Đi tiểu nóng rát và co thắt trong bàng quang
Chào bác sĩ, em năm nay 23t. Đã lập gia đình. Gần đây em bị ngứa 2 bên bẹn, có hiện tượng bong da và rất khó chịu nhất là lúc bị ẩm ứơt . Em đi tiểu hơi có cảm giác nóng rát và co thắt trong bàng quang . Khí hư ra nhiều , hơi loãng như nước và có màu trắng đục. Xin hỏi em đang bị viêm phải ko ? Có nguy hiểm lắm ko ? Cho em biết những phòng khám gần quận Bình Thanh. Xin cảm ơn bác sĩ nhiều . Nếu được xin bác sĩ trả lời qua email.
Trả lời: Những triệu chứng bạn mô tả như khó đi tiểu, đau rát ở bàng quang, khí hư ra nhiều và có mùi hôi cho thấy có thể bạn đã bị viêm âm đạo do nấm, do trùng roi (trichomonas) hay do loạn khuẩn, và có thể bị viêm niệu đạo - bàng quang vì ở phụ nữ những cơ quan này nằm gần kề nhau, dễ gây lây nhiễm chéo. Vì vậy, người ta vẫn khuyên khi làm vệ sinh vùng này, phụ nữ không nên dùng chậu mà dùng vòi nước chảy để rửa. Về động tác rửa: nên đưa từ trước ra sau để tránh đem vi khuẩn hay nấm gây bệnh từ phía sau ra phía trước. Nhiều trường hợp viêm âm đạo không phải do bệnh lây truyền qua đường tình dục mà do nhiễm nấm từ hậu môn. Triệu chứng tiểu khó có thể do ngứa, gãi gây phù nề âm hộ, ngoài ra sự nhiễm khuẩn do tiếp giáp cũng có thể gây ra những triệu chứng giống như bị viêm bàng quang, nghĩa là đi tiểu có cảm giác xót. Nhiễm khuẩn bàng quang cũng hay gặp, nhất
là ở phụ nữ vì vi khuẩn dễ xâm nhập qua đường niệu đạo ngắn (chỉ khoảng 2,5cm); và như đã nói, lỗ niệu đạo nằm ở phần trên của âm đạo, ngay cả khi giữ vệ sinh tốt cũng vẫn có vi khuẩn ở trong âm đạo và quanh lỗ niệu đạo; hoặc vi khuẩn từ vùng trực tràng lan sang. Đi tiểu sau giao hợp là cách tốt để phòng ngừa nhiễm khuẩn bàng quang. Thông thường có thể chỉ là viêm niệu đạo, nhưng khi khám thầy thuốc thường hỏi kỹ các triệu chứng để xác định khu vực nào của hệ tiết niệu bị viêm. Viêm bàng quang có thể chữa khỏi tới 80% trường hợp với các thuốc như trimethoprim (Trimpex) chỉ với một liều duy nhất, hoặc 3-5 ngày trimethoprim/sulfamethoxazole (Bactrim, Septra...), hoặc sulfisoxazole (Gantanol...). Những loại kháng sinh thông dụng khác là cephalexin (Keflex), cefixime (Suprax), cefuroxime (Ceftin, Kefurox, Zinacef).
Chúng tôi không có địa chỉ các trung tâm y tế tại các quận huyện trong Hồ Chí Minh nên không cho bạn biết trung tâm y tế gần quận Bình Thanh được.
Chúc bạn thành công.
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ
Chúng tôi không có địa chỉ các trung tâm y tế tại các quận huyện trong Hồ Chí Minh nên không cho bạn biết trung tâm y tế gần quận Bình Thanh được.
Chúc bạn thành công.

Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ