Bệnh đa nang buồng trứng liệu có thai không?
Chào bác sỹ! Cháu năm nay 25 tuổi chưa lập gia đình, cháu đi khám tổng thể thì phát hiện đa nang ở 2 buồng trứng xét nghiệm nội tiết bình thường, chỉ số prolactin cao, bác sỹ không cho thuốc gì cả. Theo bác sỹ, nếu cháu lập gia đình thì khả năng có thai của cháu có cao không? Cháu xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Chào cháu!
Hội chứng đa nang buồng trứng là tình trạng rối loạn nội tiết mạn tính có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt, cân nặng hay vẻ bề ngoài và sự tự sản xuất insulin trong cơ thể phụ nữ.
Hội chứng đa nang buồng trứng tạo ra lượng hormone sinh dục nam cao, hậu quả làm cho chu kinh nguyệt thất thường, xuất hiện nhiều lông tóc, da dầu nhiều mụn hơn, thừa cân và rụng trứng bất thường. Một hậu quả nữa của hội chứng này là việc sản xuất quá nhiều insulin so với nhu cầu thực tế của cơ thể, điều này làm ảnh hưởng đến sự tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn.
Bệnh đa nang buồng trứng liệu có thai không?
Theo thống kê cho thấy, có khoảng 8 đến 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mắc phải căn bệnh này. Vậy thực tế bệnh đa nang buồng trứng liệu có thai được không? Trước hết cháu không nên quá lo lắng, vì không phải ai mắc hội chứng buồng trứng đa nang đều bị vô sinh, đây chỉ là nguyên nhân gián tiếp gây vô sinh nếu như không có biện pháp điều trị kịp thời.
Đa nang buồng trứng cũng là một căn bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ, cháu vẫn có khả năng mang thai một cách tự nhiên. Tuy nhiên, nếu để tình trạng bệnh càng lâu thì nguy cơ vô sinh càng cao. Căn bệnh này còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác như ung thư nội mạc tử cung, tiểu đường, huyết áp cao…
Điều trị đa nang buồng trứng
Cùng với sự phát triển của y học, những người bị buồng trứng đa nang được điều trị theo nhiều phương pháp điều trị khác nhau tùy
thuộc vào tình trạng hay mức độ của căn bệnh này. Dưới đây là một số biện pháp được áp dụng để điều trị đa nang buồng trứng:
- Trong một số trường hợp, bác sỹ có thể cho cháu sử dụng thuốc tránh thai để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Thuốc này còn giúp cải thiện làn da và giảm mọc lông.
- Đôi khi, sử dụng các thuốc điều trị đái tháo đường để kiểm soát sự sản xuất insulin và ổn định đường huyết trong cơ thể.
- Ở phụ nữ đang muốn có con, bác sỹ có thể cho sử dụng thuốc kích thích rụng trứng. Tuy nhiên, các thuốc này làm tăng nguy cơ đa thai. Clomiphene Citrate thường được sử dụng để tăng số trứng chín và rụng.
- Phẫu thuật buồng trứng cũng có thể được tiến hành trong một số trường hợp. Mục đích của phương pháp này là làm giảm kích thước buồng trứng và bỏ bớt các mô thừa làm tăng lượng hormone sinh dục nam. Quan trọng là không làm ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng và rụng trứng, phương pháp này còn gọi là đốt điểm buồng trứng.
- Khi tất cả các biện pháp trên đều không đạt hiệu quả, bạn phải thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm để mang thai.
Ngoài ra, cháu nên cải thiện chế độ ăn và lối sống. Tập thể dục thường xuyên cũng có ích. Chú ý giảm cân, vận động nhiều và cải thiện giấc ngủ cũng giúp giảm triệu chứng.
Tóm lại, việc cháu bị buồng trứng đa nang vẫn có thể không cần đến sự can thiệp nào vẫn mang thai được tự nhiên, nhưng nếu như bệnh của cháu đã lâu và trứng không phát triển được quá nhiều, thì việc thụ thai của cháu ngày càng khó khăn do nó cản trở sự rụng trứng càng nhiều, khi đó để có thai cháu bắt buộc phải sử dụng các biện pháp điều trị theo sự chỉ định của bác sỹ.
Chúc cháu mau khỏe!
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ
Chào cháu!
Hội chứng đa nang buồng trứng là tình trạng rối loạn nội tiết mạn tính có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt, cân nặng hay vẻ bề ngoài và sự tự sản xuất insulin trong cơ thể phụ nữ.
Hội chứng đa nang buồng trứng tạo ra lượng hormone sinh dục nam cao, hậu quả làm cho chu kinh nguyệt thất thường, xuất hiện nhiều lông tóc, da dầu nhiều mụn hơn, thừa cân và rụng trứng bất thường. Một hậu quả nữa của hội chứng này là việc sản xuất quá nhiều insulin so với nhu cầu thực tế của cơ thể, điều này làm ảnh hưởng đến sự tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn.
Bệnh đa nang buồng trứng liệu có thai không?
Theo thống kê cho thấy, có khoảng 8 đến 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mắc phải căn bệnh này. Vậy thực tế bệnh đa nang buồng trứng liệu có thai được không? Trước hết cháu không nên quá lo lắng, vì không phải ai mắc hội chứng buồng trứng đa nang đều bị vô sinh, đây chỉ là nguyên nhân gián tiếp gây vô sinh nếu như không có biện pháp điều trị kịp thời.
Đa nang buồng trứng cũng là một căn bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ, cháu vẫn có khả năng mang thai một cách tự nhiên. Tuy nhiên, nếu để tình trạng bệnh càng lâu thì nguy cơ vô sinh càng cao. Căn bệnh này còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác như ung thư nội mạc tử cung, tiểu đường, huyết áp cao…
Điều trị đa nang buồng trứng
Cùng với sự phát triển của y học, những người bị buồng trứng đa nang được điều trị theo nhiều phương pháp điều trị khác nhau tùy
- Trong một số trường hợp, bác sỹ có thể cho cháu sử dụng thuốc tránh thai để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Thuốc này còn giúp cải thiện làn da và giảm mọc lông.
- Đôi khi, sử dụng các thuốc điều trị đái tháo đường để kiểm soát sự sản xuất insulin và ổn định đường huyết trong cơ thể.
- Ở phụ nữ đang muốn có con, bác sỹ có thể cho sử dụng thuốc kích thích rụng trứng. Tuy nhiên, các thuốc này làm tăng nguy cơ đa thai. Clomiphene Citrate thường được sử dụng để tăng số trứng chín và rụng.
- Phẫu thuật buồng trứng cũng có thể được tiến hành trong một số trường hợp. Mục đích của phương pháp này là làm giảm kích thước buồng trứng và bỏ bớt các mô thừa làm tăng lượng hormone sinh dục nam. Quan trọng là không làm ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng và rụng trứng, phương pháp này còn gọi là đốt điểm buồng trứng.
- Khi tất cả các biện pháp trên đều không đạt hiệu quả, bạn phải thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm để mang thai.
Ngoài ra, cháu nên cải thiện chế độ ăn và lối sống. Tập thể dục thường xuyên cũng có ích. Chú ý giảm cân, vận động nhiều và cải thiện giấc ngủ cũng giúp giảm triệu chứng.
Tóm lại, việc cháu bị buồng trứng đa nang vẫn có thể không cần đến sự can thiệp nào vẫn mang thai được tự nhiên, nhưng nếu như bệnh của cháu đã lâu và trứng không phát triển được quá nhiều, thì việc thụ thai của cháu ngày càng khó khăn do nó cản trở sự rụng trứng càng nhiều, khi đó để có thai cháu bắt buộc phải sử dụng các biện pháp điều trị theo sự chỉ định của bác sỹ.
Chúc cháu mau khỏe!

Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ