Chế độ dinh dưỡng đối với người bị thoái hoá cột sống
Cháu chào các bác. Mẹ cháu năm nay 56 tuổi, bị bệnh thoái hóa khớp, hiện tại mẹ cháu bị thoái hóa 2 đốt sống cổ và toàn bộ các đốt sống lưng. Mẹ cháu cũng đã đi khám, chụp chiếu ở bệnh viện tuyến huyện và cũng có uống thuốc nhưng không đỡ. Mẹ cháu cũng uống hết 50 thang thuốc Bắc nhưng cũng không giảm là bao. Do phải làm nông nghiệp nên mẹ cháu rất vất vả, người đau bệnh nhưng vẫn cứ phải làm nặng. Nhiều đêm đau mẹ cháu mất ngủ và có cảm giác như bị tê liệt nửa người, chúng cháu lại đi làm xa, ở nhà có mình mẹ cháu. Cũng không có nhiều điều kiện để châm cứu và tập vật lý trị liêu. Cháu có lên mạng tìm đọc về một số cách ăn uống có thể giảm được bệnh như: ăn tỏi, uống rượu tỏi, ăn gừng, ăn các loại rau xanh, chuối, ăn 02 cọng rau má/ngày, cà chua...Vậy các bác sĩ làm ơn cho cháu hỏi ăn những thứ như thế có đỡ không ạ? ngoài ra cháu có thể mua thuốc chống viêm như: Voltaren, felden, Glucosamin sulphat và một số thuốc giảm đau cho mẹ cháu uống tại nhà được không ạ? Cháu xin chân thành cảm ơn các bác sĩ rất nhiều, mong các bác sĩ trả lời nhanh giúp cháu vì cháu đang rất cần.
Trả lời: Một trong những nguyên nhân gây đau lưng là bệnh thoái hóa cột sống, các đốt xương sống bị hư tổn sẽ chèn ép các dây thần kinh nằm giữa các đốt sống và gây đau lưng, có khi đau nhiều đến nỗi bệnh nhân không thể đứng hay đi lại được.
Để phòng tránh loãng xương cột sống, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng.
Khi bị thoái hoá cột sống, người bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa khám, chỉ định chính xác dùng loại thuốc gì. Không phải lúc nào thuốc ngoại cũng tốt, mà bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh để kê đơn thuốc kết hợp sao cho có hiệu quả nhất trong điều trị.
Đa số các thuốc điều trị thoái hoá cột sống đều có tác dụng phụ đến dạ dày. Người bệnh phải ăn no trước khi tiêm, uống thuốc, và phải luôn nhớ uống thuốc với nhiều nước. Người bị đau dạ dày thường được bác sĩ cho dùng thêm loại thuốc dạ dày để bổ trợ giảm đau hoặc chuyển sang phương pháp điều trị khác.
Bạn cần đưa mẹ đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Chúc bạn và gia đình sức khoẻ!
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ
Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống có thể là do viêm nhiễm, do tư thế lao động, tư thế đi lại hoặc do thường xuyên mang vác các vật nặng. Tuy nhiên nguyên nhân thường gặp nhất là thoái hóa bản thân xương cột sống do chứng loãng xương gây ra. Chính vì thế chứng đau lưng thường hay gặp ở tuổi về già, đặc biệt là phụ nữ.
Khối xương của con người phát triển đến đỉnh điểm vào tuổi 20 - 30 rồi sau đó sẽ suy giảm dần. Càng cao tuổi khối xương càng bị mất đi và đặc biệt đối với phụ nữ sau mãn kinh thì khối xương mất đi càng nhanh chóng. Người ta thấy rằng ở tuổi sau 60, khối xương bị giảm đến hơn một nửa so với lúc còn trẻ và khi khối xương giảm xuống dưới 40% thì bệnh loãng xương xuất hiện với các triệu chứng lâm sàng của nó như gãy xương, thoái hóa cột sống.
Xương đốt sống của người bị thoái hóa, cột sống sẽ xốp hơn so với người bình thường nên dễ bị xẹp đốt sống và sự xẹp này sẽ đè nén lên các dây thần kinh vốn hiện diện rất nhiều giữa các đốt sống và gây đau. Xương sống cũng được hỗ trợ nhiều bởi các cơ quanh cột sống và sự phát triển tốt của hệ cơ này cũng góp phần giúp nâng đỡ cột sống tránh các chấn thương do va chạm hoặc do tư thế.
Khối xương của con người phát triển đến đỉnh điểm vào tuổi 20 - 30 rồi sau đó sẽ suy giảm dần. Càng cao tuổi khối xương càng bị mất đi và đặc biệt đối với phụ nữ sau mãn kinh thì khối xương mất đi càng nhanh chóng. Người ta thấy rằng ở tuổi sau 60, khối xương bị giảm đến hơn một nửa so với lúc còn trẻ và khi khối xương giảm xuống dưới 40% thì bệnh loãng xương xuất hiện với các triệu chứng lâm sàng của nó như gãy xương, thoái hóa cột sống.
Xương đốt sống của người bị thoái hóa, cột sống sẽ xốp hơn so với người bình thường nên dễ bị xẹp đốt sống và sự xẹp này sẽ đè nén lên các dây thần kinh vốn hiện diện rất nhiều giữa các đốt sống và gây đau. Xương sống cũng được hỗ trợ nhiều bởi các cơ quanh cột sống và sự phát triển tốt của hệ cơ này cũng góp phần giúp nâng đỡ cột sống tránh các chấn thương do va chạm hoặc do tư thế.
Dinh dưỡng đối với người bị thoái hoá cột sống
Để phòng tránh loãng xương cột sống, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng.
Canxi là một nguyên tố chính yếu cấu thành xương, mỗi ngày cơ thể cần khoảng 1.200 mg canxi. Thức ăn chứa nhiều calci như sữa, các sản phẩm từ sữa - đây là nguồn thực phẩm giàu canxi và dễ hấp thu nhất.
Ngoài ra còn kể đến các loại rau xanh, các loại thủy sản như tôm cua, các loại cá nhỏ để ăn nguyên xương cũng cung cấp một lượng canxi đáng kể. Các viên bổ sung canxi hoặc thực phẩm có bổ sung canxi cũng là nguồn cung cấp canxi cần quan tâm nếu chế độ ăn hàng ngày không đủ đảm bảo canxi.
Đậu nành không nhiều canxi nhưng lại là thực phẩm rất tốt để phòng ngừa loãng xương. Hoạt chất Genistein có trong đậu nành được xem như là hormon estrogen thực vật, có tác dụng tương tự như estrogen sinh học và đóng góp một phần quan trọng đối với sự chắc khỏe của xương.
Đậu nành không nhiều canxi nhưng lại là thực phẩm rất tốt để phòng ngừa loãng xương. Hoạt chất Genistein có trong đậu nành được xem như là hormon estrogen thực vật, có tác dụng tương tự như estrogen sinh học và đóng góp một phần quan trọng đối với sự chắc khỏe của xương.
Đậu nành có thể được chế biến dưới nhiều dạng
khác nhau như sữa đậu nành, đậu hũ sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày.
Ngoài thực phẩm ra, lối sống cũng đóng góp phần quan trọng để phòng ngừa thoái hóa cột sống. Thường xuyên vận động sẽ tăng hấp thu canxi, tập cho xương chắc khỏe.
Ngoài thực phẩm ra, lối sống cũng đóng góp phần quan trọng để phòng ngừa thoái hóa cột sống. Thường xuyên vận động sẽ tăng hấp thu canxi, tập cho xương chắc khỏe.
Thường xuyên đi ra ngoài trời sẽ tăng tạo vitamin D do da tiếp xúc với ánh nắng sẽ giúp tổng hợp vitamin D. Đây là vitamin giúp hấp thu và chuyển hóa canxi trong cơ thể.
Nhiều khuyến cáo hiện nay về tình trạng thiếu vitamin D ở người cao tuổi do thời gian ở trong nhà quá nhiều, ngại đi ra ngoài do sợ té ngã. Thật ra nếu càng ít đi lại, ít vận động thì xương càng xốp, phản xạ của cơ bắp càng yếu và càng dễ té ngã. Khi đã bị té ngã thì lại dễ dàng bị gãy xương hoặc nhẹ thì rạn nứt xương gây đau lưng, đau cột sống.
Ăn uống và lối sống được xem như là hai yếu tố quan trọng để phòng ngừa loãng xương, đặc biệt là chứng thoái hóa xương cột sống ở người cao tuổi.
Điều trị bệnh thoái hoá cột sống có thể dùng thuốc uống hoặc thuốc tiêm.
Ăn uống và lối sống được xem như là hai yếu tố quan trọng để phòng ngừa loãng xương, đặc biệt là chứng thoái hóa xương cột sống ở người cao tuổi.
Điều trị bệnh thoái hoá cột sống có thể dùng thuốc uống hoặc thuốc tiêm.
Khi bị thoái hoá cột sống, người bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa khám, chỉ định chính xác dùng loại thuốc gì. Không phải lúc nào thuốc ngoại cũng tốt, mà bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh để kê đơn thuốc kết hợp sao cho có hiệu quả nhất trong điều trị.
Đa số các thuốc điều trị thoái hoá cột sống đều có tác dụng phụ đến dạ dày. Người bệnh phải ăn no trước khi tiêm, uống thuốc, và phải luôn nhớ uống thuốc với nhiều nước. Người bị đau dạ dày thường được bác sĩ cho dùng thêm loại thuốc dạ dày để bổ trợ giảm đau hoặc chuyển sang phương pháp điều trị khác.
Bạn cần đưa mẹ đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Chúc bạn và gia đình sức khoẻ!
GHV BONE - Giảm đau an toàn- Tái tạo và phục hồi chức năng khớp hiệu quả Sản phẩm được hình thành trên cơ sở các nghiên cứu, hợp tác khoa học giữa Viện Sinh vật Biển – Phân viện Viễn Đông – Viện Hàn lâm Khoa học Liên Bang Nga và Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. |
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ