Hỏi về hiện tượng mẩn ngứa ở lòng bàn tay và lòng bàn chân
Không hiểu vì sao gần đây ở lòng bàn tay và lòng bàn chân của em liên tục nổi những nốt đỏ, to xung quanh có viền màu vàng xanh cảm giác ngứa và bỏng rát, đi lại rất khó chiu. Em đã đi khám, bác sĩ bảo em bị dị ứng và cho thuốc uống nhưng không khỏi , em cũng đã tiêm nhưng cũng không thấy giảm . Xin bác sĩ cho em biết là em bị bệnh gì và chữa thế nào ? Em xin chân thành cảm ơn!
Trả lời: Theo mô tả, các triệu chứng của bạn có thể nằm trong nhóm bệnh dị ứng mà nguyên nhân của nó thì có khá nhiều, đôi khi tìm ra nguyên nhân rất khó khăn, việc thăm khám nhiều lần, kỹ lưỡng tổn thương cơ bản và tiến triển của bệnh trong quá trình điều trị rất giúp ích cho việc chẩn đoán cuối cùng của bệnh. Do vậy, chỉ với những triệu chứng mổ tả, chưa được xem kỹ tổn thương cũng khó chẩn đoán ngay bạn bị bệnh gì, nhưng có một số gợi ý để bạn tham khảo và tự theo dõi thêm bệnh của mình:
Vì các tổn thương của bạn chủ yếu ở 2 lòng bàn tay, bàn chân, bạn hãy lưu ý xem những triệu chứng như ngứa đau hay nhói đau, bỏng rát, ngứa ngáy có phải xuất hiện sau khi tiếp xúc với một chất gì đó không? Các chất thường hay gây kích thích như cồn, sơn, xà phòng, các chất tẩy rửa, các chất làm khô, các chất ăn mòn, các loại mỹ phẩm, các dung dịch axit hay
kiềm..., đặc biệt là xà phòng là một trong những loại kích thích thường thấy nhất. Vì vậy ngoài việc thăm khám bệnh định kỳ, bạn thử để ý và áp dụng các biện pháp dự phòng sau đây để xem thủ phạm là cái gì nhé:
- Tránh tiếp xúc với các chất nghi ngờ gây kích thích đã nêu trên.
- Có thể sử dụng các loại kem bảo vệ da tay như Wonder Glove, Dermaffin hoặc găng tay bảo hộ nếu buộc phải tiếp xúc với các chất kích thích.
- Tránh cho tay vào nước nóng hay sờ trực tiếp vào các thực phẩm tươi sống như thịt, cải tươi, khoai tây, cà chua... Ngoài ra, thu xếp các việc lặt vặt có dính nước làm vào một lần trong ngày nhằm làm giảm thiểu tình trạng tay bị ướt át liên tục.
- Dùng các chất tẩy rửa nhẹ thay vì phải dùng xa phòng, chất tẩy ăn mòn da.
- Nên tái khám bác sĩ theo đúng hẹn để tiện theo dõi và điều trị bệnh.
Chúc các bạn sức khỏe và hạnh phúc!
Bs.Thuocbietduoc
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ
Vì các tổn thương của bạn chủ yếu ở 2 lòng bàn tay, bàn chân, bạn hãy lưu ý xem những triệu chứng như ngứa đau hay nhói đau, bỏng rát, ngứa ngáy có phải xuất hiện sau khi tiếp xúc với một chất gì đó không? Các chất thường hay gây kích thích như cồn, sơn, xà phòng, các chất tẩy rửa, các chất làm khô, các chất ăn mòn, các loại mỹ phẩm, các dung dịch axit hay
- Tránh tiếp xúc với các chất nghi ngờ gây kích thích đã nêu trên.
- Có thể sử dụng các loại kem bảo vệ da tay như Wonder Glove, Dermaffin hoặc găng tay bảo hộ nếu buộc phải tiếp xúc với các chất kích thích.
- Tránh cho tay vào nước nóng hay sờ trực tiếp vào các thực phẩm tươi sống như thịt, cải tươi, khoai tây, cà chua... Ngoài ra, thu xếp các việc lặt vặt có dính nước làm vào một lần trong ngày nhằm làm giảm thiểu tình trạng tay bị ướt át liên tục.
- Dùng các chất tẩy rửa nhẹ thay vì phải dùng xa phòng, chất tẩy ăn mòn da.
- Nên tái khám bác sĩ theo đúng hẹn để tiện theo dõi và điều trị bệnh.
Chúc các bạn sức khỏe và hạnh phúc!
Bs.Thuocbietduoc
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ