Điều trị nấm âm đạo khi mang thai
tôi năm nay 24 tuổi có thai được 7 tuần,vùng kín có hiện tượng ngứa rát đi đái nhiều và buốt, đi khám được bác sỹ chuẩn đoán bị nấm nhưng khồn điều trị bàng thuốc được,bác sỹ khuyên về nhà dùng nước chè xanh rửa hàng ngày sau 3 tháng mới được sử dụng thuốc trị bệnh nấm.tôi có một người bạn cũng bị bệnh giống tôi khuyên tôi nên dùng lá trầu không nấu lên và rửa ngày ba lần sẽ khỏi vậy tôi có thể dùng lá trầu không để vệ sinh trong thời kỳ mang thai không,mong nhận được lời khuyên từ chương trình. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời: Nhiễm nấm âm đạo trong khi mang thai là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, việc điều trị kịp thời và đúng cách rất quan trọng với sức khoẻ của chị em và thai nhi.
Nguyên nhân
- pH âm đạo thay đổi khi mang thai khiến phụ nữ mang bầu dễ bị nhiễm nấm.
- Những thay đổi nội tiết trong cơ thể phụ nữ khi mang bầu làm thay đổi pH ở âm đạo, vì thế họ rất dễ gây nhiễm nấm âm đạo.
- Sự tăng hoặc giảm lượng đường hoặc axit của cơ thể cũng có thể là nguyên nhân gây nhiễm nấm âm đạo.
Triệu chứng
Biểu hiện thường thấy của tình trạng nhiễm nấm âm đạo:
- Vùng âm đạo tấy đỏ, ngứa, đau và nóng rát.
- Đi tiểu thường xuyên, sưng hoặc tấy ở phía ngoài âm đạo.
- Có dịch màu trắng hoặc ngà chảy ra từ âm đạo.
Phòng ngừa nhiễm nấm âm đạo
+ Chế độ ăn nhiều rau và hoa quả kết hợp với uống đủ nước là phương pháp điều trị nhiễm nấm âm đạo tự nhiên hiệu quả.
+ Mặc quần lót cotton không nhuộm màu và giữ cho vùng âm đạo luôn khô ráo, sạch sẽ.
+ Ăn 1 cốc sữa chua mỗi ngày để ngăn chặn sự phát triển nhanh của các vi khuẩn, nấm.
+ Với những bà bầu bị nhiễm nấm âm đạo nên: Luôn
giữ cho vùng âm đạo sạch, khô và tốt nhất không nên mặc quần lót khi đi ngủ để tăng cường lưu thông không khí giúp vùng kín khô, thoáng.
Điều trị
Khi có biểu hiện bất thường về dịch tiết âm đạo, bạn nên đi khám chuyên khoa để có những chuẩn đoán và điều trị kịp thời. Tránh điều trị nấm bằng thuốc uống vì thuốc rất có thể có hại cho thai nhi.
Trong thời gian 3 tháng cuối của thai kỳ khi các bộ phận bên trong của thai đã phát triển tương đối hoàn thiện thì bạn có thể dùng các biện pháp điều trị tự nhiên.
Hiện nay, có một vài loại thuốc viên đặt âm đạo đã được nghiên cứu và được Tổ chức Y tế thế giới xác định rằng không gây tác hại lên thai nhi nên sử dụng được trong thai kỳ. Tuy nhiên, điều cần nhớ là, đặt thuốc vào trong âm đạo khi đang mang thai có thể gây chảy máu do chạm vào các mạch máu nhỏ dễ vỡ của âm đạo và cổ tử cung. Vì vậy, chỉ khi nào cần thiết, bác sĩ mới cho toa mua thuốc đặt âm đạo phù hợp và hướng dẫn sử dụng để không gây ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi.
Điều quan trọng hơn trong việc sử dụng thuốc là, phụ nữ mang thai phải giữ gìn vệ sinh thật tốt, mặc đồ lót bằng chất liệu cotton, thoáng, không rửa vùng kín bằng các loại xà phòng có tính sát khuẩn cao vì có thể làm thay đổi môi trường kháng khuẩn tự nhiên trong âm đạo, cũng không nên làm sạch bằng cách thụt rửa sâu bên trong âm đạo. Bạn có thể vệ sịnh âm đạo bằng nước lá chè xanh đun sôi để nguội làm vệ sinh âm đạo, không dùng lá trầu không như bạn hỏi trong thư.
Trong các lần khám thai, nên đề nghị bác sĩ khám cả phụ khoa để thăm dò bệnh và điều trị (nếu có) dứt trước khi bé ra đời.
Chúc bạn có một thai kỳ khoẻ mạnh!
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ
Nguyên nhân
- pH âm đạo thay đổi khi mang thai khiến phụ nữ mang bầu dễ bị nhiễm nấm.
- Những thay đổi nội tiết trong cơ thể phụ nữ khi mang bầu làm thay đổi pH ở âm đạo, vì thế họ rất dễ gây nhiễm nấm âm đạo.
- Sự tăng hoặc giảm lượng đường hoặc axit của cơ thể cũng có thể là nguyên nhân gây nhiễm nấm âm đạo.
Triệu chứng
Biểu hiện thường thấy của tình trạng nhiễm nấm âm đạo:
- Vùng âm đạo tấy đỏ, ngứa, đau và nóng rát.
- Đi tiểu thường xuyên, sưng hoặc tấy ở phía ngoài âm đạo.
- Có dịch màu trắng hoặc ngà chảy ra từ âm đạo.
Phòng ngừa nhiễm nấm âm đạo
+ Chế độ ăn nhiều rau và hoa quả kết hợp với uống đủ nước là phương pháp điều trị nhiễm nấm âm đạo tự nhiên hiệu quả.
+ Mặc quần lót cotton không nhuộm màu và giữ cho vùng âm đạo luôn khô ráo, sạch sẽ.
+ Ăn 1 cốc sữa chua mỗi ngày để ngăn chặn sự phát triển nhanh của các vi khuẩn, nấm.
+ Với những bà bầu bị nhiễm nấm âm đạo nên: Luôn
Điều trị
Khi có biểu hiện bất thường về dịch tiết âm đạo, bạn nên đi khám chuyên khoa để có những chuẩn đoán và điều trị kịp thời. Tránh điều trị nấm bằng thuốc uống vì thuốc rất có thể có hại cho thai nhi.
Trong thời gian 3 tháng cuối của thai kỳ khi các bộ phận bên trong của thai đã phát triển tương đối hoàn thiện thì bạn có thể dùng các biện pháp điều trị tự nhiên.
Hiện nay, có một vài loại thuốc viên đặt âm đạo đã được nghiên cứu và được Tổ chức Y tế thế giới xác định rằng không gây tác hại lên thai nhi nên sử dụng được trong thai kỳ. Tuy nhiên, điều cần nhớ là, đặt thuốc vào trong âm đạo khi đang mang thai có thể gây chảy máu do chạm vào các mạch máu nhỏ dễ vỡ của âm đạo và cổ tử cung. Vì vậy, chỉ khi nào cần thiết, bác sĩ mới cho toa mua thuốc đặt âm đạo phù hợp và hướng dẫn sử dụng để không gây ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi.
Điều quan trọng hơn trong việc sử dụng thuốc là, phụ nữ mang thai phải giữ gìn vệ sinh thật tốt, mặc đồ lót bằng chất liệu cotton, thoáng, không rửa vùng kín bằng các loại xà phòng có tính sát khuẩn cao vì có thể làm thay đổi môi trường kháng khuẩn tự nhiên trong âm đạo, cũng không nên làm sạch bằng cách thụt rửa sâu bên trong âm đạo. Bạn có thể vệ sịnh âm đạo bằng nước lá chè xanh đun sôi để nguội làm vệ sinh âm đạo, không dùng lá trầu không như bạn hỏi trong thư.
Trong các lần khám thai, nên đề nghị bác sĩ khám cả phụ khoa để thăm dò bệnh và điều trị (nếu có) dứt trước khi bé ra đời.
Chúc bạn có một thai kỳ khoẻ mạnh!
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ