Gửi câu hỏi>>

Điều trị bệnh viêm bàng quang

em gái em năm nay 16 tuôi.khộng hiểu sao đang khoẻ mạnh bỗng nhiên bị đau bụng đến nỗi ko phải đi gập ng­­ười bị đau lưng.bac sĩ bảo bị viêm bang quang. sau khi uống thuốc được vài tuần có vẻ bớt đau nhưng lại xuất hiện các triệu chứng lạ như:có các cục u nhỏ như viên bi ở cổ tay ,mắt cá và nhức các khớp gối ,khuỷu tay.em vô cùng lo lắng .xin hỏi triệu chứng đó là cuả bệnh nào ạ ?
Điều trị bệnh viêm bàng quang
Trả lời:
Bệnh nhiễm trùng bàng quang (hay viêm bàng quang) tuy dễ xử lý có thể rất khó điều trị nếu không được phát hiện sớm và đã gây biến chứng.
Viêm bàng quang là viêm bọng đái do bị nhiễm trùng đường tiểu, và phụ nữ bị nhiều hơn đàn ông. Nếu không chữa trị sẽ dẫn đến nhiễm trùng thận nghiêm trọng.
 
Triệu chứng của viêm bàng quang
 
• Rát bỏng khi tiểu
 
• Thường xuyên muốn đi tiểu.
 
• Đau kéo dài trên vùng xương mu, đặc biệt là sau khi tiểu.
 
• Nước tiểu có mùi, hoặc có máu hay mủ.
 
Nếu viêm bàng quang cứ tiếp tục tấn công một cách không kiểm sóat, sẽ tiến đến đau lưng, sốt hoặc những cơn rùng mình. Điều này có nghĩa là thận đã bị nhiễm trùng, bạn phải đi khám bác sĩ ngay lập tức, nếu kéo dài sẽ gây tổn hại thận.
 
Nguyên nhân nào gấy ra viêm bàng quang
 
Hầu hết nhiễm trùng bàng quang do bởi vi khuẩn E.coli gây ra. Vi khuẩn này sống trong ruột, nó vô hại ở ruột nhưng sẽ gây ra vấn đề khi nó đi vào niệu đạo. Việc này xảy ra trong khi quan hệ tình dục hoặc sau khi đi vệ sinh bạn lau từ sau ra trước.
 
Một số nhiễm trùng bàng quang gây ra bởi vi khuẩn trong âm đạo đi vào niệu đạo gần đó.
 
Những điều bạn có thể làm
 
Khi bạn cảm thấy mình vừa bị nhiễm, để làm giảm những triệu chứng, bạn có thể :
 
• Uống nửa lít nước sau đó uống tiếp ¼ lít, cứ thế mỗi 20 phút cho đến khi bạn tiểu được một khối lượng lớn nước tiểu.
 
• Uống một thìa cà phê Citravescent ( có thể mua ở hiệu thuốc ) hoặc một thìa canh bicarbonate of soda trong nước cứ mỗi giờ liên tiếp trong ba tiếng đầu, và ba lần một ngày sau đó.
 
• Dùng aspirine hay paracetamol nếu bạn thấy đau nhức.
 
• Đặt một chai nước nóng ở lưng và một chai khác ở giữa hai chân. Tắm nước nóng hoặc đắp chăn điện khi đi ngủ.
 
Thuốc điều trị
 
Nếu bạn nghi ngờ mình bị viêm bàng quang, bạn phải đi khám bác sĩ. Thường bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh và nghỉ ngơi.
 
Triệu chứng sẽ biến mất sau vài ngày điều trị, nhưng
điều quan trọng là bạn phải hòan tất đủ một đợt kháng sinh theo toa,vì có thể vẫn còn trong tình trạng nhiễm bệnh. Nếu kháng sinh không hiệu quả, bạn phải đi bác sĩ trở lại để bác sĩ chỉ định một lọai kháng sinh khác, và đồng thời kiểm tra những nguyên nhân khác như kiểm tra khung chậu để chắc chắn là âm đạo tốt hoặc chụp Xquang hệ thống đường niệu. Những bệnh lây qua đường tình dục (STDs) cũng thường là nguyên nhân gây nhiễm trùng niệu đạo, bạn nên luôn luôn lưu ý đến khả năng của STD khi bạn bị viêm bàng quang.
 
Những nguyên do khác của viêm bàng quang gồm những vấn đề tiềm ẩn của sức khỏe như sỏi thận, sự phát triển bất thường của đường niệu.
 
Những phụ nữ bị tiểu đường có khuynh hướng dễ bị viêm bàng quang.
 
Làm thế nào để ngăn chặn bệnh tấn công
 
Nếu bạn can thiệp kịp thời, bạn có thể làm giảm thậm chí còn ngăn cản được bệnh tấn công. Nếu bạn thấy có nguy cơ viêm bàng quang, bạn nên:
 
• Rửa âm hộ và hậu môn thường xuyên với xà bông nhẹ, không dùng xà bông, hay nước xịt quá thơm.
 
• Luôn luôn rửa từ trước ra sau, sau mỗi lần đi vệ sinh.
 
• Mặc quần bằng vải cotton thay vì jean chật và quần lót chật.
 
• Dùng dầu bôi trơn trước khi quan hệ tình dục.
 
• Đi tiểu trong vòng 10 phút sau khi quan hệ tình dục.
 
• Uống nhiều nước – một lít rưỡi đến hai lít một ngày – để làm lõang nước tiểu.
 
• Tránh uống rượu. Vì nó lọai nước ra khỏi cơ thể khiến nước tiểu đậm đặc và có tính axít, làm cho bệnh dễ tấn công.
 
• Đi tiểu thường. Đừng nhịn tiểu.
 
• Dùng giấy vệ sinh trắng. Giấy màu có thể gây kích ứng vì chất nhuộm màu.
 
• Nghỉ ngơi nhiều.
 
• Bảo đảm một chế độ ăn uống cân bằng.
 
Em gái của bạn đã đi khám, đã được bác sĩ chẩn đoán bệnh và kê đơn thuốc điều trị. Tuy nhiên trong quá trình điều trị, em gái của bạn lại thấy xuất hiện những hạch nhỏ ở cổ tay, mắt cá... và nhức ở các khớp gối, cổ tay... có thể là do phản ứng của thuốc gây ra. Việc xác định hạch đó là gì phải cần được thăm khám kỹ qua sờ nắn bằng tay, tìm những ổ viêm nhiễm lân cận, cấy dịch, mủ, chất bã đậu từ hạch (nếu có). Trước hết, em bạn nên tạm dừng thuốc và bạn cần đưa em gái đến bệnh viện khám lại ngay lập tức để tìm nguyên nhân gây hạch cũng như cách điều trị tiếp theo.
 
Chúc em bạn mau khỏi.
Thuốc biệt dược
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ


TAG: viêm bàng quangđau lưngđau bụng




Bạn đọc phản hồi ( xem ở dưới phần QC ) =>

Bạn đọc phản hồi ( 17 )

Bình luận

- Thuocbietduoc.com.vn cung cấp thông tin về hơn 30.000 loại thuốc theo toa, thuốc không kê đơn. - Các thông tin về thuốc trên Thuocbietduoc.com.vn cho mục đích tham khảo, tra cứu và không dành cho tư vấn y tế, chẩn đoán hoặc điều trị. - Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Thuocbietduoc.com.vn
Thông tin Thuốc và Biệt Dược
- Giấy phép ICP số 235/GP-BC.
© Copyright Thuocbietduoc.com.vn
- Email: contact.thuocbietduoc@gmail.com