Viêm lộ tuyến cổ tử cung, nguyên nhân và cách điều trị
Xin bác sĩ cho em hỏi em nam nay 23 tuổi và đã có 1 con trai nam nay 2 tuổi hôm vua rôi em di khám bác sỉ bảo em bị viêm lộ tuyến cổ tu cung nên bác sĩ cho em thuốc uốnG FIAMAX 200mg vả thuốc ASMECOFORT 3 VỈ 30 vien nén dai bao phim va thuốc đat âm đạo POLISNALE cho em hỏi có phải thuốc đó chua viêm cổ tu cung không ạ xin bác sỉ som trả loi giúp em .NGung uống thuốc sau bao lâu thi lai có con binh thuong đuoc a mong bác sĩ som hổi âm
Trả lời:
Viêm lộ tuyến cổ tử cung tuy chỉ là một dạng tổn thương lành tính nhưng lại gây ra cho chị em một số khó chịu như khí hư ra nhiều, ngứa ngáy âm đạo... và nghiêm trọng hơn, có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Viêm lộ tuyến là gì?
Lộ tuyến cổ tử cung (còn gọi là lạc chỗ hay lộn niêm mạc) rất hay gặp, chiếm tỷ lệ 85 - 90% các tổn thương ở cổ tử cung. Thực chất của lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng phần biểu mô chế tiết ra niêm dịch từ bên trong ống cổ tử cung lộn ra ngoài hoặc có sự phát triển lớp biểu mô mỏng chưa trưởng thành ở cổ tử cung.
Biểu hiện dễ nhận thấy nhất khi bị lộ tuyến là người phụ nữ sẽ thấy khí hư ra nhiều hơn bình thường, gây ẩm ướt, khó chịu. Diện lộ tuyến càng rộng thì khí hư ra càng nhiều nhưng thường trong, không mùi. Nếu khí hư ra nhiều có màu vàng, mùi hôi, kèm theo ngứa âm đạo thì đó là dâu hiệu lộ tuyến đã bị bội nhiễm nấm hoặc vi khuẩn, và khi đó được gọi là viêm lộ tuyến.
Nguyên nhân gây viêm lộ tuyến
Cho đến nay, người ta vẫn chữa rõ nguyên nhân nào gây hiện tượng lộ tuyến nhưng lộ tuyến thường gặp ở những phụ nữ đang tuổi sinh đẻ, đang có đời sống tình dục, trong thời kỳ buồng trứng còn hoạt động mạnh. Lộ tuyến cũng hay gặp ở những người hay nạo hút và sảy thai.
Nguy cơ gây nhiễm?
Tuy chỉ là tổn thương lành tính ở cổ tử cung nhưng lộ tuyến khá nguy hại ở chỗ nó có thể đẩy nhanh sự phát triển việc nhiễm khuẩn ở cổ tử cung, vì cổ tử cung là vị trí ưa thích để một số vi khuẩn tấn công (trong khi âm đạo có thể không bị nhiễm) như vi khuẩn chlamydia, vi khuẩn lậu, vi rút gây mụn rộp..., từ đó nhiễm khuẩn phát triển lên cao gây viêm nội mạc tử
cung, viêm phần phụ và cuối cùng là viêm tiểu khung.
Với những nguy cơ như thế nên lộ có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Ở một số trường hợp, lộ tuyến cổ tử cung có thể gây vô sinh. Ngoài ra, bị lộ tuyến kèm viêm cổ tử cung, nếu kéo dài, sẽ làm cho cổ tử cung to và dài ra, nên nhiều khi tưởng lầm là sa dạ con.
Điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung
Lộ tuyến có thể phối hợp với viêm cổ tử cung cấp hay mạn tính, viêm âm đạo, viêm phần phụ do đó cách điều trị tuỳ thuộc vào tuổi của bệnh nhân, ý muốn còn sinh đẻ nữa hay không, các bệnh phối hợp và các liệu pháp trước đây. Mọi thủ thuật và cách điều trị tại chỗ mạnh bạo (khoét chóp, đốt điện...) cần tránh khi bị viêm cổ tử cung cấp hay trước kỳ kinh vì có thể làm cho nhiễm khuẩn dễ lan lên trên.
Thông thường, khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, các bác sĩ chỉ định thuốc chống viêm tại chỗ để lộ tuyến hết viêm, đôi khi kết hợp cả thuốc uống nếu lộ tuyến bị nhiễm nấm. Sau khi điều trị hết viêm, các biện pháp như đốt điện, đông lạnh, lazer sẽ được áp dụng để diệt lộ tuyến. Trước khi đốt, các bác sĩ cũng sẽ soi cổ tử cung hoặc làm phiến đồ âm đạo để phát hiện những bất thường của tế bào tử cung.
Khi đốt điện, lỗ cổ tử cung có thể bị chít hẹp, cổ tử cung sẽ có sẹo cứng nên việc thụ thai có thể bị ảnh hưởng. Đối với trường hợp bị viêm lộ tuyến trong thời gian mang thai, các bác sĩ sản khoa sẽ không dùng các biện pháp can thiệp mạnh như đốt điện, đông lạnh, lazer mà chỉ kê thuốc đặt tại chỗ để hạn chế sự phát triển của tổn thương ở cổ tử cung.
Về thông tin các loại thuốc bạn đang sử dụng, bạn có thể yên tâm sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. Tốt nhất là nếu thấy những triệu chứng khác thường, bạn bên gặp trực tiếp bác sĩ điều thị để có được sự chỉ dẫn tốt nhất.
Về thời gian mang thai sau khi sử dụng thuốc, bạn sẽ được tư vấn trực tiếp từ bác sĩ sau kết quả của việc điều trị bệnh của bạn.
Chúc bạn sức khoẻ.
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ
Viêm lộ tuyến cổ tử cung tuy chỉ là một dạng tổn thương lành tính nhưng lại gây ra cho chị em một số khó chịu như khí hư ra nhiều, ngứa ngáy âm đạo... và nghiêm trọng hơn, có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Viêm lộ tuyến là gì?
Lộ tuyến cổ tử cung (còn gọi là lạc chỗ hay lộn niêm mạc) rất hay gặp, chiếm tỷ lệ 85 - 90% các tổn thương ở cổ tử cung. Thực chất của lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng phần biểu mô chế tiết ra niêm dịch từ bên trong ống cổ tử cung lộn ra ngoài hoặc có sự phát triển lớp biểu mô mỏng chưa trưởng thành ở cổ tử cung.
Biểu hiện dễ nhận thấy nhất khi bị lộ tuyến là người phụ nữ sẽ thấy khí hư ra nhiều hơn bình thường, gây ẩm ướt, khó chịu. Diện lộ tuyến càng rộng thì khí hư ra càng nhiều nhưng thường trong, không mùi. Nếu khí hư ra nhiều có màu vàng, mùi hôi, kèm theo ngứa âm đạo thì đó là dâu hiệu lộ tuyến đã bị bội nhiễm nấm hoặc vi khuẩn, và khi đó được gọi là viêm lộ tuyến.
Nguyên nhân gây viêm lộ tuyến
Cho đến nay, người ta vẫn chữa rõ nguyên nhân nào gây hiện tượng lộ tuyến nhưng lộ tuyến thường gặp ở những phụ nữ đang tuổi sinh đẻ, đang có đời sống tình dục, trong thời kỳ buồng trứng còn hoạt động mạnh. Lộ tuyến cũng hay gặp ở những người hay nạo hút và sảy thai.
Nguy cơ gây nhiễm?
Tuy chỉ là tổn thương lành tính ở cổ tử cung nhưng lộ tuyến khá nguy hại ở chỗ nó có thể đẩy nhanh sự phát triển việc nhiễm khuẩn ở cổ tử cung, vì cổ tử cung là vị trí ưa thích để một số vi khuẩn tấn công (trong khi âm đạo có thể không bị nhiễm) như vi khuẩn chlamydia, vi khuẩn lậu, vi rút gây mụn rộp..., từ đó nhiễm khuẩn phát triển lên cao gây viêm nội mạc tử
Với những nguy cơ như thế nên lộ có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Ở một số trường hợp, lộ tuyến cổ tử cung có thể gây vô sinh. Ngoài ra, bị lộ tuyến kèm viêm cổ tử cung, nếu kéo dài, sẽ làm cho cổ tử cung to và dài ra, nên nhiều khi tưởng lầm là sa dạ con.
Điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung
Lộ tuyến có thể phối hợp với viêm cổ tử cung cấp hay mạn tính, viêm âm đạo, viêm phần phụ do đó cách điều trị tuỳ thuộc vào tuổi của bệnh nhân, ý muốn còn sinh đẻ nữa hay không, các bệnh phối hợp và các liệu pháp trước đây. Mọi thủ thuật và cách điều trị tại chỗ mạnh bạo (khoét chóp, đốt điện...) cần tránh khi bị viêm cổ tử cung cấp hay trước kỳ kinh vì có thể làm cho nhiễm khuẩn dễ lan lên trên.
Thông thường, khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, các bác sĩ chỉ định thuốc chống viêm tại chỗ để lộ tuyến hết viêm, đôi khi kết hợp cả thuốc uống nếu lộ tuyến bị nhiễm nấm. Sau khi điều trị hết viêm, các biện pháp như đốt điện, đông lạnh, lazer sẽ được áp dụng để diệt lộ tuyến. Trước khi đốt, các bác sĩ cũng sẽ soi cổ tử cung hoặc làm phiến đồ âm đạo để phát hiện những bất thường của tế bào tử cung.
Khi đốt điện, lỗ cổ tử cung có thể bị chít hẹp, cổ tử cung sẽ có sẹo cứng nên việc thụ thai có thể bị ảnh hưởng. Đối với trường hợp bị viêm lộ tuyến trong thời gian mang thai, các bác sĩ sản khoa sẽ không dùng các biện pháp can thiệp mạnh như đốt điện, đông lạnh, lazer mà chỉ kê thuốc đặt tại chỗ để hạn chế sự phát triển của tổn thương ở cổ tử cung.
Về thông tin các loại thuốc bạn đang sử dụng, bạn có thể yên tâm sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. Tốt nhất là nếu thấy những triệu chứng khác thường, bạn bên gặp trực tiếp bác sĩ điều thị để có được sự chỉ dẫn tốt nhất.
Về thời gian mang thai sau khi sử dụng thuốc, bạn sẽ được tư vấn trực tiếp từ bác sĩ sau kết quả của việc điều trị bệnh của bạn.
Chúc bạn sức khoẻ.

Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ