Gửi câu hỏi>>

Hỏi về hiện tượng run ở người cao tuổi

Mẹ tôi năm nay 54 tuổi, khoảng 2 tháng gần đây mẹ tôi hay đánh rơi đồ khi cầm trên tay , tôi xin hỏi đó có phải là biển hiện của bệnh run tay ở người già không ?bệnh đó có nguy hiểm không và điều trị đâu ? Xin chân thành cảm ơn!
Ảnh minh họa
Trả lời:

Run là một hiện tượng khá phổ biến ở người cao tuổi với những biểu hiện như run tay, run chân, run môi... gây cản trở nhiều trong sinh hoạt. Run ở người già hầu hết là dạng run tự phát xuất hiện trong quá trình lão hóa, nếu do tính di truyền thường xuất hiện ở tuổi trẻ hơn.

 

Run ở người già có một số đặc điểm như sau:

 

- Run xuất hiện khi vận động, thường gặp ở hai tay, với đặc điểm run ở đầu ngón tay và cẳng tay, run chậm và mạnh. Run thường xuất hiện khi tập trung làm một công việc gì đó như lấy một ly nước để uống, hay điều chỉnh công tắc quạt, đôi khi chỉ đi lại trong nhà cũng bị run và càng tập trung tình trạng run càng nhiều. Run mất đi khi ta cầm tay đang run của bệnh nhân. Trong quá trình tiến triển có thể xuất hiện run cả lúc nghỉ ngơi. Tuy nhiên trong một số trường hợp run có thể xuất hiện trước và sau lúc vận động.

 

- Run không chỉ xuất hiện ở tay mà còn có thể gặp ở chân, thường run ở bàn chân và cẳng chân. Run xuất hiện rõ khi vận động như khi mang dép, bước đi nhất là khi bước lên bậc thang, làm cho người đi đứng trở nên khó khăn và chậm chạp.

 

- Ngoài run ở tay, chân có thể gặp run ở đầu, xuất hiện khi người bệnh gật đầu hay lắc đầu. Ngoài ra còn gặp run ở môi, ở cằm và run giọng nói. Run ở môi xuất hiện thường kèm theo run giọng nói.

 

- Ngoài biểu hiện run người bệnh có vẻ mặt đờ

đẫn, ánh mắt thiếu linh hoạt, cử động tay chân cứng và chậm chạp, mất vẻ tự nhiên có lúc ta nhìn thấy giống như người máy đang di chuyển hay xem phim được quay chậm.

 

- Run khi vận động ở mức độ nặng có thể gây tàn phế vì cản trở hoạt động sinh hoạt bình thường của người bệnh: như thay quần áo, vệ sinh thân thể, đánh răng, rửa mặt, cầm chén, cầm đũa ăn cơm rất khó khăn đôi khi không tự phục vụ được, người nhà phải giúp đỡ.

 

- Tình trạng run kéo dài làm cho người bệnh thấy mình vô dụng dễ bị tự ti mặc cảm. Trầm cảm thường gặp ở người mắc bệnh này, tính tình thay đổi trở nên dễ buồn dễ giận, nhất là khi không được sự chăm sóc thăm hỏi ân cần của gia đình, con cháu.. Ngoài biểu hiện run người bệnh không kèm theo yếu liệt tay chân, sức cơ ở tay chân vẫn bình thường. Khi sờ tay chân thấy cơ co cứng hơn ở người bình thường.

 

Chẩn đoán run do quá trình lão hóa cần có ý kiến xác định của thầy thuốc chuyên khoa trước khi đã loại trừ các tổn thương thực thể nguy hiểm ở não như tai biến mạch máu não hay khối u trong não... hoặc do bệnh nội tiết như cường tuyến giáp trạng có những tính chất run khác cần phát hiện và điều trị sớm để tránh biến chứng. Run ở người già do quá trình lão hóa điều trị rất khó khăn do bệnh đáp ứng kém với các thuốc điều trị run thông thường. Người bệnh cần sự giúp đỡ động viên tinh thần của gia đình cũng như việc tập thể dục, giải trí hay được bố trí phụ giúp một công việc nhẹ nhàng trong gia đình để người bệnh thấy mình còn hữu dụng. Những việc làm cần thiết và bổ ích có thể làm giảm triệu chứng và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, tạo cho người bệnh có cuộc sống bình thường và tự tin hơn.

 

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Bs.Thuocbietduoc

 

Thuốc biệt dược
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ


TAG: run ở người cao tuổirun tay run chân ở người cao tuổi


    Bài liên quan:



Bạn đọc phản hồi ( xem ở dưới phần QC ) =>

Bạn đọc phản hồi ( 1 )

Bình luận

- Thuocbietduoc.com.vn cung cấp thông tin về hơn 30.000 loại thuốc theo toa, thuốc không kê đơn. - Các thông tin về thuốc trên Thuocbietduoc.com.vn cho mục đích tham khảo, tra cứu và không dành cho tư vấn y tế, chẩn đoán hoặc điều trị. - Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Thuocbietduoc.com.vn
Thông tin Thuốc và Biệt Dược
- Giấy phép ICP số 235/GP-BC.
© Copyright Thuocbietduoc.com.vn
- Email: contact.thuocbietduoc@gmail.com