Gửi câu hỏi>>

Hiện tượng đau tức bụng dưới ở phụ nữ

Em bị đau bụng dưới bên trái đã 5 ngày rồi, đau nhẹ, ấn vào mới có cảm giác đau rõ rệt, tỉnh thoảng thấy tức bụng, bụng hơi cặng. Em đã đi khám phụ khoa và siêu âm ổ bụng nhưng không có vấn đề gì, Em không biết là mình bị bệnh gì nữa, có khi nào e bị đau đại tràng không?thỉnh thoảng e cũng bị đi ngoài, Cho e hỏi là ngoài nội soi đại tràng thì còn phương pháp nào phát hiện ra bệnh viêm đại tràng hay không?Mong chuyên mục trả lời sớm giúp e, e đang rất lo lắng về bệnh của mình. Em xin cảm ơn!
Hiện tượng đau tức bụng dưới ở phụ nữ
Trả lời:
Đau bụng dưới (hạ vị) ở phụ nữ thường do nhiều nguyên nhân. Ngoài việc chú ý đến tính chất của đau (vị trí, hướng lan tỏa, đau nhiều ít...), người bệnh cần quan tâm đến thời điểm xuất hiện cơn đau, bởi thông tin này giúp ích nhiều cho việc tìm ra nguyên nhân.

Nguyên nhân đau bụng dưới ở phụ nữ

Các cơn đau bụng dưới liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt 
 
- Cơn đau xuất hiện trong lúc hành kinh: Đó là cơn đau do co thắt, xung huyết, liên quan đến hiện tượng tăng co bóp của lớp cơ ở thành tử cung. 
 
- Cơn đau xuất hiện giữa chu kỳ: Đó là cơn đau bụng dưới do rụng trứng, là hiện tượng sinh lý thông thường. 
 
- Đau xuất hiện trước khi hành kinh là một dấu hiệu "hội chứng trước kỳ kinh". Đau kèm với căng tức vú, tăng cân nhẹ, cảm giác bụng to ra, đau bàng quang, đôi khi nhức nửa đầu, tính tình trở nên nóng nảy, dễ bực dọc.
 
- Cơn đau xuất hiện sau khi hành kinh: Phải nghĩ ngay đến bệnh lạc màng trong của tử cung. 
 
- Cơn đau xuất hiện trước khi hành kinh (hay đôi khi trong lúc rụng trứng) và chỉ mất đi ở cuối kỳ kinh nguyệt. Đó là cơn đau trong bệnh loạn dưỡng buồng trứng. 
 
Đau bụng dưới  không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt 
 
- Cơn đau xuất hiện sau khi bệnh nhân được làm một số thủ thuật chuyên khoa. Ở các trường hợp này, đau thường kém rối loạn kinh nguyệt (bởi cổ tử cung bị hẹp do các thủ thuật trên).
 
- Cơn đau xuất hiện do quan hệ nam nữ.
 
- Sau khi sinh con có thể đau dữ dội, ở sâu, thuộc vùng bụng dưới. Đó là trường hợp tử cung bị gập ra phía sau, cổ tử cung di động, bởi màng bụng bị rách sau khi sinh.

- Do nhiễm khuẩn ở bộ phận sinh dục phía trong (buồng trứng, vòi trứng...). Thường nghĩ đến trường hợp này nếu bệnh nhân đã có lần tiếp xúc với nguồn truyền bệnh hoa liễu. 
 
Các trường hợp đặc biệt cần chú ý
div>

Do bạn đã đi khám phụ khoa và siêu âm ổ bụng mà không phát hiện điều gì bất thường, hiện tượng đau bụng của bạn có thể do một số nguyên nhân bệnh lý khác như:

- Nếu đau bụng đi kèm với hiện tượng đi vệ sinh thường xuyên hoặc không ổn định thì có thể là viêm loét đại tràng. Để chẩn đoán cho trường hợp này, bác sĩ sẽ cần khám lâm sàng các triệu chứng bệnh thông thường và chỉ định nội soi đại tràng để xác định chính xác vị trí viêm khi cần thiết. 
 
- Nếu như thời điểm xuất hiện đau không xác định được là trước, giữa hay sau lúc hành kinh, không đau do giao hợp, không có dấu hiệu nhiễm khuẩn (ra khí hư) thì đau bụng dưới có thể do tử cung ở vị trí bất thường (không ở bụng dưới mà cao hơn, thường ở dưới các gai chậu sau trên). Chính trong trường hợp này đau do tử cung lệch lên phía trên khiến dễ chẩn đoán nhầm với đau ở đường tiêu hóa. 
 
- Bệnh ở cột sống thắt lưng như viêm, thoái hóa đốt sống, viêm khớp cùng chậu... hoàn toàn có thể gây đau ở bụng dưới và thường ở phía sau, có thể nghĩ lầm là đau do bộ phận sinh dục nữ.
 
- Một điều cần nhấn mạnh là một số lớn các bệnh phụ khoa như tử cung quặt ra sau, u xơ tử cung, u nang buồng trứng... rất ít khi gây đau nếu không có biến chứng (chảy máu, nhiễm khuẩn). Để điều trị không muộn các trường hợp khó nhận biết trên, các bác sĩ phụ khoa thường khuyên chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ, ít nhất 6 tháng một lần.
 
Như vậy, chúng ta biết rằng khi phụ nữ đau bụng dưới thì có thể liên quan đến nhiều chứng bệnh khác nhau. Do thông tin bạn cung cấp chưa đủ nên bác sĩ chưa thể xác định được bạn bị đau bụng là do nguyên nhân gì. Trong trường hợp này, lời khuyên cho bạn là bạn hãy sớm đi khám ở các cơ sở y tế tại các chuyên khoa khác (ngoài sản phụ khoa) để được các bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán và có kế hoạch điều trị dứt điểm và kịp thời nhé! 

Và một điểm cần lưu ý là các bạn không được tự chẩn đoán bệnh và tự mua thuốc điều trị. Cần phải có chỉ định chính xác của bác sỹ thì việc điều trị mới đúng và hiệu quả.

Chúc bạn sức khỏe!


Thuốc biệt dược
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ


TAG: đau bụng dướiđau tức bụng dưới ở phụ nữnguyên nhân đau bụng dưới ở phụ nữ




Bạn đọc phản hồi ( xem ở dưới phần QC ) =>

Bạn đọc phản hồi ( 71 )

Bình luận

- Thuocbietduoc.com.vn cung cấp thông tin về hơn 30.000 loại thuốc theo toa, thuốc không kê đơn. - Các thông tin về thuốc trên Thuocbietduoc.com.vn cho mục đích tham khảo, tra cứu và không dành cho tư vấn y tế, chẩn đoán hoặc điều trị. - Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Thuocbietduoc.com.vn
Thông tin Thuốc và Biệt Dược
- Giấy phép ICP số 235/GP-BC.
© Copyright Thuocbietduoc.com.vn
- Email: contact.thuocbietduoc@gmail.com