Bệnh thoái hóa điểm vàng: triệu chứng và cách điều trị
Bố cháu năm nay đã hơn 50 tuổi, thị lực bắt đầu giảm sút, nguyên nhân là do thoái hóa điểm vàng ở mắt, vậy cần điều trị như thế nào, và dùng những loại thuốc gì để điều trị ?Điểm vàng (còn gọi là hoàng điểm của mắt) là một bộ phận nằm sâu ở vùng trung tâm võng mạc. Đây là vùng nhạy cảm nhất của võng mạc, nơi tập trung hàng triệu tế bào cảm quan, đóng vai trò quan trọng trong thu nhận hình ảnh, giúp nhận biết màu sắc, độ sắc nét của hình ảnh. Điểm vàng rất quan trọng đối với thị lực trung tâm.
Thoái hóa điểm vàng là gì
Thoái hóa điểm vàng hay còn gọi là thoái hóa hoàng điểm là sự thoái hóa các tế bào điểm vàng, làm mắt mất khả năng nhìn chi tiết ở vùng trung tâm thị giác làm thị giác giảm, hình ảnh được nhìn thấy mờ, méo mó, biến dạng.
Thoái hóa điểm vàng không gây ra mù hoàn toàn, tầm nhìn xung quanh của người bệnh vẫn còn bình thường nhưng làm khả năng đọc, lái xe, nhận dạng màu sắc, sự tương phản lại bị suy yếu nghiêm trọng.
Thoái hóa điểm vàng là nguyên nhân gây mất thị lực hàng đầu trên thế giới, chiếm khoảng 50% tất cả các trường hợp khiếm thị.
Nguyên nhân Thoái hóa điểm vàng
Hiện nay, y học cũng chưa biết rõ nguyên nhân chính xác gây ra Thoái hóa điểm vàng. Nhưng có nhiều yếu tố nguy cơ gây ra THĐV:
- Tuổi tác: người trên 50 tuổi thường có nguy cơ cao Thoái hóa điểm vàng.
- Giới tính: phụ nữ có nguy cơ cao gấp 2 lần hơn nam giới.
- Di truyền: trong gia đình có bố mẹ bị Thoái hóa điểm vàngthì nguy cơ càng cao ở con cái.
- Lối sống: người ít vận động, béo phì, hút thuốc… có nguy cơ cao Thoái hóa điểm vàng.
- Bệnh lý: các bệnh lý cao huyết áp, tăng cholesterol làm gia tăng nguy cơ Thoái hóa điểm vàng.
- Dinh dưỡng: chế độ dinh dưỡng ăn ít rau quả, cơ thể không được cung cấp đầy đủ các chất chống oxy hóa bảo vệ mắt.
Triệu chứng thoái hóa điểm vàng
Triệu chứng chính của bệnh là mờ tầm nhìn trung tâm, với nhiều người gặp khó khăn khi đọc. Người bị thoái hóa điểm vàng cũng sẽ lóa mắt khi nhìn trực tiếp vào ánh sáng. Một triệu chứng quan trọng khác là khi nhìn trực tiếp vào đường thẳng như khung cửa sổ sẽ bị biến dạng., lượn sóng.
- Khó khăn trong việc đọc sách hoặc làm bất kỳ hoạt động nào đòi hỏi thị lực tốt.
- Nhìn mờ, tối ở vùng trung tâm hình ảnh.
- Đường thẳng hay khuôn mặt xuất hiện gợn sóng.
- Khó thích nghi khi mắt làm việc với ánh sáng yếu.
- Giảm cường độ màu sắc hay độ sáng khi nhìn vào một vật.
Tuy nhiên do không mất thị lực hoàn toàn nên những bệnh nhân bị thoái hóa điểm vàng vẫn có thể tự chăm sóc bản thân và sống hàng ngày.
Các loại thoái hóa điểm vàng
Có hai loại dạng khô và dạng ướt. Cả hai dạng này đều bắt đầu trong Retinal Pigment Epithelium (RPE) – lớp tế bào nuôi dưỡng võng mạc.
Thoái hóa điểm vàng khô
Đây là trường hợp phổ biến nhất, chiếm 85-90% trong tất cả các trường hợp thoái hóa điểm vàng. Nó phát triển dần dần và không gây mất thị lực đột ngột hoặc biến dạng. Khi các tế bào RPE chết đi các tế bào võng mạc ở trên cũng chết, dẫn đến các mảng võng mạc biến mất.
Thoái hóa điểm vàng ướt
Thoái hóa điểm vàngướt là chứng bệnh nặng nhất, chiếm từ 10 đến 15% số trường hợp. Bệnh phát triển khi các mạch máu mới phát triển mạnh dưới võng mạc.
Những mạch máu này có thể chảy máu hoặc chảy ra chất lỏng, gây ra sẹo của võng mạc và mất thị giác. Khi không được điều trị, thị lực trung tâm có thể bị suy giảm nghiêm trọng trong một khoảng thời gian ngắn.
Điều trị thoái hóa điểm vàng
Hiện tại không có phương pháp chữa trị cho thoái hóa điểm vàng, và các nỗ lực điều trị được hướng đến việc duy trì tầm nhìn trung tâm càng lâu càng tốt. Các phương pháp điều trị khác nhau tùy thuộc vào loại và đặc điểm cá nhân của tình trạng này. Các phương pháp điều trị khác nhau cho bệnh ướt bao gồm:
- Ranibizumad (Lucentis), Aflibercept (Eylea) và Bevacizumab (Avastin) là những phương pháp điều trị phổ biến nhất được sử dụng. Những loại thuốc này được tiêm vào khoang trong của thủy tinh, làm giảm sự rò rỉ từ các mạch máu dưới võng mạc. Phương pháp này cần được điều trị kéo dài từ 1 đến 3 tháng một lần.
- Liệu pháp quang động võng mạc (PDT) là một liệu pháp laser chuyên dụng kết hợp tiêm một loại thuốc nhạy cảm ánh sáng gọi là Verteporfin vào trong dòng máu tiếp theo là điều trị bằng laser. Cả hai đều làm việc cùng nhau để niêm phong các mạch máu bị rò rỉ mà không gây tổn hại đến các phần khác của mắt và điều này đặc biệt hiệu quả khi điều trị trong một biến thể của thoái hóa điểm vàng ướt được gọi là bệnh lý đa xơ đơn bào không tự phát. Đối với những bệnh nhân này, PDT có thể làm giảm nhu cầu điều trị liên tục bằng tiêm như đã đề cập ở trên.
- Laser Photocoagulation là một chùm tia sáng năng lượng cao, hướng vào võng mạc, để niêm phong các mạch máu bị rò rỉ. Nếu phương thức điều trị này phù hợp, có thể giảm nhu cầu điều trị bằng tiêm.
Một số vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hoá ‘có thể’ làm chậm sự tiến triển của giai đoạn sớm của bệnh. Ngoài ra còn có một số thử nghiệm lâm sàng thử nghiệm các phương pháp điều trị bằng laser và thuốc mới cho thoái hóa điểm vàng khô.
Để biết mình phù hợp với từng trường hợp, cần đi khám bác sĩ tại các bệnh viện mắt chuyên khoa và xin lời khuyên trực tiếp. Hiện tại không có phương pháp điều trị nào chứng minh được để đảo ngược tác động của thoái hóa điểm vàng khô.
Phòng ngừa thoái hóa điểm vàng
Một nghiên cứu lớn được thực hiện bởi Viện mắt quốc gia thuộc Viện sức khỏe quốc gia, được gọi là AREDS (Nghiên cứu về bệnh mắt liên quan đến tuổi) Hoa Kỳ, cho thấy đối với một số người, vitamin C, E, beta-carotene, kẽm và đồng có thể làm giảm nguy cơ mất thị lực ở bệnh nhân thoái hóa điểm vàng mức độ trung bình đến cao.
Tuy nhiên, các thành phần của chất bổ sung thị lực có thể thay đổi khi hoàn thành nghiên cứu AREDS2. Nghiên cứu này đã tiến hành thử nghiệm thêm các vitamin và khoáng chất khác vào chất bổ sung nhằm cải thiện kết quả của AREDS như axit béo omega-3 (dầu cá), và sự kết hợp của hai carotenoids, lutein và zeaxanthin, được tìm thấy trong các loại rau lá xanh và rau quả có màu sắc cao. Nghiên cứu cho thấy:
Beta-carotene không làm giảm nguy cơ tiến triển của AMD.
Thêm omega-3 vào công thức AREDS không làm giảm nguy cơ tiến triển của AMD.
Công thức AREDS vẫn được có tác dụng bảo vệ thị lực với hàm lượng kẽm thấp.
Những người dùng công thức với lutein và zeaxanthin và những người có thể không dùng đủ trong chế độ ăn uống của họ cho thấy sự cải thiện hơn nữa với công thức AREDS mới.
Những người dùng lutein và zeaxanthin thay vì beta-carotene có nhiều lợi ích hơn.
Lời khuyên cho những người bị thoái hóa điểm vàng
Hiếm khi một người mất toàn bộ thị lực do thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi. Tuy thị lực trung tâm kém, nhưng người mắc phải vẫn có thể thực hiện nhiều hoạt động hàng ngày bình thường.
Dạng thoái hóa điểm vàng ướt là nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực không hồi phục. Khi cả hai mắt bị ảnh hưởng chất lượng cuộc sống bị giảm đáng kể.
Dạng khô của thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi là phổ biến hơn nhiều và có xu hướng tiến triển chậm hơn.
Ngay cả sau khi điều trị thoái hóa điểm vàng ướt, tình trạng này có thể tái phát và cần phải điều trị lặp đi lặp lại. Những người bị thoái hóa điểm vàng phải kiểm tra thị lực của chính bản thân thường xuyên và làm theo các khuyến nghị của bác sĩ nhãn khoa.
Chúc gia đình bạn sức khỏe!
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ