Gửi câu hỏi>>

Điều trị bệnh mày đay

Em bị ngứa toàn thân nhất là sau khi tắm . những nốt ngứa có dạng như những nốt bị côn trùng cán(kiến).Em đã đi khám ở phòng khám tư . Người ta siêu âm gan và thử máu bảo em bình thường và chẩn đoán em bị lên mày đay . Bác sỹ có kê đơn thuốc cho em em đã uống + tra ngoài da đồng thời cũng tẩy giun sán và đỡ được một thời gian . Nhưng giờ khi thuốc hết em lại ngứa lai. Cho em hỏi em bị làm sao và nguyên nhân là gì em làm cách nào để khỏi ngứa được ạ . Em xin chân thành cảm ơn!
Điều trị bệnh mày đay
Trả lời:
Mày đay là một bệnh lý ngoài da dị ứng do nhiều nguyên nhân khác nhau ở bên trong cũng như bên ngoài cơ thể, biểu hiện là những mảng sẩn đỏ phù nề, kích thước thay đổi như vết muỗi cắn hoặc mảng lớn bằng nửa bàn tay, nổi khắp cơ thể, tập trung nhiều ở vùng bị tì đè, cọ xát. Có 2 dạng mày đay: Cấp tính và mãn tính (là dạng xuất hiện mày đay kéo dài hơn 6 tuần).  

Nguyên nhân bệnh mày đay

- Thường do dùng thực phẩm, thuốc; khí hậu thay đổi; tiếp xúc hóa chất, khói bụi, phấn hoa; nhiễm ký sinh trùng...  
- Do thức ăn: Trứng, nấm ăn, tôm, cua, ốc, sò cá, thịt, đồ hộp…
 - Do thuốc: nguyên tắc là bất kỳ một thuốc nào đưa vào trong cơ thể cũng có thể gây dị ứng, kể cả thuốc điều trị dị ứng…

Một số thuốc hay gây dị ứng như: 

Kháng sinh, huyết thanh, văcxin, sulfamid, quinin,… 
- Ký sinh vật: giun, sán 
- Côn trùng đốt: Muỗi, rệp 
- Tiếp xúc với lá cây (lá han), sâu bọ, nước, gió lạnh… 
- Do điều kiện sinh lý: mệt nhọc, gắng sức, cảm xúc, bệnh rối loạn thần kinh vận mạch, tăng thẩm thấu thành mạch, tăng hoạt động của các chất sinh học trung gian như histamin, serotonin. Kết hợp với rối loạn thần kinh trung ương. Các xét nghiệm cần làm trong bệnh mày đay: 
- Công thức máu, xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng đường ruột, tìm ấu trùng giun chỉ trong máu. 
- Khám dịch vị để xác định có triệu chứng thiểu toan hoặc vô toan. 
- Xét nghiệm về cơ địa dị ứng, dị ứng thuốc, phản ứng nội bì với histamin. Triệu chứng lâm sàng bệnh mày đay 
- Ngứa là triệu chứng chủ yếu. 

- Sẩn phù: là những tổn thương có giới hạn rõ rệt, tròn hoặc không đều, kích thước vài mm đến vài cm, vung trung tâm trắng, ngoại vi màu hồng nhạt, ấn có cảm giác căng. Có thể sẩn có ở một vùng giới hạn hoặc ở khắp cơ thể. Khi xuất hiện ở những tổ chức lỏng lẻo như bộ phận sinh dục, mi mắt, có thể gây phù rất lớn., các thương tổn có thể xẹp dần xuống và thay thế vào đó là các thương tổn mới. có thể do ngứa gãi mà có thêm tổn thương như xây xước da, mụn mủ bội nhiễm… 

- Các thương tổn mày đay nếu xuất hiện ở niêm mạc đường hô hấp có thể gây khó thở, ở niêm mạc dạ dày bệnh nhân có thể có đau bụng từng cơn. 

- Mày đay tiến triển thành từng đợt, mỗi đợt không quá vài ba ngày. Có những trường hợp bệnh tái phát liên tục nhiều lần, trở thành mạn tính.  Điều trị bệnh mày đay Thông thường điều trị  bằng các thuốc kháng histamin tổng hợp tức thời trong vòng 10 đến 15 ngày đầu phát bệnh. Sau đó phải tiếp tục điều trị để loại trừ các nguyên nhân gây bệnh. 


Điều trị mày đay 

Điều trị mày đay cần chú ý vệ sinh môi trường, tránh tiếp xúc với những nguyên nhân có thể gây khởi phát bệnh, ăn kiêng (thực phẩm từ biển, đồ lên men...), tránh gió bụi, tắm nước ấm, hạn chế dùng xà phòng có chất tẩy rửa mạnh. 

Ngoài ra, có thể dùng thêm thuốc kháng dị ứng, như: Chlorpheramine, Polaramine, Hydroxyzine, Cetirizine, Loratadine... Nếu dùng khoảng 2 tuần mà tình trạng bệnh không giảm hoặc diễn tiến chậm nên đến bác sĩ chuyên khoa da để được khám và cho xét nghiệm tầm soát các yếu tố khởi phát bệnh.  Theo như thông tin bạn cung cấp, bạn đã điều trị và đỡ một thời gian nhưng sau khi hết thuốc thì tình trạng bệnh lại quay trở lại. Hiện tượng này xảy ra là do thuốc bạn đã dùng chủ yếu chỉ có tác dụng cắt cơn ngứa trong thời gian ngắn mà không điều trị được nguyên nhân gây bệnh. Do đó, dừng thuốc cũng đồng nghĩa với việc bệnh tái phát.

Nếu bạn đã bị bệnh trong một thời gian dài thì bệnh của bạn khả năng cao đã chuyển sang giai đoạn mãn tính. Với bệnh này, việc dùng các thuốc điều trị thông thường sẽ không chữa được bệnh triệt để. Vì vậy, bạn có thể tham khảo các thuốc đông y để trị bệnh mề đay mãn tính.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý rằng việc tìm ra dị nguyên gây bệnh cũng như duy trì chế độ sinh hoạt khoa học là điều cần thiết để có thể điều trị được căn bệnh này.

Chúc bạn sức khỏe.
Thuốc biệt dược
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ


TAG: Điều trị bệnh mày đaybệnh mày đaymề đay




Bạn đọc phản hồi ( xem ở dưới phần QC ) =>

Bạn đọc phản hồi ( 70 )

Bình luận

- Thuocbietduoc.com.vn cung cấp thông tin về hơn 30.000 loại thuốc theo toa, thuốc không kê đơn. - Các thông tin về thuốc trên Thuocbietduoc.com.vn cho mục đích tham khảo, tra cứu và không dành cho tư vấn y tế, chẩn đoán hoặc điều trị. - Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Thuocbietduoc.com.vn
Thông tin Thuốc và Biệt Dược
- Giấy phép ICP số 235/GP-BC.
© Copyright Thuocbietduoc.com.vn
- Email: contact.thuocbietduoc@gmail.com