Gửi câu hỏi>>

Nguyên nhân gây tăng tiết nước bọt trong khi nói chuyện

Tôi 20 tuổi mà khi nói chuyện , tôi thường có nước bọt trong miệng ,khi đó rất mất tự nhiên. Vậy mong các chuyên gia cho một số lời khuyên và phương pháp điều trị. Cảm ơn rất nhiều
Nguyên nhân gây tăng tiết nước bọt trong khi nói chuyện
Trả lời:
Dịch bài tiết miệng là nước bọt. Nước bọt là sản phẩm bài tiết của các tuyến nước bọt. Tuyến gồm hai loại tế bào: tế bào nước bài tiết nước và enzym tiêu hoá, tế bào nhầy bài tiết nhầy. Tỉ lệ giữa hai loại tế bào thay đổi tuỳ theo từng tuyến mang tai, dưỡi hàm, dưới lưỡi hoặc là tuyến lẻ trong niêm mạc miệng. Nước bọt lấy từ miệng là hỗn hợp của sản phẩm được bài tiết từ các tuyến nước bọt kể trên.

Nước bọt tinh khiết là một chất lỏng trong suốt, không màu, quánh, PH = 6,5. Enzym tiêu hoá chủ yếu của nước bọt là amylase nước bọt, có tác dụng phân giải tinh bột chín thành đường mantosa.

Trong nước bọt có chất nhầy, có tác dụng bảo vệ niêm mạc miệng, làm trơn thức ăn, dễ nuốt. Nước bọt còn có những chất bài tiết theo nước bọt như ngưng kết nguyên của hồng cầu, nhờ đó người ta có thể xác định nhóm hồng cầu bằng nước bọt, trong đó có canxi, có thể kết tủa thành sỏi ống nước bọt.

Nước bọt được tự động bài tiết mỗi khi niêm mạc mạc miệng bị kích thích nhờ phản xạ không điều kiện, nhờ đó khi ta nhai thức ăn, nước bọt được tự động bài tiết. Nước bọt cũng còn bài tiết nhờ các phản xạ có điều kiện do các kích thích thường xuất hiện trong bữa ăn gây ra và là nguyên nhân khiến ta bài tiết mỗi khi nhìn thấy thức ăn ưa thích.


Nước bọt cũng được bài tiết mỗi khi đoạn dưới của thực quản bị kích thích (hóc, viêm, u thực quản), khi phúc mạc bị kích thích (có thai), khi trung tâm nôn bị kích thích. Tất cả những nguyên nhân trên đều thông qua dây thần kinh phó giao cảm mà gây bài tiết. Dùng các thuốc huỷ giao cảm có thể làm cho bài tiết nước bọt giảm đi, gây khô miệng.

Việc bạn tăng tiết nước bọt trong khi nói có lẽ là do sự chuyển động của lưỡi và hàm đã kích thích tuyến nước bọt dưới lưỡi, dưới hàm…và gây tăng tiết nước bọt. Hoặc việc tăng tiết nước bọt này là do những rối loạn thần kinh thần kinh thực vật hoặc cũng có thể có những tổn thương thực thể trong miệng cũng như ống tiêu hoá gây ra. 

Một số nguyên nhân có thể gây tăng tiết nước bọt

Thực phẩm ngọt hoặc nóng

Những đồ ăn ngọt, nóng hoặc cay có thể kích thích tiết nhiều nước bọt.

Tắc ống dẫn tuyến nước bọt mang tai

Tắc ống dẫn tuyến nước bọt mang tai có thể gây tăng tiết nước bọt. Ống này giúp đưa nước bọt từ tuyến mang tai tới miệng. Đôi khi, sỏi có thể hình thành trong ống gây tắc khiến cho nước bọt không thể lưu thông. Ngoài ra, ống dẫn tuyến nước bọt cũng có thể bị tắc do chấn thương gây chảy dãi nhiều.

Viêm tuyến nước bọt

Viêm tuyến nước bọt cũng có thể là nguyên nhân gây tiết nhiều nước bọt.

Con người có 3 tuyến nước bọt chính là tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi. Viêm ở một trong 3 tuyến này có thể dẫn tới tiết nhiều nước bọt

Mọc răng

Chảy dãi ở trẻ em là tình trạng phổ biến và phần lớn phụ huynh không lo lắng trừ khi trẻ bắt đầu tăng tiết nước bọt. Từ 6 tới 8 tháng, trẻ bắt đầu mọc răng sữa. Trong thời gian mọc răng trẻ có thể bị chảy dãi.

Vệ sinh răng miệng kém

Nếu bị tiết nhiều nước bọt, có thể cần kiểm ra lại thói quen vệ sinh răng miệng của mình. Vệ sinh răng miệng kém là một yếu tố góp phần gây tăng tiết nước bọt. Cần chải răng đúng cách, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để vệ sinh răng miệng.

Pellagra

Pellagra là một chứng bệnh do thiếu niacin. Một trong các triệu chứng là tăng tiết nước bọt. Kiểm tra hàm lượng niacin và bổ sung thực phẩm giàu niacin trong chế độ ăn để tránh tình trạng này.

Tốt nhất, bạn nên đi khám răng hàm mặt, tiêu hoá để tìm nguyên nhân khắc phục.

Cảm ơn bạn đã gửi thư đến chuyên mục

Thuốc biệt dược
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ


TAG: tăng tiết nước bọttiết nhiều nước bọttiết nhiều nước bọt khi nói chuyện




Bạn đọc phản hồi ( xem ở dưới phần QC ) =>

Bạn đọc phản hồi ( 37 )

Bình luận

- Thuocbietduoc.com.vn cung cấp thông tin về hơn 30.000 loại thuốc theo toa, thuốc không kê đơn. - Các thông tin về thuốc trên Thuocbietduoc.com.vn cho mục đích tham khảo, tra cứu và không dành cho tư vấn y tế, chẩn đoán hoặc điều trị. - Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Thuocbietduoc.com.vn
Thông tin Thuốc và Biệt Dược
- Giấy phép ICP số 235/GP-BC.
© Copyright Thuocbietduoc.com.vn
- Email: contact.thuocbietduoc@gmail.com