăng trung bình mỗi tháng là 700g, cân nặng lúc trẻ được 3 hoặc 4 tháng tăng gấp đôi so với lúc đẻ
- Trong 06 tháng tiếp theo, cân nặng tăng chậm hơn, mỗi tháng tăng khoảng 300g/ tháng
- Cân nặng trẻ được 12 tháng tăng gấp 3 lần so với lúc đẻ trở lên.
Bảng cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ dưới 5 tuổi:
Những dấu hiệu của trẻ bị suy dinh dưỡng
- Không lên cân hoặc giảm cân, teo mỡ ở cánh tay, thịt nhẽo
- Teo nhỏ, mất hết lớp mỡ dưới da bụng
- Da xanh, tóc thưa rụng dễ gãy, đổi màu
- Ăn kém, hay bị rối loạn tiêu hoá: Ỉa phân sống, ỉa chảy hay gặp
- Thể nặng: Có phù hoặc teo đét, có thể biểu hiện của thiếu vitamin A gây quáng gà, khô giác mạc, đến loét giác mạc. Hiện nay thể này rất hiếm gặp
Làm thế nào biết trẻ đã bị suy dinh dưỡng:
Muốn biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không, các bà mẹ cần phải theo dõi trẻ cân nặng thường xuyên theo biểu đồ phát triển cân nặng, chiều cao của trẻ.
Nếu thấy 2, 3 tháng mà trẻ không lên cân cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân.
Suy dinh dưỡng chia làm 3 độ:
Độ 1: trọng lượng chỉ còn 90% so với tuổi
Độ 2: Trọng lượng chỉ còn 75% so vơí tuổi
Độ 3: Trọng lượng còn dưới 60% so với tuổi
Mẹ cần làm gì khi trẻ bị suy dinh dưỡng:
Với suy dinh dưỡng độ 1 và 2: Điều trị tại nhà bằng chế độ ăn và chăm sóc:
- Chế độ ăn: Cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu, bất cứ lúc nào, kể cả ban đêm
- Nếu mẹ thiếu hoặc mất sữa: Dùng các loại sữabột thay thế theo thángtuổi hoặc dùng các loại sữa công thức dành cho trẻ suy dinh dưỡng, biếng ăn,nhẹ cân.
- Đối với trẻ từ 5 tháng tuổi trở lên, cho trẻ ăn bổ sung theo tháng tuổi nhưng số bữa phải tăng lên, thức ăn nấu kỹ, cho trẻ ăn ngay sau khi nấu
- Tăng độ đậm năng lượng của bữa ăn bằng cách cho thêm enzym tiêu hoá trong các hạt nảy mầm để làm lỏng thức ăn và tăng độ đậm nhiệt lượng thức ăn; Như dung giá đậu xanh cứ 10 g giá đậu xanh giã nhỏ lấy nước nấu cho 10g bột như vậy lượng bột khô dung để nấu bột cho trẻ có thể tăng lên 2 đến 3 lần.
Với suy dinh dưỡng nặng hơn, bé cần phải điều trị tại bệnh viện
Ngoài ra, bạn cũng nên cải thiện tình trạng táo bón của bé nhà bạn, như thế bé mới có thể hấp thu tốt các chất dinh dưỡng và phát triển tốt hơn. (để cải thiện tình trạng táo bón, xin bạn tham khảo bài viết sau: Táo bón ở trẻ dưới 1 tuổi cũng trong chuyên mục này của chúng tôi.
Chúc bé yêu của bạn mạnh khoẻ.
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ