Gửi câu hỏi>>

Nguyên nhân bệnh trĩ - Khám và điều trị bệnh trĩ ở đâu?

Bố tôi năm nay hơn 60T, bị bệnh trĩ đi đại tiện rất khó khăn. Xin chuyên mục tư vấn cách điều trị và khám chữa bệnh như thế nào? Địa chỉ nơi khám và điều trị ở đâu. Bệnh viện tuyến tỉnh có chữa được không? Xin cảm ơn chương trình !
Nguyên nhân bệnh trĩ - Khám và điều trị bệnh trĩ ở đâu?
Trả lời:
Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch lan rộng lên thành của trực tràng và các mô vùng cửa hậu môn. Những tĩnh mạch này bị sưng và giãn ra ở phía trong hậu môn (bệnh trĩ trong) hoặc xung quanh bề mặt ngoài của hậu môn (bệnh trĩ ngoài). Bệnh trĩ trong thường gây chảy máu sau khi đi đại tiện.
 
Nguyên nhân gây bệnh trĩ

 
- Mệt mỏi và căng thẳng khi đi đại tiện gây áp lực lên các tĩnh mạch vùng ruột và hậu môn
 
- Khó khăn trong việc đại tiện, bị táo bón thường xuyên
 
- Bị bệnh tiêu chảy
 
- Đang trong thời gian mang bầu
 
Triệu chứng của bệnh trĩ
 
Triệu chứng điển hình của bệnh trĩ là cảm giác ngứa, nóng rát, đau và có thể bị sưng vùng hậu môn. Bệnh càng nặng nếu thường xuyên bị táo bón. Dưới đây là các triệu chứng điển hình của bệnh trĩ

Chảy máu hậu môn dấu hiệu điển hình của bệnh trĩ

Đây là một trong những dấu hiệu điển hình và dễ nhận biết nhất của những bệnh nhân mắc bệnh trĩ. Thông thường, các búi trĩ có niêm mạc khá mỏng và dễ bị tổn thương khi va chạm với những khối phân cứng khi đi qua hậu môn. Chính vì vậy, những bệnh nhân bị bệnh trĩ thường dễ bị đại tiện ra máu. Ban đầu, máu sẽ chảy với số lượng ít, chủ yếu thấm vào giấy vệ sinh. Tuy nhiên, sau một thời gian, lượng máu chảy ra sẽ nhiều hơn, thành từng dòng, từng giọt.

Đại tiện ra máu nếu không được khắc phục và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máu gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể cho bệnh nhân.

Sa trĩ

Nếu như bạn bị mắc bệnh trĩ ngoại, ngay trong giai đoạn đầu bạn có thể thấy sự xuất hiện của các búi trĩ ở bên ngoài hậu môn.

Ngược lại, nếu bạn bị bệnh trĩ nội, thì phải tới những giai đoạn sau các búi trĩ mới thò ra khỏi hậu môn.

Thông thường, ban đầu các búi trĩ có kích thước khá nhỏ, chỉ bằng hạt ngô hoặc hạt đậu. Sau một thời gian, chúng sẽ liên tục tăng trưởng kích thước và trở nên ngoằn nghèo. Ngoài ra, bệnh nhân có thể phải đối mặt với tình trạng sa, nghẹt búi trĩ.

Ngứa ngáy hậu môn

Nếu các búi trĩ sa ra khỏi hậu môn, chúng sẽ liên tục tiết dịch gây ẩm ướt. Đồng thời, đây cũng là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng sinh sôi và phát triển. Từ đó, gây ra những kích thích viêm nhiễm và ngứa ngáy hậu môn.

Các chuyên gia cho biết, khi bị ngứa hậu môn, bệnh nhân không nên sử dụng tay để gãi. Vì có thể khiến
cho những triệu chứng của bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn có thể khắc phục bằng cách sử dụng nước muối ấm để rửa hậu môn. Điều này không chỉ góp phần ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm hậu môn, mà còn giảm nhẹ triệu chứng bệnh trĩ.

Những triệu chứng toàn thân do bệnh trĩ gây ra

Chảy máu hậu môn nhiều lần làm tăng nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt trong cơ thể khiến bệnh nhân dễ bị đau đầu, choáng ngất.

Sợ hãi mỗi khi đi đại tiện, hoặc không muốn đi đại tiện là tâm lý chung mà nhiều bệnh nhân mắc bệnh trĩ gặp phải.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể đối mặt với hiện tượng căng thẳng, lo âu quá mức do những tác động của các triệu chứng bệnh trĩ gây ra.
 
Một số cách giúp giảm bệnh trĩ (chỉ có tính chất tham khảo):
 
1. Thoa chất gel trong thân cây lô hội trực tiếp lên vùng hậu môn sẽ giúp làm giảm đau và làm dịu cảm giác nóng rát.
 
2. Ngâm 3 - 4 quả sung trong cốc nước rồi để qua đêm và uống cốc nước này khi chưa ăn gì vào sáng hôm sau.
 
3. Nghiền nhỏ hỗn hợp 1 thìa hạt thìa là đen đã rang với 1 thìa hạt thìa là đen chưa rang. Cho 1/2 thìa hỗn hợp này vào 1 cốc nước uống 1 lần mỗi ngày, đây là cách trị bệnh trĩ rất hiệu quả.
 
4. Hạt xoài phơi khô (không phơi trực tiếp dưới ánh nắng) rồi nghiền nhỏ, trộn 1,5 - 2gr bột hạt xoài với mật ong hoặc ăn bột xoài không 2 lần/ngày.
 
5. Bột củ cải trắng cũng rất tốt cho những người bị trĩ. Trộn 100mg bột củ cải trắng với 1 thìa mật ong chia thành 2 lần mỗi ngày.
 
Dùng từ 60 - 90mg nước ép củ cải trắng cho thêm chút muối để uống vào buổi sáng và tối cũng trị bệnh trĩ rất tốt.
 
6. Uống 1 cốc sữa nóng pha thêm bột chuối nhão; 3 lần/ngày.
 
7. Dùng hỗn hợp 1 thìa nước chanh, 1 thìa nước ép lá bạc hà và 1 thìa mật ong; uống 3 lần/ngày
 
8. Uống 1 thìa nước ép lá cây rau mùi cho thêm ít đường, 3 lần/ngày.
 
9. Trộn bột hạt thìa là với nước thành hỗn hợp bột nhão và bôi lên vùng hậu môn giúp giảm đau trĩ hiệu quả.

Khám và điều trị bệnh trĩ ở đâu

Tuy nhiên đối với trường hợp của bác trai, chúng tôi khuyên bạn nên đưa bác đi khám ngay. Để khám và điều trị bệnh trĩ, bạn cần liên hệ với khoa ngoại của các bệnh viện đa khoa hoặc các Trung tâm Y tế quận, huyện. Thời gian điều trị bệnh còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh của từng người, nhưng phát hiện và điều trị càng sớm thì bệnh càng mau khỏi.
 
Ngoài ra, đối với bệnh trĩ, phương pháp điều trị chủ yếu là điều chỉnh chế độ ăn uống, có chế độ sinh hoạt hợp lý, tránh táo bón, tránh làm việc nặng và tránh ngồi nhiều hoặc đứng lâu. Chỉ khoảng 10-15% bệnh nhân mắc bệnh trĩ cần được điều trị thật sự, trong đó 5-10% trường hợp cần phải phẫu thuật.
 
Bạn đọc phản hồi ( xem ở dưới phần QC ) =>

Bạn đọc phản hồi ( 21 )

Bình luận

- Thuocbietduoc.com.vn cung cấp thông tin về hơn 30.000 loại thuốc theo toa, thuốc không kê đơn. - Các thông tin về thuốc trên Thuocbietduoc.com.vn cho mục đích tham khảo, tra cứu và không dành cho tư vấn y tế, chẩn đoán hoặc điều trị. - Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Thuocbietduoc.com.vn
Thông tin Thuốc và Biệt Dược
- Giấy phép ICP số 235/GP-BC.
© Copyright Thuocbietduoc.com.vn
- Email: contact.thuocbietduoc@gmail.com