Tê chân tay là bệnh gì, cách trị tê chân tay
Tôi hay bị tê chân và tay như khi vắt chân lên nhau khoảng 3-5 phút là bị tê chân. Vậy xin hỏi tôi bị bệnh gì và cách chữa trị tên chân tay thế nào
Trả lời: Có rất nhiều nguyên nhân gây ra các triệu chứng tê chân, tê tay. Tùy theo bệnh mà các triệu chứng này có thể kết hợp với các triệu chứng khác nhau. Một trong các nguyên nhân này như :
- Dinh dưỡng không đủ các sinh tố như B1, B12, Folic acid.
- Bị tổn thương các thần kinh ngoại vi do bệnh tiểu đường.
- Ðôi khi đứng lâu quá, ngồi xổm, ngồi vắt chân lên nhau hay ở một số các tư thế làm máu khó lưu thông, bị ứ đọng, sinh ra các chất a xít, cũng có thể làm chân tay chỗ đó bị tê buốt (chỉ cần tránh giữ lâu ở các tư thế đó là... khỏi bệnh).
Như vậy tê chân tay là dấu hiệu của nhiều chứng bệnh song có khi là dấu hiệu tê sinh lý bình thường.
- Mạch máu và thần kinh bị chèn ép khiến máu khó lưu thông. Nguyên nhân là do ngồi, đứng, ngủ sai tư thế, lao động nặng, ngồi máy tính liên tục, chạy xe nhiều giờ, đứng ngồi xổm một chỗ với một tư thế quá lâu…
- Do bệnh rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, cao mỡ máu, xơ vữa động mạch, béo phì. Khi mắc phải các chứng bệnh này thì một trong các triệu chứng xảy ra là mất dần cảm giác ở các chi, khi bệnh càng nặng tê càng nhiều và có thể teo cơ.
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ
- Dinh dưỡng không đủ các sinh tố như B1, B12, Folic acid.
- Bị tổn thương các thần kinh ngoại vi do bệnh tiểu đường.
- Ðôi khi đứng lâu quá, ngồi xổm, ngồi vắt chân lên nhau hay ở một số các tư thế làm máu khó lưu thông, bị ứ đọng, sinh ra các chất a xít, cũng có thể làm chân tay chỗ đó bị tê buốt (chỉ cần tránh giữ lâu ở các tư thế đó là... khỏi bệnh).
Như vậy tê chân tay là dấu hiệu của nhiều chứng bệnh song có khi là dấu hiệu tê sinh lý bình thường.
Tê chân tay sinh lý
- Mạch máu và thần kinh bị chèn ép khiến máu khó lưu thông. Nguyên nhân là do ngồi, đứng, ngủ sai tư thế, lao động nặng, ngồi máy tính liên tục, chạy xe nhiều giờ, đứng ngồi xổm một chỗ với một tư thế quá lâu…
- Tê chân tay cũng thường xảy ra do ảnh hưởng của thời tiết. Những người có sức đề kháng suy giảm thì khi gặp trời lạnh, gió mạnh sẽ khiến cho khí huyết ngưng trệ gây rối loạn cảm giác.- Cũng có thể tê chân tay là kết quả của tác dụng phụ khi dùng thuốc chứa một trong các thành phần: lithium, nitrofurantoin, cisplatin, hydralazine, amitriptyline, sulfonamides, amiodarone, dapsone, disulfiram, chlaramphenicol.
Tê chân tay bệnh lý
- Do bệnh rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, cao mỡ máu, xơ vữa động mạch, béo phì. Khi mắc phải các chứng bệnh này thì một trong các triệu chứng xảy ra là mất dần cảm giác ở các chi, khi bệnh càng nặng tê càng nhiều và có thể teo cơ.
- Tê chân tay cũng có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu sinh tố B1, B12, acid folic, calci, kali…Trường hợp này thường gặp ở người gầy yếu, thể lực suy kém, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em kém ăn.
- Thần kinh ở ống cổ tay bị chèn ép, đau cột sống, viêm khớp…dẫn đến rối loạn, tê liệt dây thần kinh cảm giác.
- Bệnh nhiễm độc thạch tín, thủy ngân và gây viêm thần kinh do uống rượu, sử dụng ma túy, nhiễm trùng mạn tính.
Điều trị bệnh tê chân tay
Triệu chứng tê chân tay thường xuất hiện từ đầu ngón ở các chi với cảm giác tê rần như bị châm trích. Cảm giác tê tăng dần, lan dần bàn tay, cổ tay, cánh tay và tương tự ở chi dưới.Nếu là tê chân tay sinh lý… thì bạn nên vận động nhẹ nhàng chân tay, xoa bóp thư giãn các chi, vùng vẩy tay chân, đi lại xung quanh. Nên chú ý các thành phần của các loại thuốc mình đang dùng.
Triệu chứng tê bì này kéo dài, thường xuyên xảy ra và tiến triển nặng hơn thì nên được khám để điều trị các bệnh lý làm tê tay chân để tránh hiện tượng teo cơ, hậu bại dẫn tới liệt.
Bên cạnh đó, chế độ ăn cần được bổ sung đầy đủ vi khoáng chất như: đậu tương, đậu xanh, lạc vừng, rau diếp, lòng đỏ trứng…
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ