Điều trị viêm mũi dị ứng bằng cây ngũ sắc (hoa cứt lợn)
Tôi thường xuyên bị viêm mũi dị ứng .Tôi xịt mũi bằng cây ngũ sắc thấy rất hiệu quả . Nhưng không dám dùng nhiều vì mỗi lần xịt tôi thấy rất đau ở chỗ xịt,khoảng vài giây sau khi dùng thuốc rồi hết . Tôi muốn biết vì sao thuốc lại gây đau như vậy ? Và nếu tôi dùng thuốc lâu dài thì có tác dụng phụ gì không ?
Trả lời: Bệnh viêm mũi dị ứng đặc trưng bằng các triệu chứng: ngứa mũi, chảy nước mũi trong, nghẹt mũi, nhảy mũi; đôi khi có kèm theo ngứa mắt, ngứa tai hoặc ngứa vùng khẩu cái. Ngoài ra, bệnh còn có kèm thêm một số biểu hiện ở toàn thân thường nhất là mệt mỏi.
Dựa theo tần suất xuất hiện của bệnh mà người ta chia bệnh viêm mũi dị ứng làm 2 loại chủ yếu: viêm mũi dị ứng quanh năm và viêm mũi dị ứng theo mùa. Viêm mũi dị ứng theo mùa thường xuất hiện theo mùa, do cơ thể người bệnh dị ứng với các dị nguyên xuất hiện theo mùa (phấn hoa.), còn với bệnh viêm mũi dị ứng quanh năm bệnh nhân bị dị ứng với các dị nguyên xuất hiện quanh năm (bào tử nấm, mạt bụi nhà.). Tuy vậy, hai loại bệnh trên có cùng chẩn đoán và cách điều trị giống nhau.
Từ lâu trong nhân dân đã lưu truyền tác dụng chữa viêm mũi xoang của cây hoa cứt lợn. Hoa cứt lợn còn có nhiều tên gọi khác như hoa ngũ sắc,
cây hoa ngũ vị, cây cỏ hôi. Tên khoa học là Ageratum conyzoides, thuộc họ cúc (compositae).
Trong toàn cây có khoảng 0,16% tinh dầu đặc, màu vàng nhạt đến vàng nghệ, mùi thơm dễ chịu. Trong tinh dầu có cadinen, caryophyllen, geratocromen, demetoxygeratocromen và một số thành phần hóa học khác. Dùng cây cứt lợn trên súc vật thí nghiệm thấy có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong cả đợt cấp và mạn tính.
Hiện nay đã có một số thuốc chiết suất sẵn từ cây cứt lợn có bán trên thị trường dưới dạng dung dịch nhỏ mũi rất thuận tiện cho người sử dụng. Tuy nhiên bạn cũng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ tai mũi họng để có được chẩn đoán chính xác trước khi điều trị - loại trừ trước các khối u mũi xoang và hướng dẫn cách theo dõi bệnh khi tự dùng thuốc ở nhà. Cây hoa cứt lợn cũng có tác dụng khá tốt với viêm mũi dị ứng nhưng phải kết hợp các biện pháp khác và tìm nguyên nhân để phòng tránh. Nếu cần phải sử dụng thuốc thường xuyên, bạn phải được đi khám và điều trị tại cơ sở chuyên khoa để an toàn và hiệu quả.
Chúc bạn mau khỏi.
Bs. Thuocbietduoc
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ
Dựa theo tần suất xuất hiện của bệnh mà người ta chia bệnh viêm mũi dị ứng làm 2 loại chủ yếu: viêm mũi dị ứng quanh năm và viêm mũi dị ứng theo mùa. Viêm mũi dị ứng theo mùa thường xuất hiện theo mùa, do cơ thể người bệnh dị ứng với các dị nguyên xuất hiện theo mùa (phấn hoa.), còn với bệnh viêm mũi dị ứng quanh năm bệnh nhân bị dị ứng với các dị nguyên xuất hiện quanh năm (bào tử nấm, mạt bụi nhà.). Tuy vậy, hai loại bệnh trên có cùng chẩn đoán và cách điều trị giống nhau.
Từ lâu trong nhân dân đã lưu truyền tác dụng chữa viêm mũi xoang của cây hoa cứt lợn. Hoa cứt lợn còn có nhiều tên gọi khác như hoa ngũ sắc,
Trong toàn cây có khoảng 0,16% tinh dầu đặc, màu vàng nhạt đến vàng nghệ, mùi thơm dễ chịu. Trong tinh dầu có cadinen, caryophyllen, geratocromen, demetoxygeratocromen và một số thành phần hóa học khác. Dùng cây cứt lợn trên súc vật thí nghiệm thấy có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong cả đợt cấp và mạn tính.
Hiện nay đã có một số thuốc chiết suất sẵn từ cây cứt lợn có bán trên thị trường dưới dạng dung dịch nhỏ mũi rất thuận tiện cho người sử dụng. Tuy nhiên bạn cũng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ tai mũi họng để có được chẩn đoán chính xác trước khi điều trị - loại trừ trước các khối u mũi xoang và hướng dẫn cách theo dõi bệnh khi tự dùng thuốc ở nhà. Cây hoa cứt lợn cũng có tác dụng khá tốt với viêm mũi dị ứng nhưng phải kết hợp các biện pháp khác và tìm nguyên nhân để phòng tránh. Nếu cần phải sử dụng thuốc thường xuyên, bạn phải được đi khám và điều trị tại cơ sở chuyên khoa để an toàn và hiệu quả.
Chúc bạn mau khỏi.
Bs. Thuocbietduoc
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ