Gửi câu hỏi>>

Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc bệnh nhân ung thư

Tôi có người nhà bị ung thư phổi , nhưng sức khỏe rất yếu . Nay tôi muốn được tư vấn về chế độ dinh dưởng và cách chăm sóc người bệnh ung thư như thế nào để kéo dài thêm sự sống .
Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc bệnh nhân ung thư
Trả lời:
Trong những năm gần đây, số người mắc và điều trị ung thư tại các bệnh viện gia tăng. Lý giải cho sự gia tăng này có thể do môi trường sống và làm việc bị ô nhiễm, do thực phẩm không an toàn, chế độ ăn uống không hợp lý, lối sống không lành mạnh như uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá... 

Đã từ lâu, nhiều người cho rằng ung thư là bệnh nan y, không thể chữa khỏi được. Nhưng nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phác đồ thì tiên lượng của bệnh lại khá khả quan, trong đó chế độ dinh dưỡng hợp lý làm tăng cường hiệu quả điều trị và khả năng phục hồi cho người bệnh.
 
Một số yếu tố ảnh hưởng đến dinh dưỡng với người mắc ung thư
 
Người mắc bệnh ung thư cần có chế độ dinh dưỡng và chăm sóc đặc biệt do họ có nhu cầu dinh dưỡng rất cao, trong khi khả năng ăn uống lại giảm sút. 

Chán ăn là biểu hiện hay gặp ở bệnh nhân ung thư do thay đổi tâm sinh lý, do các chất tiết của khối u, của các tế bào miễn dịch và các cơ quan bị tổn thương trong cơ thể và do những tác dụng không mong muốn của quá trình điều trị. 

Khối u còn gây chèn ép, gây đau, có thể gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, gây buồn nôn, nôn. Những trường hợp phẫu thuật khối u vòm họng, miệng, thực quản, dạ dày, tá tràng, đại trực tràng, hoặc các tuyến tiêu hóa như ung thư gan - mật, tuyến tụy còn làm ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa và hấp thu bình thường của cơ thể.

Suy dinh dưỡng còn do một lượng lớn chất dinh dưỡng bị các tế bào ung thư sử dụng, do tăng cường hoạt động của miễn dịch, do rối loạn chuyển hóa và rối loạn hoạt động của các cơ quan, bộ phận của cơ thể, như hệ thần kinh trung ương, tiêu hóa, nội tiết.
 
Người mắc ung thư nên ăn gì ?
 
Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về chế độ ăn uống vì điều này phụ thuộc vào loại ung thư, giai đoạn của bệnh, phác đồ điều trị và thể trạng của người bệnh. 

Tuy nhiên, nguyên tắc chung là chọn thực phẩm dễ tiêu, hợp khẩu vị, chia nhỏ và ăn thành nhiều bữa nhằm bảo đảm cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể để duy trì được cân nặng và khối cơ bắp. 

Do khả năng tiêu hóa và hấp thu cao hơn vào ban ngày, nên cần tăng lượng ăn vào buổi sáng và trưa, hơn là vào buổi tối. Khẩu phần cần tăng protein so với bình thường, trứng, cá, thịt gà, vịt là những nguồn cung cấp protein tốt cho bệnh nhân ung thư. 

Để bù nước do thay đổi mức chuyển hóa trong cơ thể, cũng như để làm giảm tác dụng phụ của thuốc điều trị ung thư, người bệnh cần uống đủ nước. Trong một số trường hợp, nếu người bệnh hoặc do khối u chèn ép, hoặc do tâm lý... không thể ăn bình thường, có thể áp dụng phương pháp nuôi dưỡng qua ống sông hoặc bằng đường tĩnh mạch. Trong những trường hợp này, vẫn cần bảo đảm cung cấp đủ chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, đường bột, vitamin và muối khoáng.
 
Trong giai đoạn bệnh đã ổn định, chế độ ăn vẫn cần được cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng để bảo đảm nâng cao sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng. 

Cần ăn nhiều hoa quả, nhất là đu đủ, dứa, tỏi, rau xanh. Ngoài ra cũng có thể sử dụng vitamin tổng hợp hoặc chất khoáng hằng ngày với liều nhỏ. Cũng như trong dự phòng và quá trình điều trị ung thư, nên chế biến thực phẩm bằng phương pháp luộc, hấp nhỏ lửa, không dùng các cách chế biến như nướng, hun khói, rán, tẩm ướp đường vào thịt khi chế biến. 

Người mắc ung thư không nên ăn gì?

Hạn chế ăn thịt, nhất là thịt màu đỏ (thịt trâu, bò, ngựa v.v...), thịt nguội và đồ hộp. Cần từ bỏ thói quen uống rượu, bia, cà phê, thuốc lá và tăng cường hoạt động thể lực.

Cũng cần tránh những thực phẩm có khả năng gây đầy hơi như đậu nấu tái, quá nhiều rau bắp cải, gia vị cay như ớt, hạt tiêu. Không bổ sung các chất chống oxy hóa như vitamin A, E, C, Selen dưới dạng thuốc vì các thuốc này thường làm giảm khả năng tiêu diệt tế bào ung thư. Cũng không nên dùng vitamin B12.

Chế độ dinh dưỡng  bệnh nhân ung thư khắc phục một số triệu chứng trong quá trình điều trị

* Mất cảm giác ngon miệng (Chứng chán ăn)
Rất nhiều bệnh nhân mất cảm giác ngon miệng trong quá trình điều trị ung thư. Điều này có thể do sự phát triển của bệnh ung thư hoặc liệu pháp hóa trị bắt buộc gây ra. Nếu hóa trị là nguyên nhân khiến bệnh nhân mất cảm giác ngon miệng, tình trạng này có thể sẽ mất sau khi điều trị.

Mức độ nghiêm trọng của tác dụng phụ này phụ thuộc vào chế độ điều trị cũng như loại ung thư.

Bệnh nhân luôn phải ăn uống đầy đủ trong quá trình điều trị ung thư.

 => Lời khuyên về chế độ ăn khắc phục chứng chán ăn
- Ăn 5- 6 bữa ăn nhỏ và thường xuyên trong ngày
- Tính toán khẩu phần – chọn thực phẩm giàu năng lượng, hàm lượng protein cao
- Ăn bữa sáng chứa ít nhất 1/3 nhu cầu calo của bạn
- Luôn chuẩn bị sẵn bữa ăn nhẹ
- Ăn những đồ ăn có mùi vị hấp dẫn
- Thử những đồ ăn mới, vì đồ ăn bạn thích và không thích có thể thay đổi từng ngày

* Buồn nôn và Ói mửa
Khoảng hơn nửa số bệnh nhân hóa trị sẽ trải qua cảm giác buồn nôn và ói mửa. Thông thường, bác sĩ chuyên khoa ung thư sẽ kê thuốc (chống nôn) để ngăn chặn các triệu chứng này. Bệnh nhân cần phải hiểu rằng ngay cả khi những triệu chứng này giảm, bạn vẫn phải tiếp tục uống các loại thuốc chống nôn để ngăn ngừa tái phát.
=> Lời khuyên về chế độ ăn khắc phục Buồn nôn và Ói mửa
- Ăn trước khi bắt đầu điều trị ung thư
- Ăn đồ ăn khô như bánh quy giòn, bánh mỳ nướng rải rác trong ngày
- Ăn thức ăn nhạt, mềm, dễ tiêu hóa thay vì các bữa ăn khó tiêu
- Uống chất lỏng từ từ và chia làm nhiều lần trong ngày
- Ngồi dậy hoặc nằm ngửa trong một giờ sau khi ăn
- Súc miệng trước và sau khi ăn
- Ngậm đá viên, kẹo bạc hà hoặc kẹo cứng để làm sạch miệng
Cần tránh:
- Đồ ăn cay, nóng,chiên kỹ và nhiều mỡ
- Đồ ăn nhiều đường và quá ngọt
- Món ăn nhiều nước và bữa ăn nhiều món
- Đồ ăn đậm mùi
- Ăn hoặc uống quá nhanh
- Uống đồ uống trong khi ăn
- Nằm sau khi ăn


* Táo bón
Táo bón là một vấn đề phổ biến đối với các bệnh nhân ung thư. Nếu nhu động ruột của bạn có dấu hiệu bất thường, điều này có thể do không uống đủ nước hoặc chế độ ăn thiếu chất xơ, bạn ít hoạt động thể chất hoặc các liệu pháp chống ung thư như hóa trị và uống thuốc gây ra.
=> Lời khuyên về chế độ ăn khắc phục chứng táo bón
- Tăng lượng chất xơ (ví dụ: trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt)
- Uống nhiều nước (ít nhất 8 - 10 cốc)
- Trong một số trường hợp, có thể cải thiện chế độ ăn nghèo chất xơ bằng việc uống nhiều nước lọc hơn
- Tham gia một số hoạt động thể chất nếu được phép

* Tiêu chảy 
Trong quá trình hóa trị, nhu động ruột đôi khi có thể bị ảnh hưởng. Nếu bạn bị tiêu chảy nặng, bác sĩ của bạn có thể kê thuốc chống tiêu chảy cho bạn.
=> Lời khuyên về chế độ ăn khắc phục tiêu chảy
- Ăn canh, súp, đồ uống có chất điện giải, chuối và trái cây đóng hộp để giúp thay thế muối và kali bị mất do tiêu chảy
- Tránh các loại rau họ cải như bông cải xanh, súp lơ và cải bắp
- Uống nhiều chất lỏng, chia làm nhiều lần trong ngày. Chất lỏng có nhiệt độ bằng nhiệt độ trong phòng có thể giúp bệnh nhân uống dễ dàng hơn
- Hạn chế sử dụng các sản phẩm từ sữa cho đến khi vấn đề được giải quyết
- Hạn chế ăn kẹo không đường có thành phần sorbitol
- Uống 1 cốc chất lỏng sau mỗi lần bị tiêu chảy
Tránh:
- Đồ ăn cay, nóng, đồ ăn chiên, béo hoặc nhiều mỡ
- Món tráng miệng giàu dinh dưỡng
- Hạnh nhân, các loại hạt hoặc trái cây sấy khô
- Đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh
- Đồ uống chứa cafêin (cà phê, trà, cola và sô cô la)
- Đồ uống chứa các sản phẩm từ sữa

*Khô miệng
=> Lời khuyên về chế độ ăn khắc phục khô miệng
- Ăn đồ ăn ướt bằng cách thêm nước sốt, nước thịt
- Sử dụng kẹo cao su để kích thích sản xuất nước bọt
- Ăn món tráng miệng đông lạnh hoặc đá viên
- Luôn để nước trong tầm tay để làm ẩm miệng
- Tránh đồ uống và thức ăn chứa nhiều đường
- Sử dụng ống hút để uống   
Cách chăm sóc miệng:
- Thử dung dịch ‘vệ sinh miệng’; pha ½ -1 thìa cà phê muối hoặc natri - hiđrocacbonat với một cốc nước. Làm như vậy 4-5 lần mỗi ngày
- Tránh dùng dung dịch vệ sinh miệng trên thị trường chứa nhiều cồn
* Loét miệng
Vết loét miệng có thể bị nhiễm trùng và chảy máu, khiến bạn khó khăn khi ăn. Bạn có thể ăn dễ dàng hơn bằng cách chọn các đồ ăn nhất định và chăm sóc tốt miệng của mình. 
=> Lời khuyên về chế độ ăn khắc phục loét miệng
  - Ăn đồ ăn mềm, chế độ ăn nhuyễn hoặc lỏng để hạn chế nhai
- Tránh các sản phẩm làm từ cam quýt và cà chua
- Tránh đồ ăn thô, to hoặc khô như bánh quy giòn, bánh mỳ nướng, rau sống. v.v.
- Tránh các đồ ăn có gia vị hoặc muối
- Tránh các đồ ăn có tính axit như dấm, dưa chua, v.v.
- Cố gắng tối đa hóa lượng calo và protein bằng cách bổ sung dinh dưỡng

Những hướng dẫn để nâng cao sức khoẻ tổng quát

- Ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng với lượng calori hạn chế.
 - Duy trì cân nặng của cơ thể khoẻ mạnh.
 - Tập thể dục thường xuyên.
 - Ăn nhiều loại trái cây, rau củ, ngũ cốc và các sản phẩm bơ sữa ít chất béo mỗi ngày.
 - Ít ăn chất béo và tránh axít béo.
 - Thường xuyên chọn những loại trái cây giàu chất xơ, rau củ và ngũ cốc.
 - Ăn ít thức ăn có lượng muối cao. Chọn nhiều thực phẩm chứa nhiều kali (như chuối, rau bina và khoai tây).
- Những ai thích những thức uống có chứa cồn nên uống điều độ  Một số bệnh nhân hoàn toàn không sử dụng thức uống có cồn.
- Giữ cho thực phẩm an toàn khi chế biến, trữ và ăn uống.
 
Có nên dùng thuốc đông y cho người bệnh ung thư không?
 
Có một số thảo dược có tác dụng trong phòng chống ung thư như tỏi ta, dừa cạn, gấc, đu đủ, tam thất, nhân sâm, nấm linh chi v.v... Tuy nhiên cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ điều trị và bác sĩ y học cổ truyền để xác định thời điểm, liều lượng và cách dùng sao cho việc điều trị an toàn và đạt hiệu quả cao nhất.
 
Ngoài ra, chăm sóc tâm lý và điều trị hỗ trợ cũng có vai trò hết sức quan trọng. Thường thì người mắc ung thư và gia đình có thể có những rối loạn tâm lý. Tuy nhiên, quá lo lắng, sợ hãi, buồn phiền không những ảnh hưởng xấu tới quá trình điều trị mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống.
 
Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc!


Sản phẩm KSol có chứa phức hệ NANO EXTRA XFGC gồm Xáo tam phân – Fucoidan sulfate hóa cao – Panax Notoginseng – Curcumin
Giúp bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, giảm nguy cơ mắc ung bướu, giảm tác dụng phụ hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật.

ksol-450.jpg


Bạn đọc phản hồi ( xem ở dưới phần QC ) =>

Bạn đọc phản hồi ( 52 )

Bình luận

- Thuocbietduoc.com.vn cung cấp thông tin về hơn 30.000 loại thuốc theo toa, thuốc không kê đơn. - Các thông tin về thuốc trên Thuocbietduoc.com.vn cho mục đích tham khảo, tra cứu và không dành cho tư vấn y tế, chẩn đoán hoặc điều trị. - Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Thuocbietduoc.com.vn
Thông tin Thuốc và Biệt Dược
- Giấy phép ICP số 235/GP-BC.
© Copyright Thuocbietduoc.com.vn
- Email: contact.thuocbietduoc@gmail.com