Đau nhức vùng lông mày do nguyên nhân gì
Tôi thường có những đau nhức mắt vùng lông mày. Trước khi phát cơn đau là 2 mắt hoa đi, nhìn xung quanh cứ mờ mờ, nhòe nhòe. Xin cho biết tôi bị bệnh gì và xin cho biết phương pháp điều trị.
Trả lời:
Chúc bạn mau khỏi bệnh.
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ
Nguyên nhân của đau vùng trán trên lông mày
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến đau nhức vùng trán lông mày của một người. Có thể kể đến các nguyên nhân chính như sau:
1. Đau đầu vùng trán lông mày
Đây là nguyên nhân phổ biến, rất thường gặp khiến một người bị đau đầu. Chúng xuất phát từ những cơn co thắt cơ ở phần đầu và cổ của người bệnh. Nguyên nhân xuất hiện hiện tượng này rất đơn giản do bạn ngồi làm việc với máy tính quá lâu, thường xuyên phải chịu các áp lực, căng thẳng đến từ cuộc sống.
Người bị đau đầu vùng trán do căng thẳng thường sẽ có cảm giác như dải khăn quấn quanh trán rất chặt khiến họ bị đau từng cơn. Ban đầu sẽ nhẹ càng ngày càng tăng dần mức độ.
2. Đau đầu vận mạch
Chứng bệnh này sẽ xuất hiện do mạch máu co giãn một cách bất thường đối với những người bị rối loạn nồng độ chất dẫn truyền đến thần kinh serotonin. Những người mắc chứng bệnh này sẽ có những biểu hiện sau đây:
Đau toàn bộ vùng trán và cả thái dương.
Những cơn đau dữ dội và kéo dài không dứt.
Kèm theo các hiện tượng buồn nôn, chóng mặt.
Nếu bạn gặp phải hiện tượng này phải đến bác sĩ để được điều trị kịp thời nếu không sẽ tiến triển nặng dẫn đến việc não bị thiếu oxy và nặng hơn có thể bị tai biến mạch máu não, liệt nửa người và các chi.
3.Rối loạn tiền đình
Đây là căn bệnh phổ biến, thường gặp ở nhiều người. Triệu chứng điển hình của người bệnh là đau nhức đầu vùng trán, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn và nôn khan khi thay đổi tư thế.
Rối loạn tiền đình là căn bệnh phổ biến, thường gặp ở nhiều người, có thể gây đau đầu vùng trán, hoa mắt, chóng mặt
Rối loạn tiền đình là căn bệnh phổ biến, thường gặp ở nhiều người, có thể gây đau đầu vùng trán, hoa mắt, chóng mặt.
4.Viêm dây thần kinh
Thông thường, mỗi loại viêm dây thần kinh khác nhau sẽ có những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, triệu chứng thường gặp là đau đầu nửa trên với cơn đau giật buốt như kim châm.
5.Viêm xoang trán
Vi khuẩn gây viêm xoang là hemophylis và liên cầu. Nguyên nhân mắc bệnh chủ yếu là do sống trong môi trường ô nhiễm, bụi, chăn đệm bị nấm mốc, lông súc vật, thức ăn mất vệ sinh...
Một biến chứng rất hay gặp của viêm xoang là nhiễm trùng lan tỏa, bắt đầu từ mũi đến amidan, họng, viêm thanh quản, viêm phế quản phổi. Bệnh nhân còn bị kèm theo rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy. Người có sức đề kháng kém có thể bị biến chứng trong ổ mắt, gây áp xe hậu nhãn cầu, gây tử vong.
Viêm xoang trán là gì?
Xoang trán gồm 2 khoang nhỏ chứa đầy không khí nằm ngay trên ổ mắt, tương ứng với vị trí vùng lông mày. Bình thường xoang trán tiết ra một ít chất nhầy chảy qua đường mũi. Khi bị viêm hoặc nhiễm trùng, chất nhầy không thoát ra được bít tắc lại trong xoang. Dẫn đến tăng áp lực quanh mắt và trán.
Trong các thể viêm xoang, thì viêm xoang trán hay gặp hơn cả. Đây là một bệnh phổ biến và rất dễ phát sinh. Đặc biệt là vào mùa thu đông khi thời tiết lạnh và khô hanh.
Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm xoang trán là nhiễm virus như virus cúm, á cúm,… Nếu viêm xoang trán cấp tính do virus có thể tự khỏi trong vòng 1 tuần. Ngược lại viêm xoang trán do vi khuẩn ít gặp hơn, có thể cần dùng kháng sinh để điều trị. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác gây viêm xoang trán như dị ứng, polyp mũi, lệch vách ngăn mũi,…
Gọi là viêm xoang trán cấp tính khi các triệu chứng viêm xoang diễn ra dưới 4 tuần. Còn nếu kéo dài trên 12 tuần sẽ trở thành viêm xoang trán mạn tính.
Biểu hiện của viêm xoang trán
Đau nhức quanh mắt vùng lông mày hoặc trán là triệu chứng phổ biến nhất của viêm xoang trán cấp tính. Những cơn đau này đặc trưng được mô tả là đau phía trên ổ mắt, đau nhức dọc 2 bên cung mày.
Có thể đau một bên hoặc 2 bên xoang và theo chu kỳ mỗi ngày. Cơn đau tăng dần từ sáng đến giữa trưa thì đạt mức tối đa. Lúc đó mũi chảy ra nhiều dịch mủ, áp lực trong xoang vơi đi và cơn đau dịu xuống. Đến chiều lại tái diễn cơn đau đó. Đôi khi đau kèm chảy nước mắt, vận động con ngươi mắt cũng đau. Thậm chí cảm giác đau lan ra ngoài bề mặt da. Tình trạng đau nhức này trở nên tồi tệ hơn khi nằm ngửa.
Các dấu hiệu khác của viêm xoang trán bao gồm:
- Chảy nước mũi;
- Ho, đau họng;
- Nghẹt mũi;
- Giảm khứu giác;
- Hơi thở có mùi hôi khó chịu;
- Sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 38,5 độ C;
- Mệt mỏi, đau khắp người.
Các triệu chứng viêm xoang trán có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân. Nếu người bệnh mệt mỏi, sốt, đau nhức mình mẩy kèm đau họng có nhiều khả năng do nhiễm virus. Nghi ngờ viêm xoang do vi khuẩn khi các triệu chứng không cải thiện hoặc nặng hơn sau 10 ngày. Nếu các triệu chứng kéo dài hơn một vài tháng, viêm xoang trán có thể là hậu quả của một bất thường giải phẫu. Chẳng hạn như lệch vách ngăn mũi hoặc polyp mũi.
Biến chứng của Viêm xoang trán
Trong số các loại viêm xoang thì viêm xoang trán dễ dẫn tới biến chứng nội sọ nhất. Các biến chứng nội sọ đó bao gồm viêm màng não, áp xe não, viêm ngoài màng cứng, viêm não và huyết khối tĩnh mạch xoang hang. Khi gặp các biến chứng nội sọ này, người bệnh có thể biểu hiện rối loạn ý thức hoặc có các dấu hiệu thần kinh khu trú. Nếu không được điều trị kịp thời khả năng dẫn tới tử vong hoặc để lại di chứng thần kinh.
Điều trị viêm xoang trán
Mục tiêu của điều trị viêm xoang trán là giảm phù nề hoặc giảm viêm ở mũi xoang, tăng dẫn lưu xoang và giữ cho các xoang được thông. Kết hợp với giới hạn tình trạng nhiễm trùng và điều trị nhiễm trùng nếu có.
Người ta thường dùng các chất làm thông mũi như phenylephrine, alconefrin và corticoid dạng xịt như fluticasone, flonase,… Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp tạm thời. Hơn nữa nếu dùng quá liều có thể có các triệu chứng như hoa mắt, đau đầu, tăng nhịp tim, lo lắng bồn chồn, mất ngủ. Sử dụng thuốc thông mũi kéo dài cũng có thể dẫn đến tình trạng phụ thuộc thuốc.
Song song với đó, rửa mũi xoang cũng là biện pháp rất cần thiết để quá trình điều trị viêm xoang mau đạt hiệu quả. Việc rửa mũi đúng cách sẽ giúp rửa sạch chất nhầy và các chất gây dị ứng, làm người bệnh giảm bớt tình trạng khó chịu.
Các lựa chọn điều trị khác tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh bao gồm:
- Viêm xoang trán cấp tính do nhiễm virus có thể tự khỏi trong vòng 7-10 ngày. Kế hoạch điều trị bao gồm nghỉ ngơi nâng cao thể trạng. Uống nhiều nước và sử dụng thuốc xịt mũi hoặc thuốc thông mũi để cải thiện triệu chứng.
- Nếu tình trạng viêm xoang do vi khuẩn, ngoài các biện pháp điều trị triệu chứng của bệnh, có thể cần sử dụng kháng sinh. Ưu tiên dùng kháng sinh nhóm betalactam hoặc quilonone hô hấp.
- Nếu viêm xoang trán do dị ứng, nên tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Kèm theo đó sử dụng thuốc kháng histamin, liệu pháp miễn dịch hoặc giải mẫn cảm để điều trị.
- Phẫu thuật xoang trán được thực hiện để ngăn ngừa các biến chứng đe dọa đến tính mạng hoặc không đáp ứng với điều trị nội khoa tối đa. Hoặc do các nguyên nhân bất thường giải phẫu như polyp mũi, lệch vách ngăn mũi,… Một số trường hợp viêm xoang trán cấp tính tái phát (ít nhất 3-4 lần/năm) hay do nấm cũng được cân nhắc phẫu thuật để điều trị.
Bên cạnh đó, người bệnh nên tích cực uống nước giúp dịch tiết mũi xoang loãng và chảy ra ngoài được dễ dàng hơn. Một vài biện pháp dân gian như xông hơi mũi xoang có thể cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân có biểu hiện bệnh nặng và kéo dài cần được điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa một cách thích hợp.
Bạn nên đi khám chuyên khoa tai mũi họng để các bác sỹ khám, chẩn đoán và điều trị cho bạn.
Chúc bạn mau khỏi bệnh.
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ
TAG: Viêm xoang tránđau nhức vùng lông mày
- Viêm xoang trán và cách điều trị