Kinh nguyệt không đều
Em có kinh nguyệt lúc 14t mà khi có rất ít và thất thường mấy tháng mới có 1lần có khi cả năm.Giờ em 22t sắp lấy chồng và em đã quan hệ,em cũng dùng các biện pháp tránh thai rất tốt,điều em thắc mắc là tại sao khi uống thuốc ngừa thai hằng ngày mỗi tháng kinh nguyệt rất đêù còn không uống thì lại không có,như vậy có ảnh hưởng gì sau này khi mang thai không.Mong rằng bác sĩ sẽ trả lời câu hỏi này của em
Trả lời: Ở phụ nữ bình thường, tuổi bắt đầu có kinh khoảng 13-16 tuổi, mãn kinh vào khoảng 45-50 tuổi. Chu kỳ kinh (hay vòng kinh) trung bình là 28 ngày. Mỗi kỳ kinh ra máu kéo dài 3-4 ngày. Lượng máu mất mỗi chu kỳ 50-100 ml.
Rối loạn kinh nguyệt là một từ chung để chỉ những bất thường của kinh nguyệt về tuổi bắt đầu có kinh, tuổi mãn kinh, chu kỳ kinh, thời gian có kinh, lượng máu mất khi có kinh và các triệu chứng kèm theo
hiện tượng kinh nguyệt. Rối loạn kinh nguyệt chiếm 1/3 các lý do đến khám tại các phòng khám phụ khoa.
Tuy vậy, có một tỉ lệ nhỏ phụ nữ có chu kỳ kinh dài từ trên 30-60 ngày mà không có một bất thường nào khác cũng được xem là bình thường.
Môi trường sống, cách sống, điều kiện làm việc, chuyện tình cảm riêng tư đều là những áp lực dẫn đến các rối loạn nội tiết, rối loạn kinh nguyệt.
Tùy theo nguyên nhân có cách điều trị khác nhau. Các điều trị hỗ trợ như uống thuốc giảm đau, bổ sung calcium và sắt là cần thiết. Viêm âm đạo không phải là lý do gây ra kinh kéo dài vẫn cần được điều trị đến khi khỏi hẳn.
Trường hợp của bạn nên đi khám, các bác sĩ sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn dựa trên kết quả khám bệnh.
Chúc bạn sức khỏe.
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ
Rối loạn kinh nguyệt là một từ chung để chỉ những bất thường của kinh nguyệt về tuổi bắt đầu có kinh, tuổi mãn kinh, chu kỳ kinh, thời gian có kinh, lượng máu mất khi có kinh và các triệu chứng kèm theo
Tuy vậy, có một tỉ lệ nhỏ phụ nữ có chu kỳ kinh dài từ trên 30-60 ngày mà không có một bất thường nào khác cũng được xem là bình thường.
Môi trường sống, cách sống, điều kiện làm việc, chuyện tình cảm riêng tư đều là những áp lực dẫn đến các rối loạn nội tiết, rối loạn kinh nguyệt.
Tùy theo nguyên nhân có cách điều trị khác nhau. Các điều trị hỗ trợ như uống thuốc giảm đau, bổ sung calcium và sắt là cần thiết. Viêm âm đạo không phải là lý do gây ra kinh kéo dài vẫn cần được điều trị đến khi khỏi hẳn.
Trường hợp của bạn nên đi khám, các bác sĩ sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn dựa trên kết quả khám bệnh.
Chúc bạn sức khỏe.

Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ