Điều trị suy nhược thần kinh bằng đông y
cháu muốn hỏi có bài thuốc đông y nào chữa bệnh suy nhược thần kinh không. mẹ cháu bị bệnh suy nhược thần kinh 2 năm nay,mẹ cháu đã uông thuốc do bác sĩ kê đơn nhưng vẫn thỉnh thoảng lại thức trắng đêm,mệt mỏi .cháu xin cảm ơn bác sĩ
Trả lời: Y học gọi triệu chứng này là tâm căn suy nhược, liên quan chặt chẽ đến trạng thái trầm cảm. Dấu hiệu thường gặp của suy nhược thần kinh là mệt mỏi, nghi ngờ mình có bệnh, mất ngủ...
Mệt mỏi là trạng thái cơ thể mà mọi người đều có khi vận động thể lực quá độ, lao động thể lực quá nặng nề. Mệt mỏi bình thường thì dễ phục hồi, chỉ cần có thời gian nghỉ ngơi, điều chỉnh, bổ sung dinh dưỡng, ngủ một giấc sẽ lấy lại sức lực như cũ. Mệt mỏi do suy nhược thần kinh thì dường như không có nguyên nhân, nghỉ ngơi bồi dưỡng thế nào cũng không thể phục hồi được, thậm chí càng ngủ càng cảm thấy suy yếu, không có sức. Đi kèm với mệt mỏi là trạng thái tinh thần bực bội khó chịu, không yên, nằm trên giường cứ suy nghĩ tạp loạn, khó đi vào giấc ngủ.
Mất ngủ cũng là một triệu chứng chủ yếu của suy nhược thần kinh. Có một số người ngủ ít nhưng ban ngày vẫn tràn trề tinh thần làm việc, học tập, đầu óc rất sáng suốt, tình cảm rất bình ổn, rất ít bực bội, tức giận. Còn mất ngủ do suy nhược thần kinh thì thời gian ngủ ban đêm không hẳn là ít, nhưng ban ngày bệnh nhân thường mệt mỏi và ngủ gật. Họ muốn ngủ, nhưng nằm xuống lại không ngủ được, thuốc an thần không cho kết quả hoặc kết quả không đáng kể.
Suy nhược thần kinh là một bệnh rối loạn cơ năng hoạt động của thần kinh cao cấp, biểu hiện bằng các triệu chứng: nhức đầu, mất ngủ, tim đập mạnh, hay quên, đau lưng, hay cáu gắt, khả năng làm việc giảm sút, có kèm thêm các rối loạn thần kinh thật vật: di tinh, táo bón, liệt dương…Đông y không có các bệnh danh nhưng qua các triệu chứng của bệnh thì suy nhược thần kinh thường có trong các chứng đầu thống (nhức đầu), thất miên (mất ngủ) của Đông y và cơ chế bệnh lý là do rối loạn ở 3 thể tạng: Tâm, Can, Thận (tim, gan, thận).
Ngoài các rối loạn của 3 tạng Tâm, Can, Thận gây ra suy nhược thần kinh, Đông y còn lưu ý một yếu tố khác là “sang chấn tinh thần” (stress) cũng làm thần kinh suy nhược. Đối với thể bệnh này phép trị lại là thái độ tinh thần trong cuộc sống (sống vui, thoải mái, lạc quan, yêu đời) phối hợp với sự hổ trợ của thầy thuốc bằng tâm lý liệu pháp.
Sau đây là 5 phương pháp hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh:
1. Ăn
- Chuối sứ: 2 trái chuối chín vào buổi sáng khi bụng còn hơi đói.
Theo Đông y, quả chuối sứ chín có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, chỉ khát, nhuận trường, giải độc. Chuối chín là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, ngoài hàm lượng đường glucose, sucrose, fructose; các nguyên tố sắt, canxi; các acit amin và một số vitamin A, B1, B2, B6, C chuối còn giúp phát triển và quân bình hệ thần kinh, giúp tăng trưởng xương và bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật. Chuối chín rất tốt cho người tiêu hóa kém, thổ huyết, tăng huyết áp, phù tim, viêm thận.
- Dứa (thơm, khóm): 1/4 trái thơm vào buổi trưa khi bụng còn hơi đói.
Thơm có tính giải khát sinh tân dịch và tiêu thực nhờ có bromelin là một enzym thủy phân protein mạnh, nên tiêu hóa được
các thức ăn từ thịt, cá. Tác dụng của bromelin tương tự như papaine và pepsin. Ngoài công dụng tiêu thực tích, bromelin còn có tính tiêu viêm, giảm phù nề và làm tan máu bầm.
- Đu đủ chín: 1/4 trái đu đủ nhỏ vào buổi chiều khi bụng còn hơi đói
Có nhiều chất bổ dưỡng. Ngoài 80% là nước còn có 1% glucid, 0.6% protein và 0.1% lipid. Có các vitamin A, E, C…quả đu đủ chín còn có các chất carotenoide, chủ yếu lá cryptoxanthin 48%, carotenoid, beta-carotene 30% và cryptoflavine 13%, có tác dụng làm mát gan, nhuận trường, tiêu đờm, giải độc, tiêu thũng, an thần.
2. Uống
- Chè tươi: 100g lá chè tươi pha với 2 lít nước sôi. Uống cả ngày, không nên uống buổi tối vì sẽ gây mất ngủ.
Uống chè khi nóng để giải khát, kích thích tiêu hóa. Thêm vào 3 lát gừng tươi để làm ấm tỳ vị, ngừa bệnh tim mạch, làm hưng phấn thần kinh.
Chè còn làm thông tiểu nhờ chất cafein, theophyllin và muối kali.
Giải độc nhờ tanin và tăng cường sinh lực.
Trong chè tươi có nhiều chất chống oxy hóa, chống lão hóa.
- Cam:Cam là một loại thức uống rất bổ dưỡng, chứa nhiều vitamin C…mỗi buổi sáng dùng 2 trái cam vắt lấy nước, hòa với 2 muỗng canh mật ong.
3. Ngủ
Giấc ngủ đủ là một trong những cách làm cho tinh thần phấn chấn, nhưng phải ngủ như thế nào để hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh? Ngủ tối, khi ngủ phải tắt hết đèn. Trừ người bị bệnh tiểu đường vì mắt đã kém nên phải có ánh sáng trong phòng ngủ.
Từ thập niên 1950 người ta đã biết tính an thần của Melatonin và ngày nay nhắc đến rất nhiều như là thuốc trường sinh. Melatonin là nội tiết tố của tuyến tùng quả trong não, có công thức hóa học là N-acetyl-5-methoxytryptamine. Chất này được tiết ra nhiều nhất vào ban đêm trong giấc ngủ khi mí mắt không nhận được ánh sáng. Vì vậy chúng ta nên ngủ không có ánh sáng đèn.
4. Giải trí
Do suy nhược thần kinh là một bệnh rối loạn cơ năng hoạt động của thần kinh cao cấp gây ra các triệu chứng nhức đầu, do đó người mắc chứng bệnh suy nhược thần kinh phải có một tinh thần thoải mái. Bằng cách lên kế hoạch cho những chuyến dã ngoại ở vùng quê, vùng biển - nơi có không khí trong lành. Đơn giản hơn người bệnh có thể giải trí bằng cách nghe nhạc, xem phim, chăm sóc vườn hoa, cây kiểng.
5. Vận động thường xuyên
Mỗi buổi sáng nên đi bộ bước đều lúc nhanh, lúc chậm khoảng 45 phút. Hoặc có thể tập tại chổ các động tác tay, chân, gót, lưng, bụng, cổ, vai, gáy (như bài Thái cực quyền, bát đoạn cẩm…) thời gian 15 phút.
Suy nhược thần kinh là bệnh tâm thần loại nhẹ, không gây rối loạn hành vi theo kiểu dị kỳ xa lạ. Nguyên nhân của nó là các áp lực tinh thần. Vì vậy, trong điều trị phải giải quyết vấn đề tinh thần trước.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bs.Thuocbietduoc
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ
Mệt mỏi là trạng thái cơ thể mà mọi người đều có khi vận động thể lực quá độ, lao động thể lực quá nặng nề. Mệt mỏi bình thường thì dễ phục hồi, chỉ cần có thời gian nghỉ ngơi, điều chỉnh, bổ sung dinh dưỡng, ngủ một giấc sẽ lấy lại sức lực như cũ. Mệt mỏi do suy nhược thần kinh thì dường như không có nguyên nhân, nghỉ ngơi bồi dưỡng thế nào cũng không thể phục hồi được, thậm chí càng ngủ càng cảm thấy suy yếu, không có sức. Đi kèm với mệt mỏi là trạng thái tinh thần bực bội khó chịu, không yên, nằm trên giường cứ suy nghĩ tạp loạn, khó đi vào giấc ngủ.
Mất ngủ cũng là một triệu chứng chủ yếu của suy nhược thần kinh. Có một số người ngủ ít nhưng ban ngày vẫn tràn trề tinh thần làm việc, học tập, đầu óc rất sáng suốt, tình cảm rất bình ổn, rất ít bực bội, tức giận. Còn mất ngủ do suy nhược thần kinh thì thời gian ngủ ban đêm không hẳn là ít, nhưng ban ngày bệnh nhân thường mệt mỏi và ngủ gật. Họ muốn ngủ, nhưng nằm xuống lại không ngủ được, thuốc an thần không cho kết quả hoặc kết quả không đáng kể.
Suy nhược thần kinh là một bệnh rối loạn cơ năng hoạt động của thần kinh cao cấp, biểu hiện bằng các triệu chứng: nhức đầu, mất ngủ, tim đập mạnh, hay quên, đau lưng, hay cáu gắt, khả năng làm việc giảm sút, có kèm thêm các rối loạn thần kinh thật vật: di tinh, táo bón, liệt dương…Đông y không có các bệnh danh nhưng qua các triệu chứng của bệnh thì suy nhược thần kinh thường có trong các chứng đầu thống (nhức đầu), thất miên (mất ngủ) của Đông y và cơ chế bệnh lý là do rối loạn ở 3 thể tạng: Tâm, Can, Thận (tim, gan, thận).
Ngoài các rối loạn của 3 tạng Tâm, Can, Thận gây ra suy nhược thần kinh, Đông y còn lưu ý một yếu tố khác là “sang chấn tinh thần” (stress) cũng làm thần kinh suy nhược. Đối với thể bệnh này phép trị lại là thái độ tinh thần trong cuộc sống (sống vui, thoải mái, lạc quan, yêu đời) phối hợp với sự hổ trợ của thầy thuốc bằng tâm lý liệu pháp.
Sau đây là 5 phương pháp hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh:
1. Ăn
- Chuối sứ: 2 trái chuối chín vào buổi sáng khi bụng còn hơi đói.
Theo Đông y, quả chuối sứ chín có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, chỉ khát, nhuận trường, giải độc. Chuối chín là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, ngoài hàm lượng đường glucose, sucrose, fructose; các nguyên tố sắt, canxi; các acit amin và một số vitamin A, B1, B2, B6, C chuối còn giúp phát triển và quân bình hệ thần kinh, giúp tăng trưởng xương và bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật. Chuối chín rất tốt cho người tiêu hóa kém, thổ huyết, tăng huyết áp, phù tim, viêm thận.
- Dứa (thơm, khóm): 1/4 trái thơm vào buổi trưa khi bụng còn hơi đói.
Thơm có tính giải khát sinh tân dịch và tiêu thực nhờ có bromelin là một enzym thủy phân protein mạnh, nên tiêu hóa được
- Đu đủ chín: 1/4 trái đu đủ nhỏ vào buổi chiều khi bụng còn hơi đói
Có nhiều chất bổ dưỡng. Ngoài 80% là nước còn có 1% glucid, 0.6% protein và 0.1% lipid. Có các vitamin A, E, C…quả đu đủ chín còn có các chất carotenoide, chủ yếu lá cryptoxanthin 48%, carotenoid, beta-carotene 30% và cryptoflavine 13%, có tác dụng làm mát gan, nhuận trường, tiêu đờm, giải độc, tiêu thũng, an thần.
2. Uống
- Chè tươi: 100g lá chè tươi pha với 2 lít nước sôi. Uống cả ngày, không nên uống buổi tối vì sẽ gây mất ngủ.
Uống chè khi nóng để giải khát, kích thích tiêu hóa. Thêm vào 3 lát gừng tươi để làm ấm tỳ vị, ngừa bệnh tim mạch, làm hưng phấn thần kinh.
Chè còn làm thông tiểu nhờ chất cafein, theophyllin và muối kali.
Giải độc nhờ tanin và tăng cường sinh lực.
Trong chè tươi có nhiều chất chống oxy hóa, chống lão hóa.
- Cam:
3. Ngủ
Giấc ngủ đủ là một trong những cách làm cho tinh thần phấn chấn, nhưng phải ngủ như thế nào để hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh? Ngủ tối, khi ngủ phải tắt hết đèn. Trừ người bị bệnh tiểu đường vì mắt đã kém nên phải có ánh sáng trong phòng ngủ.
Từ thập niên 1950 người ta đã biết tính an thần của Melatonin và ngày nay nhắc đến rất nhiều như là thuốc trường sinh. Melatonin là nội tiết tố của tuyến tùng quả trong não, có công thức hóa học là N-acetyl-5-methoxytryptamine. Chất này được tiết ra nhiều nhất vào ban đêm trong giấc ngủ khi mí mắt không nhận được ánh sáng. Vì vậy chúng ta nên ngủ không có ánh sáng đèn.
4. Giải trí
Do suy nhược thần kinh là một bệnh rối loạn cơ năng hoạt động của thần kinh cao cấp gây ra các triệu chứng nhức đầu, do đó người mắc chứng bệnh suy nhược thần kinh phải có một tinh thần thoải mái. Bằng cách lên kế hoạch cho những chuyến dã ngoại ở vùng quê, vùng biển - nơi có không khí trong lành. Đơn giản hơn người bệnh có thể giải trí bằng cách nghe nhạc, xem phim, chăm sóc vườn hoa, cây kiểng.
5. Vận động thường xuyên
Mỗi buổi sáng nên đi bộ bước đều lúc nhanh, lúc chậm khoảng 45 phút. Hoặc có thể tập tại chổ các động tác tay, chân, gót, lưng, bụng, cổ, vai, gáy (như bài Thái cực quyền, bát đoạn cẩm…) thời gian 15 phút.
Suy nhược thần kinh là bệnh tâm thần loại nhẹ, không gây rối loạn hành vi theo kiểu dị kỳ xa lạ. Nguyên nhân của nó là các áp lực tinh thần. Vì vậy, trong điều trị phải giải quyết vấn đề tinh thần trước.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bs.Thuocbietduoc
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ